Triều Tiên dọa đánh chìm tàu sân bay Mỹ
Ngày 11-10, CHDCND Triều Tiên đe dọa sẽ đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, trong bối cảnh nước này lên án cuộc tập trận hải quân chung giữa ba nước Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ
Lời cảnh báo trên được đưa ra một ngày sau khi Mỹ cùng Hàn Quốc và Nhật tổ chức cuộc tập trận hải quân kéo dài hai ngày ngoài khơi bờ biển phía nam bán đảo Triều Tiên. Tham gia cuộc tập trận này có tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington, các tàu khu trục tên lửa, trực thăng săn tàu ngầm và máy bay cảnh báo sớm.
“Cuộc tập trận cho thấy, liên minh quân sự Mỹ-Nhật-Hàn đã phát triển thành một liên minh chiến tranh hạt nhân”, Ủy ban Tái thống nhất hòa bình của CHDCND Triều Tiên tuyên bố, đồng thời cảnh báo “nếu ba nước trên mở cuộc tấn công, các lực lượng vũ trang Triều Tiên sẽ mở cuộc phản công chôn vùi kẻ gây hấn và dìm tàu sân bay của họ xuống đáy biển”. Bình Nhưỡng cũng đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết, đây là cuộc tập trận phối hợp tìm kiếm, cứu nạn nhằm tăng cường khả năng đối phó với các thảm họa nhân đạo.
Video đang HOT
Theo ANTD
Mỹ, Nhật 'làm mới' thỏa thuận liên minh quân sự
Ngày 3.10, các quan chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ, Nhật đã cùng bàn thảo về việc 'làm mới' thỏa thuận liên minh quân sự giữa hai nước, nhằm đối phó với những mối đe dọa trong khu vực.
Các quan chức Mỹ, Nhật trong cuộc gặp tại thủ đô Tokyo của Nhật ngày 3.10 -Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera ngày 3.10 đã thảo luận, xem xét lại thỏa thuận liên minh quân sự Mỹ-Nhật, từng được sửa đổi hồi năm 1997, theo AFP.
"Thỏa thuận liên minh quân sự, được chúng tôi xem là thỏa thuận quan trọng nhất của Mỹ trong khu vực, đã không được cập nhật, sửa đổi kể từ năm 1997", ông Kerry phát biểu trong cuộc họp "2 2".
"Nhiều thứ đã thay đổi trong 16 năm qua. Đã xuất hiện nhiều mối đe dọa khác nhau đối với nền an ninh khu vực, vì thế chúng tôi nhận thấy thỏa thuận liên minh quân sự song phương này vẫn là thành tố sống còn trong chiến lược an ninh của hai nước", theo ông Kerry.
Cuộc họp "2 2" diễn ra giữa lúc Tokyo muốn tái khẳng định vị thế trên vũ đài chính trị thế giới, với việc Thủ tướng NhậtShinzo Abe kêu gọi tăng cường sức mạnh quân đội Nhật nhằm ứng phó với môi trường an ninh đang thay đổi.
Theo AFP, hai mối đe dọa lớn nhất đối với Nhật Bản là Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Nhật Bản quan ngại về những động thái "nguy hiểm" của Trung Quốc xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Còn Triều Tiên thì nhiều lần đe dọa tấn công hạt nhân Mỹ và các nước đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera ngày 3.10 cho biết: "Chúng tôi quan ngại về những mối đe dọa từ Triều Tiên... Và sự thật là nhiều quốc gia châu Á có quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, chủ yếu là do tranh chấp biển đảo".
Ông Onodera khẳng định: "Sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á đóng một vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và đảm bảo an ninh khu vực".
Các quan chức hai nước cũng thảo luận về việc hợp tác tăng cường an ninh, ứng phó với những mối đe dọa tấn công mạng. Một trong những mối lo ngại chính của Washington là tin tặc Trung Quốc
Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về việc di dời căn cứ quân sự Mỹ trên quần đảo Okinawa của Nhật Bản.
Tokyo và Washington hồi năm 2012 đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Nhật Bản sẽ chi 2,8 tỉ USD (trong tổng số 8,6 tỉ USD) đóng góp vào kinh phí di chuyển 9.000 thủy quân lục chiến Mỹ cùng gia đình họ từ Okinawa sang đảo Guam (Mỹ) ở tây Thái Bình Dương và một số nơi khác trên thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Onodera nhận định rằng: "Đây là lần đầu tiên cuộc họp "2 2" được tổ chức tại Tokyo. Tôi nghĩ rằng sự kiện này đưa ra một thông điệp cho khu vực Đông Á thấy rằng liên minh Nhật - Mỹ đang hoạt động tốt".
Theo TNO
Xu hướng mới: Đối tác chiến lược thay cho liên minh quân sự Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" với nhiều quốc gia trên thế giới. Thanh Niên Online xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Trần Việt Thái, Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại...