Triều Tiên đẩy mạnh giáo dục khoa học công nghệ, thành lập nhiều trường chuyên ngành
Triều Tiên đang nỗ lực đẩy mạnh giáo dục khoa học công nghệ trong học đường, với việc nhiều trường đại học ở nước này đã thành lập các chuyên ngành mới trong năm 2019.
Bình Nhưỡng cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc cải thiện trình độ khoa học và công nghệ.
Theo báo Rodong Sinmun, từ đầu năm đến nay đã có 85 chuyên ngành mới được mở tại 37 trường đại học trên toàn Triều Tiên, trong đó bao gồm cả những ngành học thuộc lĩnh vực thiết bị y tế, bảo mật thông tin, kỹ thuật vật liệu nano và kỹ thuật robot.
Bình Nhưỡng cũng đang lên kế hoạch thành lập 11 trường trung học chuyên về công nghệ thông tin ở mỗi tỉnh, cũng như chỉ định một trường trung học cơ sở ở mỗi thành phố và địa phương tập trung vào giáo dục công nghệ.
Thông tin trên được báo Rodong Sinmun đăng tải trong bối cảnh Triều Tiên khai mạc một hội nghị giáo viên quốc gia ở Bình Nhưỡng để thảo luận về định hướng chính sách giáo dục quốc gia trong tương lai.
Tờ báo nhấn mạnh: “Điều này có ý nghĩa lớn trong việc ươm mầm tài năng cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở các khu vực và các lĩnh vực khác”. Trong Hiến pháp sửa đổi hồi tháng 4 vừa qua, Bình Nhưỡng cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc cải thiện trình độ khoa học và công nghệ theo hướng “sức mạnh khoa học và công nghệ là tài nguyên chiến lược quan trọng nhất của quốc gia”.
Video đang HOT
Theo Thế Giới Và Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội đề nghị lập cơ sở dữ liệu về sáng kiến, sáng chế
Xây dựng cơ sở dữ liệu về sáng tạo, sáng kiến, sáng chế, ý tưởng mới và nhân rộng các mô hình sáng tạo là một trong những nhiệm vụ mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu trong phát triển khoa học, công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ - Ảnh Gia Hân
Khả năng sáng tạo ở mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội
Sáng 23.8, phát biểu tại lễ công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, các bộ, ban, ngành, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các địa phương công nhận, trao nhiều giải thưởng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thu hút được đông đảo nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân quan tâm, hưởng ứng.
Đã có nhiều công trình khoa học công nghệ được trao giải từng bước được áp dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo bà Ngân, các công trình được ghi nhận và vinh danh trong Sách vàng Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực được Đảng, nhà nước tập trung ưu tiên phát triển như cơ khí tự động hóa, nông nghiệp, công nghiệp cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới, thích ứng với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh...
Tác giả, nhóm tác giả các công trình này là những tập thể, cá nhân trên mọi miền Tổ quốc. Có người là giáo sư, tiến sĩ, có người là chủ doanh nghiệp, có người là công nhân, nông dân và có cả sinh viên, học sinh đang quá trình học tập tại nhà trường.
"Qua đó cho thấy khả năng sáng tạo, nghiên cứu khoa học luôn ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta", Chủ tịch Quốc hội nói và chia sẻ bà đánh giá cao đối với tác giả, nhóm tác giả của 74 công trình, giải pháp sáng tạo được tuyển chọn trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019.
Nghiên cứu các ý tưởng thúc đẩy tăng năng suất lao động
Nhấn mạnh đổi mới sáng tạo luôn là động lực quan trọng cho phát triển xã hội, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, nhà nước luôn dành những điều kiện tốt nhất phù hợp với khả năng của đất nước để đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, tạo điều kiện để các nhà khoa học phát huy tài năng, sáng tạo và cống hiến cho Tổ quốc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn (thứ 3 từ trái qua) và các đại biểu công bố Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019
Để khoa học, công nghệ thực sự trở thành quốc sách, đóng vai trò trò quan trọng hơn nữa trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển khoa học công nghệ, quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao. Các bộ, ngành địa phương cần nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách đột phá về khoa học, công nghệ.
"Cần nghiên cứu sáng tạo để tạo ra các ý tưởng, sản phẩm có tính ứng dụng cao, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và năng lực cạnh tranh", bà Ngân nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Ngân cũng đề nghị tiếp tục tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hưởng ứng phong trào thi đua lao động sáng tạo, say mê tìm tòi, nghiên cứu để ngày càng có nhiều công trình, giải pháp sáng tạo khoa học và công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phối hợp, đẩy mạnh phong trào thi đua, đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về sáng tạo, sáng kiến, sáng chế, ý tưởng mới, nhân rộng các mô hình sáng tạo.
"Với trách nhiệm của mình, Quốc hội sẽ đặc biệt quan tâm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ", bà Ngân khẳng định.
Vinh danh 74 công trình trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019
Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019 do Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học - Công nghệ công bố sáng 23.8, vinh danh 74 công trình, giải pháp sáng tạo khoa học công nghệ từ 141 công trình do các ban, bộ, ngành, các tổ chức thành viên, các tỉnh, thành phố giới thiệu.
Theo Chủ tịch T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, đây là những công trình tiêu biểu ở nhiều lĩnh vực, phạm vi, đã được kiểm nghiệm qua thực tế; nhiều sáng kiến có giá trị hỗ trợ cộng đồng nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, đảm bảo môi trường, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quốc phòng, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của sản phẩm, hàng hóa.
Theo Thanh Niên
Công nghệ Blockchain dự báo tương lai ngành tài chính Với những đặc tính ưu việt như tính bảo mật cao và không thể tẩy xóa, giới công nghệ đánh giá Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, công nghiệp sản xuất, dịch vụ, chuỗi cung ứng, giáo dục. Theo thông tin chia sẻ tại hội thảo "Blockchain: Tương lai khả thi cho quản...