Triều Tiên đấu pháo để giảm chú ý vào Kim Jong Un?
Trong khi Triều Tiên đang nỗ lực hàn gắn quan hệ với Hàn Quốc thì sáng 7/10, bất ngờ xảy ra va chạm nảy lửa giữa chiến hạm hai bên.
Những màn nảy lửa giữa Hàn Quốc và Triều Tiên
Thông tin trên Yonhap cho biết, tàu tuần tra của Hàn Quốc và Triều Tiên “đã va chạm” sau khi một tàu chiến của Triều Tiên vượt qua đường biên giữa hai nước trên biển Hoàng Hải.
Tuyên bố của Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc xác định, vụ việc xảy ra vào lúc 09h50 giờ địa phương (04:50 giờ GMT) ngày 7/10.
Vụ va chạm khiến người ta nhớ đến hàng loạt vụ nổ súng trước đó đã từng xảy ra giữa hai bên.
Điển hình là vụ đụng độ xảy ra ngày 23/11/2010. Khoảng 14h34 (giờ địa phương), quân đội Triều Tiên bắt đầu bắn đạn pháo vào các vị trí của Hàn Quốc trên đảo Yeonpyeong sau khi Hàn Quốc vừa tập trận.
Đảo Yeonpyeong – điểm nóng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tại Hoàng Hải.
Ngay lập tức, Hàn Quốc đáp trả bằng pháo K-9 155 mm tự hành và huy động tiêm kích F-16 đến vùng chiến sự. Vụ nã pháo đã khiến hai lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và hai dân thường thiệt mạng, trong khi các căn cứ quân sự Hàn Quốc cũng như một số tòa nhà dân sự bốc cháy nghiêm trọng.
Theo các nguồn tin, Bình Nhưỡng đã bắn hơn 100 quả đạn và Seoul đã bắn 80 quả. Đây là lần đụng độ nghiêm trọng nhất ở biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc kể từ cuộc chiến liên Triều năm 1950 – 1953.
Trước vụ đụng độ ngày 23/11, binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc cũng xảy ra cuộc đọ súng ở khu vực biên giới hai nước vào ngày 29/10/2010.
Video đang HOT
Theo quân đội Hàn Quốc, vụ nổ súng giữa hai nước bắt đầu khi quân lính Triều Tiên bắn đạn về phía một đồn biên phòng của Hàn Quốc ở khu vực phi quân sự, cách Seoul 90 km về phía đông bắc.
Lính Hàn Quốc lập tức đáp trả. Vụ việc không gây thiệt hại về người đối với cả hai bên.
Mưu lược?
Vụ đụng độ sáng 7/10/2014 xảy ra khi trong những ngày qua, Triều Tiên liên tục gây bất ngờ khi có những động thái mềm mỏng hơn với Hàn Quốc làm dấy lên hy vọng về một bước đột phá trong việc làm ấm lại quan hệ hai miền Triều Tiên.
Mềm mỏng với Hàn Quốc nhưng gay gắt với Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng Triều Tiên đang muốn thăm dò thiện chí của Hàn Quốc.
Trước đó, hôm 15/9, Triều Tiên đã đưa ra những điều kiện tiên quyết để đàm phán với Hàn Quốc bao gồm việc Hàn Quốc chấm dứt những “hành động thù địch” đối với Bình Nhưỡng và chấm dứt những hoạt động tập trận chung với Mỹ.
Bởi thế, để đối thoại cấp cao giữa hai miền diễn ra suôn sẻ, hẳn Hàn Quốc sẽ phải cân nhắc hành động. Hai nước từng tổ chức đối thoại cấp thứ trưởng hồi giữa tháng 2/2014, cuộc gặp cấp cao đầu tiên như vậy giữa hai bên kể từ khi bà Park Geun-hye lên cầm quyền hồi tháng 2/2013.
Tuy nhiên, sau đối thoại, Triều Tiên đã tiến hành bắn thử tên lửa đạn đạo và đe dọa tiến hành môt vu thư hat nhân “kiêu mơi” nhằm phản đối các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ.
Ở một diễn biến khác, nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người đã không xuất hiện trước công chúng 1 tháng qua, đã gửi thư cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10. Trong bức thư dài 3 đoạn, ông Kim chúc người dân Trung Quốc thịnh vượng và hạnh phúc.Tổng thống Park Geun-hye sau đó đã đánh giá, quan hệ liên Triều đã rơi vào tình trạng nguội lạnh theo chu kỳ lặp lại, thậm chí sau các cuộc tiếp xúc liên Triều, dẫn tới thất bại trong việc phát triển quan hệ giữa hai miền.
Sự vắng mặt của ông Kim, đặc biệt là trong phiên họp Quốc hội quan trọng của Triều Tiên, làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên trên nhiều hãng tin ngoài Triều Tiên.
Cuối tháng 9/2014, Đài truyền hình nhà nước Triều Tiên, trong một bộ phim tài liệu, đã xác nhận ông Kim không được khỏe.
Tuy nhiên, sau đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi với Reuters ngày 2/10, Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc So Se-pyong khẳng định những đồn đoán về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên “là bịa đặt”.
Còn Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae hôm 5/10 cho biết, Triều Tiên khẳng định nhà lãnh đạo Kim Jong-un không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe.
Hàng loạt sự kiện trên khiến nhiều ý kiến nghi ngờ liệu Triều Tiên đang có biến cố lớn hay đây lại là những toan tính chính trị đầy mưu lược của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Theo Đất Việt
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có bị "xói mòn quyền lực"?
Sự vắng mặt kéo dài của Kim Jong-un, trong đó có một phiên họp Quốc hội CHDCND Triều Tiên, đã làm dấy lên nhiều đồn đoán ở nước ngoài.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9.
Theo Japan Times, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9. Đây là một điều không bình thường ở trong một đất nước mà phương tiện truyền thông liên tục cung cấp hình ảnh tuyên truyền về lãnh đạo tối cao giám sát tất cả mọi thứ từ tên lửa đến sản lượng ngũ cốc. Trong khi báo cáo chính thức nói Kim Jong-un không được khỏe, sự vắng mặt của nhà lãnh đạo này đã gây ra cuộc tranh luận về ai là người đang lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, một đất nước có 1,2 triệu binh lính và đã từng đe dọa sẽ biến Seoul thành một biển lửa.
Sau khi không tham dự một phiên họp của Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội Triều Tiên) hồi tháng trước, mọi sự chú ý hiện đang chuyển sang lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/10. Giới phân tích đặt câu hỏi: Liệu nhà lãnh đạo Kim Jong-un có xuất hiện trong ngày lễ trọng đại này?
Michael Madden, biên tập viên trang web "Quan sát ban lãnh đạo Bắc Triều Tiên" (North Korea Leadership Watch), nói: "Đó là một sự kiện lớn và ngay cả khi không được khỏe, Kim Jong-un chắc chắn sẽ tham dự sự kiện này. Nếu ông ta không xuất hiện, chuông báo động sẽ thực sự được rung lên".
Ngày 4/10, hai miền Triều Tiên đã đồng ý nối lại đàm phán hòa giải sau CHDCND Triều Tiên cử đoàn cán bộ cấp cao nhất đến Hàn Quốc. Đoàn đại biểu cao cấp tham dự lễ bế mạc của Thế vận hội châu Á tại Incheon bao gồm các trợ lý thân cận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Chuyến thăm bất ngờ của Phó Nguyên soái Hwang Pyong-so đến Hàn Quốc nhân lễ bế mạc Thế vận hội châu Á tại Incheon ngày 4/10 khiến cho các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đồn đoán rằng các quan chức quân sự hàng đầu đang nắm thực quyền.
Tuy nhiên, Kim Jung-bong - người đã từng phục vụ tại Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc và hiện đang giảng dạy môn khoa học chính trị tại Hanzhong University - lại cho rằng: "Chuyến thăm Hàn Quốc gần đây của các quan chức hàng đầu Bắc Triều Tiên là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Kim Jong-un đã củng cố quyền lực. Chính ông Kim đã cử những quan chức cấp cao nói trên đến Hàn Quốc. Hiện không có dấu hiệu nào cho thấy quyền lực của ông bị xói mòn".
Một bộ phim tài liệu được phát sóng tháng trước trên truyền hình nhà nước Triều Tiên cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un nặng nề đi khập khiễng xuất hiện trước công chúng. Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 30/9 đưa tin rằng Kim Jong-un đã nhập viện sau khi phẫu thuật cả hai mắt cá chân để chưa trị một chấn thương khi ông tiến hành một cuộc thị sát hồi tháng 6/2014.
Giáo sư chuyên về thấp khớp Jun Jae-bum, làm việc tại Bệnh viện Đại học Hanyang, cho biết: "Ông ấy (Kim Jong-un) có thể mắc bất cứ bệnh gì từ bệnh gút đến gãy xương bàn chân. Nhưng không một căn bệnh nào đủ nghiêm trọng để khiến ông không thể đưa ra các quyết định chính trị".
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã củng cố quyền lực sau cái chết của cha ông là Kim Jong-il hồi tháng 12/2011. Ông đã tiến hành một loạt các cuộc thanh trừng cao cấp, trong đó có việc loại bỏ Tổng tham mưu Ri Yong-ho, người đã phò tá ông trong quá trình chuyển giao quyền lực, hồi tháng 7 năm 2012.
Cuối tháng 12/2013, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã loại bỏ chú dượng Jang Song-thaek (trên thực tế là phó tướng) về tội tham nhũng và bè phái.
Trong khi không loại trừ việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un có đôi chút vấn đề về sức khỏe, Washington tin rằng cuộc thanh trừng năm ngoái đã củng cố quyền lực của ông. Một quan chức Mỹ, yêu cầu không nêu tên, nói: "Không có dấu hiệu nào cho thấy một cái gì đó lớn đang xảy ra". Ông nói thêm rằng việc ông Kim Jong-un vắng mặt ở một số cuộc họp cấp cao không phải là điều bất thường vì cha và ông nội của ông cũng từng làm như vậy.
Kim Jong-un cũng là một người nghiện thuốc nặng và rõ ràng đã tăng cân khá nhiều kể từ khi lên làm lãnh đạo tối cao.
Kim Jong-un là thế hệ thứ ba trong gia đình lãnh đạo đất nước kể từ khi ông nội Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào năm 1948. Kim có một anh trai và một em gái. Anh trai của ông là Kim Jong-nam hiện sống ở nước ngoài. Em gái ông là Kim Yo-jong và có tin nói đang điều hành đất nước, khi sức khỏe của Kim Jong-un xấu đi vì "uống rượu và ăn quá nhiều". Kim Jong-un cũng là một người nghiện thuốc nặng và rõ ràng đã tăng cân khá nhiều kể từ khi lên làm lãnh đạo tối cao.
Các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đồn đoán rằng ông Kim Jong-un có thể bị mắc bệnh gút, tiểu đường, huyết áp cao - hoặc cả ba. Một báo cáo cho biết một đoàn cán bộ y tế của Triều Tiên đã đến Đức và Thụy Sĩ để tham vấn về các vấn đề sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
MINH ĐỨC
Theo Vietbao
Vén màn bí ẩn về em gái Kim Jong Un Liệu có đúng Kim Yo Jong đang điều hành đất nước thay anh trai hay không? Đó là câu hỏi xuất hiện trong đầu những người đang theo dõi tình hình Triều Tiên. Liệu có đúng Kim Yo Jong đang điều hành đất nước thay anh trai hay không? Do Triều Tiên là một quốc gia khép kín nên khó một ai khẳng...