Triều Tiên điều tra công dân Nhật mất tích
CHDCND Triều Tiên đã đồng ý mở lại cuộc điều tra về số phận của các công dân Nhật bị bắt cóc cách đây nhiều thập niên, theo thông báo của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào hôm qua.
Ảnh minh họa
Đổi lại, Tokyo đã đồng ý nới lỏng một số lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên và sẽ xem xét viện trợ nhân đạo cho Bình Nhưỡng, tùy thuộc vào tiến độ điều tra. Thông báo được đưa ra sau 3 ngày đàm phán tại Thụy Điển, theo AFP.
Video đang HOT
Đây là diễn biến mang tính đột phá trong cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm giữa hai quốc gia. Tokyo vốn tố cáo Bình Nhưỡng bắt cóc nhiều công dân Nhật trong thập niên 1970 và 1980 để sử dụng vào mục đích huấn luyện ngôn ngữ và văn hóa Nhật cho các điệp viên của họ.
Triều Tiên từng thừa nhận bắt cóc 13 người Nhật và đã trao trả 5 người trong số đó vào năm 2002. 8 người còn lại được thông báo là đã chết, song cho đến nay Nhật vẫn không tin vào khẳng định của Bình Nhưỡng.
Theo TNO
An ninh biển phủ bóng Đối thoại Shangri-La
Diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương khai mạc tối nay tại Singapore được tin sẽ "nóng hầm hập" bởi tình hình căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters
Lần đầu tiên có bài phát biểu quan trọng khai mạc diễn đàn có tên gọi Đối thoại Shangri-La (SLD), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có những lời lẽ cứng rắn gửi đến phái đoàn của Bắc Kinh do bà Phó Doanh, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, dẫn đầu. Tờ Sankei Shimbun ngày 29.5 cho hay ông Abe sẽ tuyên bố Nhật và đồng minh Mỹ "sẵn sàng cùng nhau tăng cường hợp tác quân sự với ASEAN", tổ chức cách đây gần 3 tuần đã đưa ra tuyên bố chung bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" trước những hành động nguy hiểm mới nhất của Trung Quốc ở biển Đông.
Giới phân tích nhận định việc Trung Quốc đơn phương lập ra Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông hồi tháng 11.2013 cùng hành động liên tục đưa tàu và máy bay áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang quản lý khiến Thủ tướng Abe đã có những động thái chuẩn bị quân sự có phần gấp rút. Tại diễn đàn này, ông Abe nhiều khả năng sẽ "tuyên bố trước thế giới tham vọng đóng vai trò chủ động hơn ở châu Á dựa vào sức mạnh liên minh Nhật - Mỹ", hãng tin AFP trích lời Giáo sư khoa học chính trị Koichi Nakano của Đại học Sophia tại Tokyo.
Bên cạnh đó, diễn biến mới nhất trên biển Đông là việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) khỏi vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đồng thời đâm chìm tàu cá với 10 ngư dân của Việt Nam trên biển Đông khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan ngại.
Trả lời phỏng vấn báo The Wall Street Journal mới đây, ông Abe gọi việc Trung Quốc "đơn phương tiến hành hoạt động khoan dầu" trong vùng biển Việt Nam "đã làm tăng thêm căng thẳng". "Chúng ta không thể chấp nhận việc thay đổi hiện trạng trên biển bằng cách dùng vũ lực hay cưỡng bức". Vậy nên, Kyodo News cho hay, ông Abe "sẽ yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp" trong tư thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò quan trọng trong khu vực nhưng lại tỏ ra hung hăng trong quan hệ với láng giềng.
Về phía Bắc Kinh, thay cho một quan chức quân sự cấp cao, sự tham gia trong vai trò trưởng đoàn của bà Phó Doanh, từng là một thứ trưởng ngoại giao được cho là "khó tính" tại SLD lần thứ 13 này được giới quan sát đánh giá là để "đối đáp" với vị thủ tướng cứng rắn đến từ Tokyo. "SLD lần này sẽ hấp dẫn đây", một nhà báo châu Âu theo dõi SLD nhiều năm nói với Thanh Niên.
Đoàn cán bộ quốc phòng và ngoại giao của Việt Nam gồm 20 người do Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh dẫn đầu sẽ đến Singapore vào trưa nay, một cán bộ quốc phòng cho Thanh Niên biết. Theo kế hoạch, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu quan trọng vào phiên họp toàn thể sáng 31.5 với chủ đề "Kiểm soát các căng thẳng chiến lược". Được biết, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cũng có mặt trong đoàn công tác lần này.
Cho tới cuối ngày hôm qua, nhà tổ chức SLD là Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh) vẫn chưa chốt được danh sách đại biểu, đặc biệt là trưởng đoàn của các nước tham dự cũng như danh sách các diễn giả cho 5 phiên họp toàn thể và 5 phiên họp đặc biệt. Một tùy viên quốc phòng châu Âu cho biết, biến động chính trị và thay đổi nhân sự ở một số quốc gia khiến việc cử người dự SLD đến ngày cuối cùng vẫn chưa được quyết định.
Theo TNO
Bước chuyển quan trọng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lại một lần nữa khẳng định chủ ý tăng cường vai trò chính trị an ninh và quân sự ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ với ý tưởng về phòng vệ tập thể. Ảnh minh họa Điều 51 của Hiến chương LHQ quy định cụ thể về quyền phòng vệ cá nhân và phòng vệ tập thể....