Triều Tiên đẩy mạnh phát triển không gian ‘vì mục đích hòa bình’
Triều Tiên tiếp tục khẳng định nghiên cứu không gian vì mục đích hòa bình khi đẩy mạnh chương trình 5 năm trong lĩnh vực này.
Tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh Kwangmyongsong-4 của Triều Tiên lên quỹ đạo Ảnh chụp màn hình KCTV
Hãng Yonhap ngày 2.4 đưa tin CHDCND Triều Tiên đang đẩy mạnh chương trình 5 năm về phát triển không gian vì mục đích hòa bình, dù có ý kiến cho rằng đây là bình phong cho việc phát triển các tên lửa tầm xa có thể phóng đến Mỹ.
Trang tuyên truyền Naenara của Triều Tiên cho hay Cơ quan Phát triển Hàng không vũ trụ quốc gia (NADA) đang triển khai chương trình không gian từ năm 2016 nhằm giải quyết các vấn đề về kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.
“Nguyên tắc là phát triển không gian hoàn toàn vì mục đích hòa bình”, theo bản tin.
Video đang HOT
Theo Naenara, NADA đã phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-4 (Quang Minh Tinh 4) lên quỹ đạo vào tháng 2.2016, trước khi thử nghiệm động cơ tên lửa mới để phóng các vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh vào tháng 9 cùng năm.
Bản tin cho biết thêm Triều Tiên đang đẩy mạnh các dự án về xử lý hình ảnh vệ tinh, phát triển phần mềm về thông tin địa lý và xây dựng mạng băng thông rộng với một vệ tinh địa tĩnh.
Yonhap cho rằng đây là chương trình 5 năm lần thứ 2 của Triều Tiên trong lĩnh vực không gian. Theo các bản tin trước đây, Triều Tiên đưa ra chương trình nghiên cứu không gian 5 năm vào năm 2012 và thành lập NADA một năm sau đó.
Triều Tiên nhiều lần khẳng định việc phóng các tên lửa nhằm đưa vệ tinh lên quỹ đạo và nhấn mạnh rằng nước này có quyền sử dụng không gian vì mục đích hòa bình. Tuy nhiên, Triều Tiên bị cấm phóng các tên lửa này theo các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vì bị cáo buộc che đậy thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Ông Kim Jong Un kêu gọi triển khai 'các biện pháp tích cực và tấn công'
Phát biểu trước kỳ họp của đảng Lao động Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong Un vừa kêu gọi thực hiện "các biện pháp tích cực và tấn công" để bảo đảm an ninh trước thời hạn chót vào cuối năm nay mà ông đặt ra đối với tiến trình đối thoại với Mỹ về phi hạt nhân.
Ông Kim Jong Un phát biểu trong kỳ họp của đảng Lao động Triều Tiên khai mạc từ cuối tuần qua. (Ảnh: KCNA)
Hãng thông tấn Triều Tiên KNCA hôm nay đưa tin, ông Kim triệu tập cuộc họp gồm những quan chức hàng đầu của đảng Lao động vào cuối tuần qua để thảo luận các vấn đề chính sách, trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với Mỹ gia tăng vì bất đồng quan điểm đàm phán.
Tại phiên họp ngày 29/12, ông Kim gợi ý các lĩnh vực hoạt động đối ngoại, ngành công nghiệp đạn dược và lực lượng vũ trang. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có "các biện pháp tích cực và tấn công để bảo đảm đầy đủ chủ quyền và an ninh của đất nước", KCNA dẫn lời ông Kim, nhưng không giải thích cụ thể.
Ông Kim cũng bàn về các vấn đề kinh tế và quản lý nhà nước, KCNA cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề của các biện pháp cấm vận quốc tế. Ông "đưa ra các nhiệm vụ phải khẩn trương khắc phục trong các ngành công nghiệp lớn của nền kinh tế", KCNA cho biết.
Kỳ họp của đảng Lao động Triều Tiên vẫn đang diễn ra.
Triều Tiên thúc giục Washington phải có cách tiếp cận mới để nối lại đàm phán, cảnh báo rằng sẽ đi theo "con đường mới" nếu Mỹ không đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Các tư lệnh Mỹ tin rằng bước đi tiếp theo của Triều Tiên có thể bao gồm hoạt động thử tên lửa tầm xa mang theo đầu đạn hạt nhân mà nước này đã hoãn lại từ năm 2017.
Washington sẽ "vô cùng thất vọng" nếu Triều Tiên thử tên lửa tầm xa hoặc tên lửa hạt nhân, Cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O'Brien nói hôm 29/12. Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ có hành động phù hợp với vai trò cường quốc dẫn đầu về kinh tế và quân sự.
Mỹ đã mở các kênh liên lạc mới với Triều Tiên và hy vọng ông Kim sẽ giữ các cam kết phi hạt nhân hóa như đã hứa trong các cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông O'Brien nói.
Tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc dự kiến có một cuộc họp không chính thức trong ngày hôm nay để thảo luận về đề xuất của Nga và Trung Quốc về việc nới lỏng trừng phạt cho Triều Tiên, một diễn biến mà các nhà ngoại giao đánh giá là sẽ nhận được ít ủng hộ.
Đầu tháng này, Nga và Trung Quốc đề xuất một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc về việc dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên để khởi động lại tiến trình đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt lên ngành công nghiệp mang lại hàng trăm triệu đô-la cho Triền Tiên được áp dụng từ năm 2016 và 2017 để cắt nguồn thu phục vụ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn/Reuters
Tráo đồ "Made in China" thành hàng Mỹ, nhà thầu của NASA có thể phải nhận mức án 10 năm tù giam Trong các dự án không gian của Mỹ, một số nguyên vật liệu của các thiết bị bắt buộc phải là sản phẩm có nguồn gốc trong nước Mỹ. Một người đàn ông ở bang California đã bị cáo buộc là có tội và phải đối mặt với mức án tù 10 năm vì người này, với tư cách là nhân viên một...