Triều Tiên diệt mèo và chim bồ câu ở biên giới để ngăn dịch COVID-19
Giới chức Triều Tiên đã yêu cầu tiêu huỷ mèo và chim bồ câu ở các khu vực biên giới do lo ngại đại dịch COVID-19 lây lan vào nước này.
Triều Tiên tiêu huỷ mèo và chim bồ câu ở biên giới để ngăn dịch COVID-19. Ảnh: AP
Đài Sputnik (Nga) dẫn nguồn trang Daily NK đưa tin Triều Tiên đã đưa ra nhiều biện pháp khác nhau để ngặn chặn dịch COVID-19, bao gồm lệnh tiêu huỷ mèo hoang và chim bồ câu vượt qua khu vực biên giới từ Trung Quốc vào nước này. Giới chức tin rằng những con vật này có thể mang mầm bệnh từ nước láng giềng vào Triều Tiên.
Nguồn tin cũng tiết lộ một gia đình ở huyện Songhu, thành phố Hyesan, gần đây đã bị đưa vào cơ sở cách ly vì bí mật nuôi một con mèo hoang trong nhà của họ.
“Gia đình bị phạt 20 ngày cách ly vì nuôi mèo trái phép, bất chấp lệnh không được làm như vậy ở khu vực biên giới Trung Quốc – Triều Tiên”, nguồn tin tiết lộ.
Theo nguồn tin, gia đình này ban đầu khai với chính quyền rằng con mèo của họ đã chết, khi giới chức đến kiểm tra xem họ có nuôi mèo trong nhà hay không. Tuy nhiên, con mèo sau đó được phát hiện gần biên giới Trung Quốc và gia đình này đã bị cách ly, trong khi chính quyền đã mang con mèo đi.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 11/5 cho biết đến nay Triều Tiên đã tiến hành xét nghiệm COVID-19 gần 26.000 người và không phát hiện ca dương tính nào. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về điều này.
Bình Nhưỡng cũng tuyên bố Triều Tiên vẫn “sạch bóng” virus SARS-CoV-2, không có trường hợp nào được xác nhận kể từ khi đại dịch toàn cầu bùng phát, trong khi chính quyền đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào nước này.
Triều Tiên cũng đã thắt chặt các nỗ lực chống dịch COVID-19 ở khu vực biên giới liên Triều phía Đông. Trước đó, hôm 6/5, tờ Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã cảnh báo người dân Triều Tiên đề phòng những “vật thể lạ” bay lơ lửng trong không khí, được cho là các tờ rơi chống Bình Nhưỡng, cho rằng chúng có thể mang theo virus SARS-CoV-2.
Thỏa thuận mới về tên lửa có thể khiến Hàn Quốc lún sâu vào đối đầu Mỹ-Trung
Mỹ đã bật đèn xanh để Hàn Quốc phát triển tên lửa mang tầm vượt xa bán đảo Triều Tiên. Các nhà phân tích cho rằng đây là động thái kéo Hàn Quốc lún sâu hơn vào cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tên lửa Hyunmoo II của Hàn Quốc. Ảnh: AP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin sau hội nghị thượng đỉnh ngày 21/5 tại Nhà Trắng cùng người đồng cấp Mỹ Joe Biden, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố về việc "kết thúc nguyên tắc tên lửa" vốn hạn chế năng lực phát triển tên lửa của Seoul trong nhiều thập niên.
Ông Cheong Seong-chang tại Viện Nghiên cứu Sejong (Hàn Quốc) đánh giá diễn biến này là thành tựu của cuộc gặp giữa Tổng thống Moon Jae-in và ông Biden. Tuy nhiên, ông Cheong Seong-chang cũng bày tỏ tiếc nuối rằng hai nhà lãnh đạo chưa thống nhất về những bước đi chắc chắn liên quan đến khôi phục đối thoại với Triều Tiên.
Tổng thống Moon Jae-in miêu tả diễn biến mới này là "bước đi biểu tượng và quan trọng cho thấy sự gắn kết của mối quan hệ đồng minh". Trước đó, vào đầu năm nay, Mỹ và Hàn Quốc đã đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí liên quan đến 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc trong năm 1979 chấp thuận hạn chế tầm bắn của tên lửa đạn đạo nước này chỉ còn 180km với lượng chất nổ tối đa 500kg, đổi lại Seoul được phép sử dụng công nghệ của Washington.
Trước rủi ro từ mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đã nới lỏng hạn chế về tên lửa 4 lần kể từ năm 2001. Đến năm 2012, hai quốc gia thống nhất nới rộng tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hàn Quốc lên 800km, đặt toàn bộ Triều Tiên nằm trong tầm hoạt động.
Ông Yang Uk tại Diễn đàn An ninh và Quốc phòng Hàn Quốc nhận định việc gỡ bỏ nguyên tắc tên lửa đồng nghĩa với việc Hàn Quốc được tự do phát triển và sở hữu bất cứ loại tên lửa đạn đạo nào, bao gồm cả tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo tầm trung với phạm vi hoạt động trong khoảng 1.000km.
Hàn Quốc trong năm 2020 đã tự hào phô trương tên lửa đạn đạo Hyunmoo-4, một trong những vũ khí có đầu đạn nặng nhất thế giới. Tên lửa này có phạm vi hoạt động 800km và đầu đạn lên tới 2 tấn.
Giáo sư Park Won-gon tại Đại học Phụ nữ Ewha nhấn mạnh đến thực tế Bắc Kinh chỉ cách Seoul 950km.
Ông Park Won-gon phân tích: "Việc loại bỏ nguyên tắc tên lửa Hàn Quốc phù hợp với kế hoạch của Mỹ trong việc khuyến khích đồng minh phát triển năng lực tên lửa nhằm thiết lập mạng lưới tên lửa tại vùng châu Á-Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc".
Ông Park Won-gon nhận thấy phản ứng của Trung Quốc về diễn biến mới là không quá mạnh mẽ bởi Bắc Kinh tránh viễn cảnh gây sức ép với Seoul do điều này có thể khiến Hàn Quốc xích lại gần Mỹ hơn bao giờ hết. Trung Quốc từng khiến nhiều người Hàn Quốc bất bình khi áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Seoul năm 2017. Khi đó, Hàn Quốc đã đồng ý triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
Giáo sư Kim Heung-kyu tại Đại học Ajou (Hàn Quốc) cảnh báo việc gỡ bỏ nguyên tắc tên lửa có thể khiến mối quan hệ Bắc Kinh-Seoul có vết hằn. Ông nói: "Chúng ta có thể lún sâu hơn vào căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Đạt được cân bằng là nhiệm vụ khá nặng nề".
Ông Yang Uk cũng cho biết Hàn Quốc còn phát triển tên lửa đạn đạo di động khó đánh chặn trong năm 2011-2012 và gần đây nước này cũng gặt hái thành công trong phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ được trang bị cho tàu ngầm lớp Jangbogo-III tải trọng 3.000 tấn.
Tổng thống Moon Jae-in trong tháng 1 cam kết phát triển liên minh truyền thống với Mỹ nhưng ông cũng nhấn mạnh về tính cần thiết của việc hợp tác với các quốc gia láng giềng. Tổng thống Moon Jae-in gọi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Ông cũng nhấn mạnh Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 30 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao trong năm 2022 và cần "xây dựng nền tảng hướng tới phát triển quan hệ với Bắc Kinh".
Biden: Không để quốc tế công nhận Kim Jong-un Biden bác cách tiếp cận Triều Tiên của Trump và tuyên bố không để Kim Jong-un được quốc tế công nhận hợp pháp như mong muốn của lãnh đạo này. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ở Nhà Trắng hôm 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden viện dẫn các cuộc gặp của người tiền nhiệm...