Triều Tiên đề nghị “đóng băng” hạt nhân – Phép thử lớn cho ông Trump
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối cùng đã phá vỡ im lặng về những điều mà ông dự định mang tới bàn đàm phán với hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, sự nhượng bộ bất ngờ của Bình Nhưỡng về chương trình hạt nhân cũng có thể là một phép thử lớn với Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: ABC News)
Trong phiên họp toàn thể Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên ngày 20/4, ông Kim Jong-un cho biết: “Từ ngày 21/4, Triều Tiên sẽ dừng các vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Triều Tiên sẽ đóng cửa một khu thử nghiệm hạt nhân ở phía bắc để đảm bảo sự minh bạch của việc dừng thử hạt nhân”.
Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên sau đó cũng thông qua một nghị quyết nói rằng, Triều Tiên cam kết sẽ là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm, không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi xuất hiện các mối đe dọa hay các hành động khiêu khích hạt nhân. Mặc dù vậy, nghị quyết cũng nhấn mạnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn hướng trọng tâm sang phát triển kinh tế.
Nhiều thập niên qua, Triều Tiên tuyên bố rằng sẽ theo đuổi chương trình hạt nhân bằng mọi giá trừ khi Mỹ đưa ra cam kết an ninh với Bình Nhưỡng và rút gần 30.000 binh sĩ khỏi bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump khẳng định, việc ông Kim chấp thuận đàm phán cho thấy các biện pháp trừng phạt của Mỹ có tác dụng, đồng thời nhấn mạnh trừng phạt vẫn được duy trì cho tới khi Triều Tiên chịu thỏa thuận. Vấn đề là Triều Tiên sẽ sẵn lòng chấp nhận kiểu thỏa thuận như thế nào? Câu hỏi tương tự cũng được đặt ra cho ông Trump.
Bình luận về tuyên bố mới nhất của ông Kim, giới quan sát cho rằng, đây có thể là thông điệp ngầm khẳng định rằng Triều Tiên hiện đã là một quốc gia hạt nhân, Mỹ nên chấp nhận điều đó và hành xử ngang tầm.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đây có thể là một “ván bài mở” của ông Kim và rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể sẵn sàng đưa ra thêm các nhượng bộ khác khi các cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ và Hàn Quốc thực sự diễn ra.
Video đang HOT
Mặt khác, New York Times nhận định, tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể là động thái mang tính chiến thuật, đặt chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế phòng thủ trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo dự kiến vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới.
Tờ báo bình luận, bằng cách bất ngờ chìa ra cành ô liu hòa hoãn như vậy, Triều Tiên đang gây sức ép lên Mỹ, buộc nước này phải chấp nhận một thỏa thuận trước khi ông Kim Jong-un đồng ý từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Đây sẽ là một phép thử lớn cho ông Trump đặc biệt trong bối cảnh đội ngũ an ninh và đối ngoại của ông vẫn chưa thể ổn định sau sự ra đi liên tục của các cố vấn.
Minh Phương
Theo Dantri
Chai rượu 68 triệu đồng ông Tập thết đãi ông Kim Jong-un
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim jong-un được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình thết đãi loại rượu đắt tiền nhất trong tủ mà ông Tập hiếm khi mời quan khách nước ngoài.
Ông Tập thết đãi nhà lãnh đạo Kim Jong-un loại rượu đắt tiền nhất trong tủ rượu.
Theo Telegraph, hình ảnh truyền thông Trung Quốc công bố về cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho thấy hai nhà lãnh đạo Trung-Triều cùng uống một loại rượu được gọi là baijiu (bạch tửu).
Bạch tửu là loại rượu được giới nhà giàu Trung Quốc ưa thích. Loại rượu này cũng thường chỉ được dùng để tiếp đãi khách nước ngoài tại các bữa tiệc sang trọng. Thức uống này có nồng độ cồn tới 53%, vị rất riêng và mùi hương nồng.
Một chuyên gia về rượu cho biết, chai rượu mà ông Tập mời nhà lãnh đạo Triều Tiên có giá thị trường ít nhất 3.000 USD (khoảng 68 triệu đồng). Bạch tửu rất phổ biến tại Trung Quốc và do hãng rượu lớn nhất thế giới Kweichow Moutai (Mao Đài Quý Châu) sản xuất. Đây cũng là loại rượu đắt tiền nhất trong tủ đồ uống của ông Tập.
Chai rượu Mao Đài Quý Châu 2003 có giá lên tới 68 triệu đồng.
"Tôi hiếm khi nhìn thấy loại Mao Đài này tại các buổi yến tiệc", Kan Yuanbin, người điều hành một đại lý bán lẻ của Mao Đài ở tỉnh Giang Tây, đông nam Trung Quốc nói.
Ông Kan nói trên tờ Telegraph: "Nó được sản xuất năm 2003 và rất đặc biệt. Trước đây, khi ông Tập tiếp đón quan khách nước ngoài, họ thường chỉ uống các chai rượu rẻ tiền hơn, chỉ khoảng 600 USD và được sản xuất năm 2015 và 2016".
Theo chuyên gia này, khách hàng Trung Quốc thông thường sẽ không mua được loại Mao Đài đắt tiền như ông Tập mời ông Kim. Mao Đài cao cấp được bán trên mạng Internet Trung Quốc với mức giá vừa phải thường là hàng giả.
Loại rượu Mao Đài sản xuất năm 2003 của ông Tập rất khó tìm thấy bên ngoài.
Các quan khách nước ngoài từng được lãnh đạo Trung Quốc mời Mao Đài có cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, trong chuyến thăm lịch sử đến Bắc Kinh năm 1972.
Việc ông Tập tiếp đón nhà lãnh đạo Triều Tiên theo nghi thức cao nhất, thết đãi loại rượu đắt tiền nhất, cho thấy mối quan hệ đồng minh gắn kết giữa hai nước.
Cuộc gặp thượng đỉnh cũng được cho là đưa ông Tập trở lại vị trí át chủ bài trong việc giải quyết chương trình hạt nhân Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng có được sự hậu thuẫn lớn của Bắc Kinh trước cuộc gặp của ông Kim với tổng thống Hàn Quốc và Mỹ trong thời gian tới.
Ông Kim dự kiến gặp Tổng thống Hàn Quốc vào tháng 4 và gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng 5.
Theo Danviet
Mỹ lạnh lùng từ chối ngừng trừng phạt Triều Tiên Mỹ vừa từ chối ngừng các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt nhằm gây áp lực buộc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân ngay sau khi Bình Nhưỡng tỏ ý muốn đối thoại với Washington. Mỹ tuyên bố sẽ không ngừng trừng phạt Triều Tiên. Theo Express, trong một tuyên bố, Nhà Trắng nhấn mạnh rằng, các đòn...