Triều Tiên “độ” vận tải cơ đem đi duyệt binh?
Triều Tiên có thể đã sơn phết lại máy bay chở hàng để biến thành máy bay vận tải quân sự đem đi tham gia duyệt binh.
Hồi tháng 6, lần đầu tiên Triều Tiên trình làng 3 phiên bản máy bay vận tải quân sự với lớp sơn mới, tuy nhiên một bức ảnh do NK News đưa ra gần đây cho thấy đây chỉ là những chiếc máy bay chở hàng IL-76 của hãng Air Koryo được sơn phết lại “như thật”.
Những chiếc máy bay sơn màu rằn ri này đã tham gia cuộc duyệt binh nhân “ Ngày Chiến thắng” của Triều Tiên, tuy nhiên số lượng và mẫu máy bay này đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về nguồn gốc của chúng.
IL-76 sơn màu quân sự đậu tại sân bay Sunan
Một nhân vật thạo tin trong giới hàng không Triều Tiên cho biết nhiều khả năng những máy bay này không phải là “hàng mới tậu” của Triều Tiên mà nước này chỉ đơn giản là phủ lên những chiếc máy bay chở hàng dân sự một lớp sơn ngụy trang quân sự để tham gia duyệt binh.
Nguồn tin này cho biết: “Nhiều khả năng họ đã sử dụng loại sơn nước thường được dùng trong ngành điện ảnh” để sơn phết cho những máy bay này. Đây là loại sơn có thể dễ dàng tẩy rửa sau khi sử dụng xong.
Hiện Triều Tiên đang sở hữu 3 chiếc máy bay vận tải dân sự IL-76 và do hãng hàng không nhà nước Air Koryo sử dụng chứ không phải không quân.
Lý giải về điều này, chuyên gia Lawrence Dermody cho biết: “Nếu không quân sử dụng 3 máy bay IL-76 này thì việc xin phép bay qua không phận và hạ cánh ở sân bay nước ngoài sẽ phức tạp hơn nhiều so với máy bay dân sự.”
Video đang HOT
So sánh giữa máy bay IL-76 “quân sự” với máy bay chở hàng của Air Koryo
Một bức ảnh được chụp hôm Chủ nhật tuần trước tại sân bay Sunan ở Bình Nhưỡng cho thấy 2 chiếc máy bay tương tự như những máy bay đã tham gia duyệt binh hồi tháng 6, chỉ khác ở màu sơn. Điều này cho thấy lớp sơn ngụy trang có thể đã được tẩy rửa trong vòng 1 tháng.
Trước đó, một bức ảnh được chụp hôm 26/6 và được một chuyên gia nghiên cứu máy bay Nga đưa lên mạng cho thấy một chiếc IL-76 sơn màu quân sự đang đậu tại sân bay này và có thể đang được sơn hoàn thiện hoặc sửa chữa. Ngày 26/6 là thời điểm 1 tháng trước lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Triều Tiên.
IL-76 màu rằn ri tham gia lễ duyệt binh của Triều Tiên
Từ lâu Triều Tiên đã có truyền thống “khoe” các loại khí tài quân sự tối tân trong các cuộc diễu binh thường niên với mục đích trình làng các công nghệ hoặc vũ khí mới. Tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng đôi khi họ cũng giới thiệu những khí tài giả nhằm đánh lừa tình báo nước ngoài.
Hiện người ta cũng đang đặt nghi vấn rằng những “ba lô hạt nhân” được trình diễn trong lễ duyệt binh gần đây cũng là một sản phẩm của công nghệ “làm giả” của Triều Tiên.
Theo NKNews
Philippines muốn dùng vũ khí Mỹ để bảo vệ lãnh hải
Manila hôm nay cho biết sẽ yêu cầu được sử dụng nhiều hơn các thiết bị quân sự Mỹ để bảo vệ lãnh hải, khi cuộc đàm phán về việc mở rộng một hiệp ước phòng thủ sẽ diễn ra trong tuần này.
Philippines đón tàu chiến BRP Ramon Alcaraz hôm 6/8. Đây là chiến hạm Philippines mua lại từ Mỹ. Ảnh: AFP
Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario cho biết hai đồng minh truyền thống đã nhất trí về mặt nguyên tắc để cho phép một sự hiện diện lớn hơn của quân đội Mỹ tại quốc đảo Đông Nam Á.
Ông Del Rosarido cho hay cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ tập trung vào các quy tắc đối với sự hiện diện quân sự lớn hơn, và Philippines muốn đảm bảo thỏa thuận sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ của nước này.
"Chúng tôi sẵn sàng sử dụng mọi nguồn lực, nhằm kêu gọi mọi liên minh, để làm điều cần thiết, để bảo vệ những gì của chúng tôi, để bảo vệ đất nước và giữ an toàn cho người dân", AFP dẫn lời ngoại trưởng Philippines.
Philippines vốn đang tìm kiếm sự trợ giúp quân sự lớn hơn từ Mỹ, trong bối cảnh có tranh chấp chủ quyền ngày một gay gắt với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi Mỹ luôn khẳng định không đứng về bên nào trong tranh chấp nói trên, Washington đang theo đuổi việc tái xây dựng ảnh hưởng quân sự tại Philippines như một phần trong chiến lược chuyển dịch sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Hàng chục nghìn lính Mỹ từng đóng tại hai căn cứ ở phía bắc thủ đô Manila của Philippines, nhưng họ đã bị buộc phải rời đi vào năm 1992 sau khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu về việc chấm dứt các hợp đồng thuê căn cứ trong bối cảnh không khí chống Mỹ lên cao ở quốc đảo.
Một thỏa thuận mới có hiệu lực vào năm 1999 đã cho phép binh sĩ Mỹ trở lại Philippines trong các cuộc tập trận chung, và hàng nghìn lính Mỹ vẫn thường xuyên có mặt khắp Philippines để tham gia các hoạt động diễn tập quân sự.
Các lực lượng đặc nhiệm Mỹ vẫn xoay tua hiện diện tại miền nam Philippines từ năm 2002, nhằm giúp lính bản địa chống lại các phiến quân có liên hệ với mạng khủng bố Al-Qaeda. Số đặc nhiệm Mỹ xuất hiện tại đây được cho là có lúc lên tới 600 người.
Giới chức Philippines mới đây cho hay thỏa thuận mới giữa hai nước sẽ mở đường cho nhiều cuộc tập trận chung hơn nữa.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, Pio Lorenzo Batino hôm nay cho biết cuộc đàm phán mới sẽ hướng tới việc cho phép "tái bố trí" các thiết bị quân sự Mỹ tại những căn cứ của Philippines.
Để đổi lại, Batino cho hay Philippines muốn sử dụng các thiết bị này để bảo vệ lãnh hải, dù ông không đề cập cụ thể tới tranh chấp với Trung Quốc.
"Chúng tôi tin rằng những thiết bị quân sự Mỹ, mà chúng tôi sẽ đồng ý cho triển khai tạm thời, có thể bổ sung năng lực thực thi các chức năng ở những khu vực trọng yếu của an ninh hàng hải, nhận thức phạm vi hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo, thảm họa", Batino nói.
"Chúng tôi sẽ yêu cầu điều đó", thứ trưởng quốc phòng Philippines nói, khi được hỏi liệu nước này có muốn sử dụng các khí tài quân sự Mỹ.
Cuộc đàm phán Mỹ - Philippines sẽ bắt đầu tại Manila vào này 14/8. Các quan chức Philippines khẳng định họ muốn hoàn tất thỏa thuận trong năm nay.
Hà Giang
Theo VNE
Chốt giá 15 ngàn USD phỏng vấn Kim Jong-un Một nữ tiến sĩ có ảnh hưởng lớn ở Triều Tiên đã đưa ra đề xuất 15.000 USD cho các nhà báo tới thăm Triều Tiên và phỏng vấn Kim Jong-un Mới đây, tiến sỹ Chayon &'Susan' Kim, một phụ nữ Mỹ gốc Triều Tiên có ảnh hưởng lớn đã đưa ra đề xuất về chuyến đi kéo dài 17 ngày tới Triều...