Triều Tiên đặt tên lửa vào bệ phóng
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã đặt tầng thứ nhất của một tên lửa tầm xa vào bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan, trước lịch trình phóng tên lửa gây tranh cãi sẽ diễn ra vào tuần tới.
Bệ phóng Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên. – Ảnh chụp từ vệ tinh
Một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho hay, theo phân tích ảnh chụp từ vệ tinh hôm 4-4 của viện nghiên cứu Mỹ – Hàn tại trường Quốc tế Johns Hopkins, tầng đầu tiên của tên lửa đẩy ba tầng của Triều Tiên đã được đặt trên bệ phóng Tongchang-ri, sớm hơn rất nhiều so với kế hoạch phóng vệ tinh ngày 12 đến 16-4.
Viện nghiên cứu này cho hay bệ của tháp cẩu đã được che chắn quanh bệ phóng di động nên không thể chụp được hình ảnh rõ ràng của tên lửa, nhưng có vẻ như công việc đang được tiến hành bên trong. Các bằng chứng cho thấy tầng thứ nhất của tên lửa đã được đặt vào khi thời điểm diễn ra vụ phóng đến gần. Hoạt động tiếp nhiên liệu dường như cũng hoàn thành, có thể thấy các thùng rỗng, vốn dùng để chứa chất oxy hóa và nhiên liệu cung cấp cho tầng thứ nhất, đã được cần cẩu đưa ra ngoài.
An ninh cũng được tăng cường với một rào chắn và chốt kiểm soát an ninh được thiết lập cho các phương tiện đi vào khu vực từ phía tây, con đường duy nhất dẫn tới bệ phóng từ các cơ sở chính khác tại bãi thử. Bản thân bệ phóng cũng được dọn sạch.
Theo tiến trình này, dự kiến CHDCND Triều Tiên sẽ đưa các tầng còn lại ra khỏi nhà kho và lắp ráp chúng trên một bệ phóng cao 50 mét trong một hoặc hai ngày tới. Sau khi đánh giá đồng thời nhiều yếu tố khác nhau, Chính phủ Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng nhiều khả năng sẽ phóng tên lửa nói trên vào khoảng ngày 14-4.
Triều Tiên trước đó thông báo kế hoạch phóng tên lửa tầm xa đưa một vệ tinh lên quỹ đạo sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến 16-4 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15-4).
Trong một diễn biến khác, nhằm đối phó với động thái của Triều Tiên, sáng 7-4, ba tàu khu trục lớp Aegis của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã rời căn cứ tới Biển Hoa Đông để sẵn sàng ứng phó với vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Hai tàu Kirishima và Chokai, trang bị các tên lửa đánh chặn hạm đối không, đã rời khỏi căn cứ Sasebo ở tỉnh Nagasaki, đồng thời tàu Myoko cũng đã rời căn cứ Maizuru ở tỉnh Kyoto. Ba tàu Aegis này đều trang bị hệ thống rada SPY-1 với 4 ăng-ten có khả năng kiểm soát 360 độ cho phép xác định chính xác thời điểm tên lửa được phóng và theo dõi đường bay để lập tức bắn hạ nếu tên lửa Triều Tiên “lạc” vào lãnh thổ nước này.
Cùng ngày, Nhật Bản cũng khởi động 18 hệ thống đánh chặn tên lửa PAC-3 tại các căn cứ và khu vực huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ ở thủ đô Tokyo, TP Narashino của tỉnh Chiba, Asaka, Saitama. Trong đó có 15 hệ thống có thể bắn chặn 8 tên lửa cùng một lúc. Đó là chưa kể tới các tên lửa PAC-3 được đặt tại bốn địa điểm ở tỉnh Okinawa, trong đó có các đảo Miyako và Ishigaki.
Ngoài ra, cuối ngày 7-4 một tàu Aegis của Hải quân Mỹ cũng sẽ rời căn cứ Sasebo.
Phát ngôn viên của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên khẳng định vệ tinh này hoàn toàn “mang bản chất hòa bình” và việc đánh chặn nó “chắc chắn sẽ gây ra tai họa khủng khiếp”, đó sẽ là hành động khiêu chiến.
Video đang HOT
Theo hãng tin AP, Nếu Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa, dự kiến diễn ra vào khoảng từ 12 đến 16- 4, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc sẽ có nhiều thiết bị quân sự trong tay để lần theo đường đi của tên lửa và nếu cần sẽ bắn hạ nó.
Ngoài ra, họ sẽ phân tích từ vị trí rơi của các tầng của tên lửa đẩy tới hình dạng của phần đầu tên lửa. Thông tin họ thu thập được có thể có ảnh hưởng lớn tới kế hoạch phòng thủ khu vực và các cuộc đàm phán vũ khí trong tương lai.
Các nhà hoạch định quân sự cũng muốn biết Triều Tiên đã tiến xa được đến đâu kể từ vụ phóng vệ tinh bất thành 3 năm trước. Trong khi đó, các nhà đàm phán vũ khí sẽ tìm hiểu xem tên lửa Triều Tiên phụ thuộc bao nhiêu vào công nghệ nước ngoài.
Vì vậy, việc phóng vệ tinh của Triều tiên cũng là một cơ hội cho các nước khác đánh giá khả năng tấn công của Bình Nhưỡng bên ngoài nước này.
Triều Tiên khánh thành nhà máy điện lớn nhất nước
Hôm 5-4, Triều Tiên đã khánh thành một nhà máy thủy điện lớn, có công suất 300.000KW, một trong những dự án xây dựng lớn nhất nước này trong những năm gần đây, một dự án mang tính biểu tượng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng.
Việc khánh thành nhà máy điện Huichon ở tỉnh Jagang, cách thủ đô Bình Nhưỡng khoảng 250km về phía bắc, giáp biên giới Trung Quốc, là buổi lễ lớn đầu tiên trong một loạt các sự kiện kỷ niệm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Nhà máy điện trên sông Chongchon này đã được xây dựng trong hơn 3 năm và là một dự án giành được nhiều sự quan tâm từ cố lãnh đạo Kim Jong Il. Ông Kim đã đến thăm dự án này ít nhất 5 lần trước khi qua đời vào tháng 12 năm ngoái. Tân lãnh đạo Kim Jong-Un của Triều Tiên đã đến thăm công trường xây dựng cùng với cha của mình hồi tháng 8-2011.
Đây là nhà máy điện lớn nhất tại Triều Tiên được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho quốc gia, với 2 con đập và một mạng lưới các đường hầm dưới đất. Các đập này sử dụng nước từ sông Jangja và Chongchon. Hiện tại nhu cầu sử dụng điện của Triều Tiên ngày càng tăng trong bối cảnh bị quốc tế áp đặt lệnh trừng phạt khiến quốc gia này càng lâm vào tình trạng thiếu năng lượng nghiêm trọng.
Hãng thông tấn Triêu Tiên KCNA cho hay: “Hoàn thành nhà máy điện nhằm bảo đảm năng lượng cho thủ đô Bình Nhưỡng, bảo vệ đất canh tác và khu vực dân cư dọc sông Chongchon trước tình trạng lũ lụt liên miên ở đây. Ngoài ra còn để bảo đảm cung cấp nước cho khu công nghiệp Huichon và Namhung”.
Các quan chức cho biết một nhà máy điện thứ hai phía cuối sông Chongchon cũng sẽ sớm được khánh thành. Đây là những công trình được cố chủ tịch Kim Jong Il vô cùng quan tâm. Trước khi từ trần, ông luôn giương cao khẩu hiệu: “Năm 2012 sẽ là một bước ngoặt lịch sử của Triều Tiên, chúng ta sẽ là một quốc gia mạnh mẽ và thịnh vượng.”
Theo NLD
Mỹ 'mổ xẻ' việc chuẩn bị tên lửa của Triều Tiên
Những bức ảnh vệ tinh cho thấy các bước chuẩn bị tiếp theo của Triều Tiên cho việc phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo trong tháng này.
Ảnh vệ tinh của GeoEye, tập đoàn ảnh vệ tinh lớn nhất thế giới, cho thấy một bệ phóng tên lửa của Triều Tiên vào ngày 20/3/2012. Đây được cho là nơi sẽ phóng tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3) mang vệ tinh Quang Minh Tinh-3 (Kwangmyongsong-3) lên quỹ đạo trong tháng này. Ảnh: GeoEye
Hôm 28/3, ảnh vệ tinh của công ty Mỹ DigitalGlobe chụp được cận cảnh bệ phóng tên lửa của Triều Tiên. Trong bức ảnh này, có thể thấy rõ bệ phóng di động (mobile launch platform), tháp cẩu với các bệ được gập ở phía sau (gantry tower with work platforms folded back), việc dọn các bụi cây quanh bệ phóng để tránh hỏa hoạn (trimming brush to prevent fires), các xe tải mang nhiên liệu cho tầng thứ nhất của tên lửa (trucks delivering fuel for 1st stage) và các bể chứa chất oxy hóa cho tầng thứ nhất của tên lửa (oxidizer tanks for 1st stage). Ảnh: DigitalGbole
Toàn bộ khu vực bệ phóng tên lửa và vùng xung quanh được thể hiện rõ trong bức ảnh vệ tinh cũng được chụp hôm 28/3 này. Ảnh: DigitalGlobe
Phần phóng to của góc phải bên dưới bức ảnh vệ tinh cho thấy một khu vực trang bị máy móc mới (new instrumentation site) và vị trí thử động cơ tên lửa (rocket engine test stand). Ảnh: DigitalGlobe
Tiếp tục phóng to khu vực trang bị máy móc mới, có thể thấy hai vật thể khá rõ ràng, có khả năng là một radar và một tòa nhà phục vụ việc đo đạc từ xa (telemetry building). Ảnh: DigitalGlobe
Bức ảnh vệ tinh đen trắng được chụp hôm 7/3 và bức còn lại chụp hôm 28/3, cho thấy sự khác nhau tại cùng một địa điểm trong vòng 3 tuần lễ. Bức ảnh chụp hôm 28/3 thể hiện những vật thể được cho là các bể chứa chất oxy hóa hoặc nhiên liệu. Ảnh: DigitalGlobe
Góc chụp khác cho thấy chính địa điểm nói trên vào các ngày 7/3 và 28/3. 38north.org, trang web chuyên về Triều Tiên, cho rằng những bể chứa chất oxy hóa hoặc nhiên liệu này đã trống không, sau khi những thứ ở bên trong được chuyển vào những tòa nhà là nơi tiếp nhiên liệu trực tiếp cho tên lửa. Ảnh: DigitalGlobe
Gần bệ phóng tên lửa, các khu vực bị san bằng hiện lên khá rõ trong ảnh vệ tinh. Ảnh: DigitalGlobe
Phần phóng to này của bức ảnh vệ tinh cho thấy một chiếc xe tải hoặc xe moóc đỗ gần một khu nhà, trong khi một xe tải gắn antenna chảo cũng đỗ ở một con đường đất mới ngay gần đó. Chiếc xe gắn antenna chảo này có thể nằm trong một hệ thống theo dõi radar. Ảnh: DigitalGlobe
Bản đồ mô tả vị trí rơi dự kiến của tầng thứ nhất và tầng thứ hai tên lửa Ngân Hà-3 (Unha-3). Đồ họa: IMO/AFP
Theo VNExpress
Lật tẩy những "góc khuất" của Vbiz Đằng sau sự nổi tiếng hoặc thành công của các ngôi sao trẻ là sự góp mặt của không ít yếu tố ồn ào. Tất cả những tác động này được người đời gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: thế lực, bệ phóng, chiêu trò, công cụ, bàn đạp... Ánh đèn lung linh của sân khấu có thể che đậy những khiếm...