Triều Tiên đang “thử lòng” Mỹ?
Công việc tháo dỡ cơ sở Tongchang-ri của Triều Tiên đã bắt đầu vào năm 2018 nhưng đã dừng lại khi cuộc đàm phán với Mỹ bị đình trệ.
Cơ sở phóng tên lửa Tongchang-ri của Triều Tiên. Ảnh: AP
Triều Tiên đã khôi phục một phần địa điểm phóng tên lửa mà nước này bắt đầu tháo dỡ sau khi cam kết thực hiện trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2018, hãng thông tấn Yonhap ngày 5-3 dẫn nguồn các cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết.
Khôi phục một bãi thử tên lửa?
Cụ thể, theo Yonhap, Triều Tiên, dưới sức ép trong nhiều năm qua nhằm thúc giục nước này từ bỏ chương trình hạt nhân, đang lắp lại một mái vòm và một cửa tại cơ sở Tongchang-ri. Trong cuộc họp ngắn với Ủy ban tình báo Quốc hội Hàn Quốc, Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) nước này khẳng định: “Tin tức mà Mỹ có được cũng giống như thông tin của chúng tôi”.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh của trang mạng 38 North của Mỹ cho thấy, các cấu trúc trên bệ phóng đã được xây dựng lại trong khoảng thời gian từ ngày 16-2 đến 2-3. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng công bố một báo cáo, đồng thời trích dẫn hình ảnh vệ tinh, kết luận Triều Tiên đang “theo đuổi việc xây dựng lại nhanh chóng” địa điểm này. Những hình ảnh được chụp chỉ 2 ngày sau khi các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un kết thúc mà không đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa. Cơ sở Tongchang-ri đã được sử dụng để phóng vệ tinh và thử nghiệm động cơ, và chưa bao giờ được sử dụng cho các vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Công việc tháo dỡ khu này đã bắt đầu vào năm 2018 nhưng đã dừng lại khi cuộc đàm phán với Mỹ bị đình trệ. Và hiện nay, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 về vấn đề phi hạt nhân hóa giữa ông Trump-Kim cũng đã thất bại do những bất đồng liên quan mức độ Triều Tiên sẵn sàng hạn chế chương trình hạt nhân của mình cũng như việc Mỹ sẵn sàng nới lỏng trừng phạt đối với Bình Nhưỡng.
Tương lai nào cho đàm phán Mỹ – Triều?
Cam kết tháo dỡ Tongchang-ri từng được coi là một biện pháp xây dựng lòng tin giữa Bình Nhưỡng và Washington. Vì vậy, nếu việc xây dựng lại cơ sở này được xác nhận, đây chính là động thái nguy hiểm, có thể làm chệch đường đàm phán Mỹ-Triều về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hoạt động này có thể chọc giận Washington, khi rõ ràng đây là động thái nhắc nhở một chút với chính quyền Trump rằng, Bình Nhưỡng có công nghệ chế tạo vũ khí và sẽ không từ bỏ dễ dàng. Hầu hết các nhà phân tích tin rằng, nhiều khả năng, trong giai đoạn này, ông Kim Jong-un đang kiểm tra ranh giới và thử lòng kiên nhẫn của ông Trump, thay vì sẵn sàng thử tên lửa đạn đạo. Nếu Triều Tiên đã đi xa hơn nữa – xây dựng lại một bệ thử tên lửa và phá vỡ cam kết ngừng thử tên lửa, điều này rõ ràng sẽ khiến Tổng thống Trump phản ứng khó lường.
Và Triều Tiên có thể bị “tấn công” bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Washington ngày 6-3 đã cảnh báo Bình Nhưỡng có thể phải đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn nữa nếu không thực hiện các bước phi hạt nhân hóa. Trả lời phỏng vấn với Fox Business Network, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh, Washington sẽ theo dõi xem Bình Nhưỡng có kiên quyết từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này và mọi thứ liên quan đến nó hay không. “Nếu họ không sẵn sàng làm điều đó, tôi cho rằng, Tổng thống Trump đã nêu rất rõ… họ sẽ không được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế và trên thực thế, chúng tôi sẽ xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt đó”, ông tuyên bố.
KHẢ ANH
Theo CAND
Hàn Quốc và Triều Tiên treo cờ vàng, dỡ bỏ các trạm gác biên phòng
Ngày 4-11, Hàn Quốc và Triều Tiên đã treo cờ vàng tại 11 trạm gác của mỗi bên dọc theo đường biên giới được canh phòng cẩn mật.
Đây là bước đi đầu tiên của 2 nước hướng tới dỡ bỏ các trạm gác này theo thỏa thuận quân sự đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 9 vừa qua
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn từ các quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết, 2 bên treo lá cờ màu vàng có kích thước 4m x 3m tại tổng cộng 22 trạm gác như một dấu hiệu cho thấy các trạm gác này sẽ được dỡ bỏ.
Một quan chức nêu rõ, việc treo cờ vàng nhằm tạo điều kiện cho 2 bên quan sát tiến trình dỡ bỏ. Quá trình dỡ bỏ có thể được tiến hành một cách minh bạch.
Những lá cờ màu vàng được treo ở các đồn biên phòng dọc biên giới phía Hàn Quốc và Triều Tiên. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc/YONHAP
Giới chức 2 bên đã nhất trí thí điểm dỡ bỏ các trạm gác trong Khu phi quân sự liên Triều (DMZ), hành động có ý nghĩa then chốt trong các nỗ lực biến vùng đệm này thành một "khu vực hòa bình".
Biện pháp trên là một phần của "Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom ở lĩnh vực quân sự" được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thông qua ngày 19-9 vừa qua.
2 bên đã nhất trí ngừng "mọi hành động thù địch", từng bước tháo gỡ mìn cũng như bỏ các trạm kiểm soát trong DMZ, chấm dứt các cuộc tập trận bắn đạn thật có sự tham gia của các máy bay cánh cố định và các loại vũ khí hành trình không đối đất trong khu vực cấm bay.
Hàn Quốc và Mỹ từng tiến hành các cuộc tập trận thường kỳ như vậy trước khi quyết định ngừng từ tháng 6 vừa qua sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần đầu tiên.
ANH PHAN
Theo sggp
Triều Tiên chỉ trích về báo cáo của một tổ chức nhân quyền Mỹ Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 4/11 đã chỉ trích báo cáo của một tổ chức giám sát nhân quyền của Mỹ cho rằng tình trạng bạo hành tình dục đối với phụ nữ đang lan tràn ở Triều Tiên. Ông Kenneth Roth, Giám đốc điều hành tổ chức Giám sát Nhân quyền. (Nguồn: getty images) Phản ứng này được...