Triều Tiên doạ chọc mù thiết bị của Mỹ và Hàn Quốc
Quan đội của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục đe doạ sẽ bắn các thiết bị chiếu sáng của Mỹ và Hàn Quốc vì cho rằng đó là hành động làm tổn hại thần kinh của lính Triều Tiên.
Binh sĩ Hàn Quốc theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 27.8 đã đe dọa có thể bắn các thiết bị chiếu sáng được các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc sử dụng tại làng đỉnh chiến Panmunjom bên trong khu phi quân sự, nơi chia tách hai miền trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một tuyên bố, Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã cáo buộc các binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc có “những hành động khiêu khích cố ý” bằng cách chiếu sáng vào những trạm gác của Triều Tiên ở Panmunjom kể từ tối 26.8.
“Đèn pha hướng vào các trạm gác của Triều Tiên là hành động không thể chấp nhận được. Đó là hành động khiêu khích, thong qua đó làm ảnh hưởng đến thần tinh thần, thần kinh của người lính Triều Tiên”, tuyên bố cho biết.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận về tuyên bố nói trên của Triều Tiên.
Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng hồi tháng 7 và 8. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí sẽ có “các biện pháp đáng kể” nhằm phản ứng với hàng loạt vụ phóng tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng.Hội đồng gồm 15 thành viên này đã đưa ra lời chỉ trích mạnh mẽ trên trong một tuyên bố được tất cả tán thành, cũng được cả Trung Quốc, một đồng minh chủ chốt của Triều Tiên, ủng hộ.
Trong một diễn biến liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, ông Song Dae-sung, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Kunkuk ở Seoul, và là tác giả của cuốn sách “Let’s Have Nuclear Power”, đưa ra những lập luận ủng hộ Hàn Quốc trang bị vũ khí hạt nhân. Ông nói: “Nếu Triều Tiên trở thành một nước trang bị vũ khí hạt nhân trong khi đối thủ của họ không có khả năng hạt nhân, thì nước không có vũ khí hạt nhân sẽ trở thành nô lệ hay con tin của nước có vũ khí hạt nhân. Đấy là nguyên tắc cơ bản của chính trị quốc tế”.
Nghị sĩ Won Yoo-chul, một lãnh đạo của đảng Saenuri cầm quyền, cũng ủng hộ giải pháp Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ông Won đã thành lập một nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban quốc phòng của quốc hội để thẩm định những rủi ro và lợi ích của giải pháp Hàn Quốc theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình. Ông Won từng tuyên bố “cách răn đe hiệu quả nhất để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân là có vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ”.Những người ủng hộ giải pháp Seoul có vũ khí hạt nhân lập luận rằng các biện pháp, chế tài áp dụng đối với Triều Tiên về vụ thử hạt nhân lần thứ 4 của họ và vụ phóng tên lửa tầm xa gần đây nhất, cho tới nay đã không răn đe được Bình Nhưỡng.
Theo Danviet
Cấp cao Mỹ-Trung: Vẫn bế tắc về vấn đề Biển Đông
Tuy đồng thuận về việc chấp hành các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, nhưng Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục bế tắc về vấn đề Biển Đông.
Phát biểu với báo chí ngày 8/6 tại Bắc Kinh vào lúc kết thúc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 8, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói "Cả hai nước (Mỹ và Trung Quốc) đều không chấp nhận Bắc Triều Tiên là một nước có vũ khí hạt nhân". Ông cho biết Mỹ và Trung Quốc đồng ý "chấp hành đầy đủ" nghị quyết trừng phạt mới mà Liên Hợp Quốc thông qua đầu năm nay để đáp lại vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bình Nhưỡng.
Theo VOA, Trung Quốc - đồng minh chính và là nước trợ giúp nhiều nhất cho CHDCND Triều Tiên - ủng hộ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng nghiêm ngặt hơn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh. Ảnh SCMP
Trong khi đó, ông Kerry kêu gọi tất cả các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông "tự kiềm chế" và giải quyết bất đồng thông qua con đường ngoại giao.
Ông Kerry cho biết ông và Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tái khẳng định cam kết của hai chính phủ là tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Trong phát biểu bế mạc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung lần thứ 8 ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng nói rằng thời đại phức tạp mà chúng ta đang sống đòi hỏi hợp tác và cộng tác, chứ không phải xung đột và bất hòa.
Ông Kerry cho rằng cần có một mô thức mới của quan hệ đối tác và hai nước Mỹ-Trung sẽ tiếp tục thực hiện những cuộc thảo luận chặt chẽ, thẳng thắn và có tính chất xây dựng.
Nhà phân tích Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết quan hệ Mỹ-Trung vẫn tiếp tục căng thẳng vì những vấn đề thương mại và chiến lược.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
LHQ chỉ trích Donald Trump vì ý tưởng hủy thỏa thuận Paris Liên Hợp Quốc hôm qua chỉ trích Donald Trump sau khi ông tuyên bố sẽ hủy thỏa thuận khí hậu Paris nếu trở thành tổng thống Mỹ. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ảnh: Reuters. "Thỏa thuận Paris là một trong những thành tựu quan trọng mà các lãnh đạo trên thế giới đạt được trong cuộc chiến quan trọng nhằm...