Triều Tiên đang tích cực tự cô lập mình
Sở hữu và tích cực phát triển chương trình vũ khí hạt nhân bất chấp bị Liên Hợp Quốc trừng phạt nặng nề, kiểm soát gắt gao truyền thông trong nước… chính là những điều khiến Triều Tiên đang tự cô lập mình với thế giới – theo The Diplomat.
Bình Nhưỡng từng chỉ trích Mỹ đang dùng lệnh cấm vận để cách ly Triều Tiên khỏi thế giới và làm tổn thương người dân Triều Tiên. Nhưng tiên trách kỷ, hậu trách nhân, chính Triều Tiên suốt thời gian qua đã tự biến mình thành một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới.
Chính quyền Kim Jong Un kiểm soát dòng chảy thông tin trong nước bằng “bàn tay thép”. Mạng điện thoại, Internet… đều bị quản lý, giám sát chặt chẽ. Công dân Triều Tiên có thể vướng vòng lao lý nếu “dám” cố gắng liên hệ với nước ngoài hay với những người đã chạy trốn khỏi Triều Tiên.
Cuộc sống của người dân Triều Tiên rất khó khăn.
Thậm chí, những ai dám dùng điện thoại nhập lậu để liên lạc với người ở Hàn Quốc hay ở quốc gia “thù địch” nào đó với Triều Tiên sẽ có thể bị cáo buộc nhiều tội, rong đó có cả tội phản quốc. Có lẽ chỉ có những người Triều Tiên làm ăn khu vực biên giới với Trung Quốc mới “thoải mái” xài mạng điện thoại của Trung Quốc và trò chuyện với người nước ngoài.
Video đang HOT
Chính quyền Triều Tiên tích cực nhập các công nghệ hiện đại để giám sát, hạn chế việc công dân trao đổi qua điện thoại, khuyến khích “người giám sát người” để kịp thời phát hiện những vi phạm. Các khu vực biên giới bị siết chặt an ninh để ngăn chặn thương mại tư nhân và truy đuổi những ai dám vượt biên. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho biết những biện pháp này nhằm ngăn chặn sẽ xâm nhập của “vi rút chủ nghĩa tư bản”.
Nhưng lý lẽ ấy không thể biện minh cho việc ngăn cấm một trong những nhu cầu cơ bản của con người: kết nối với mọi người. Rõ ràng, những chính sách “siết cổ truyền thông” này của chính quyền Triều Tiên khiến người dân Triều Tiên không có cơ hội tìm hiểu thế giới bên ngoài và thế giới cũng bị khước từ để đến gần hơn với Triều Tiên.
Theo Danviet
Trung Quốc tăng cường an ninh mạng khi bị IS xem là mục tiêu
Trung Quốc gần đây đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương với những người cố tình vượt qua bộ lọc để dùng các phần mềm như WhatsApp, Telegram...
Trung Quốc được xem là mục tiêu mà IS đang nhắm tới khi Nhà nước Hồi giáo tuần trước tung lên mạng một bài hát bằng tiếng Trung nhằm mục đích tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc tham gia cuộc chiến ở Syria, Iraq cùng một số nơi khác. Với chính sách kiểm duyệt Internet khá chặt chẽ của chính quyền Trung Quốc, các nhà phân tích nói rằng sức lan tỏa của bài hát kia sẽ bị hạn chế.
IS phát đi bài hát trong nỗ lực tuyên truyền, chiêu dụ thành viên tại Trung Quốc, bất chấp cơ chế kiểm duyệt nội dung chặt chẽ trên Internet của chính phủ nước này.Ảnh minh họa.
Cũng nằm trong chiến dịch chống khủng bố mạng leo thang, Trung Quốc đã ngừng dịch vụ Internet tại Tân Cương đối với những người cố tình vượt qua bộ lọc Internet (được biết đến với tên Great Firewall) tại đây. Người dùng tải về các dịch vụ nhắn tin quốc tế như WhatsApp, Telegram... hay các phần mềm khác tương tự đều bị chặn.
"Thông báo của cảnh sát: Chúng tôi sẽ khóa số điện thoại của bạn trong hai giờ tới theo quy định của pháp luật", tin nhắn được gửi đến những người tại Trung Quốc đã tìm cách vượt qua Great Firewall, hàng rào kiểm duyệt Internet bằng cách sử dụng mạng riêng ảo, VPN...
Mỹ và các nước phương Tây đề cao tính cá nhân thông qua việc mã hóa thông tin, nhưng các phần mềm trò chuyện có thể bị lợi dụng để truyền tải những âm mưu khủng bố. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu vẫn được biết đến với chính sách kiểm soát và theo dõi thông tin người dùng trên Internet.
Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới.
Động thái cấm Internet ở Tân Cương cho thấy, vẫn còn những lỗ hổng trong hàng rào Great Firewall mà Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho hệ thống giám sát Internet tinh vi bậc nhất thế giới. Việc khóa số di động của những người dùng các phần mềm nhắn tin quốc tế thể hiện mức độ cấp bách mới trước các nguy cơ khủng bố.
Facebook, Twitter, Snapchat... là những dịch vụ Internet phổ biến ở hầu khắp trên thế giới, tuy nhiên nó bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc chặn truy cập vào Facebook và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhà cầm quyền sẽ mở lại kết nối tới mạng xã hội lớn nhất thế giới. Đây là hậu quả của một cuộc đụng độ diễn ra vào tháng 7/2009 giữa người Ngô Duy Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán tại vùng phía Tây khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc).
Ngoài kiểm duyệt thông tin dễ hơn, việc giữ chân dịch vụ ngoại ngay tại biên giới đã giúp các công ty Trung Quốc có cơ hội phát triển riêng của mình. Mạng xã hội Weibo, ứng dụng nhắn tin WeChat có hàng trăm triệu người dùng, các trang chia sẻ video như Youku, Sohu, iQiyi rất phổ biến...
Bảo Anh
Theo VNE