Triều Tiên đang thay đổi
Nga sẽ vào Triều Tiên khai thác khí đốt; Đức mở văn phòng thương mại tại khu công nghiệp Kaesong, Nhật Bản bất ngờ hâm nóng quan hệ với Bình Nhưỡng… Những dự án hợp tác làm ăn của quốc tế với Triều Tiên cho thấy đất nước này đang thay đổi.
Ngày 5/6, Hãng thông tấn Nga Ria Novosti trích lời Bộ trưởng bộ Phát triển, Alexandre Galouchka, cho biết: Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh xóa 90% khoản nợ 11 tỉ USD cho chính quyền Bình Nhưỡng. Đây là khoản tiền Triều Tiên nợ Nga từ thời Liên Xô cũ. Theo ông Galouchka, hành động này cho phép giải quyết được một số vấn đề tồn đọng và đổi lại phía Triều Tiên hứa sẽ ưu tiên cho các tập đoàn Nga vào khai thác tài nguyên. Ông Galouchka nói thêm Moskva đã nghiên cứu một số dự án cụ thể, trong lĩnh vực quặng mỏ.
Hãng tin Interfax tiết lộ, Moskva và Bình Nhưỡng đã tìm được đồng thuận về một dự án cùng khai thác mỏ vàng. Đổi lại, tập đoàn Severnye Priisk của Nga sẽ cung cấp máy bay Tupolev cho Triều Tiên. Bên cạnh đó, Tập đoàn Basic Element của nhà tỷ phú Nga Oleg Deripaska đã đề nghị xây dựng một nhà máy nhiệt điện cho Triều Tiên. Ngoài ra, chính quyền Kim Jong-un cũng đồng ý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Nga muốn đến Triều Tiên làm ăn. Bình Nhưỡng sẽ đảm bảo cho các doanh nhân Nga được sử dụng những phương tiện tối tân, như Internet, điện thoại di động…
Trên thực tế, từ năm 2012 Nga đã quyết định xóa nợ cho Triều Tiên để đổi lấy nhiều hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho đất nước còn khép kín này. Trong số đó, có dự án đường xe lửa Liên Triều và một hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Hàn Quốc.
Video đang HOT
Ngày 10/6, AFP cho biết, một nhà sản xuất Đức sẽ trở thành một công ty nước ngoài đầu tiên bắt đầu hoạt động bên trong khu công nghiệp hỗn hợp Kaesong ở Triều Tiên. Công ty Groz-Beckert của Đức dự kiến mở một văn phòng thương mại để bán kim công nghiệp cho 20 nhà sản xuất vải sợi hoạt động bên trong khu vực đặc biệt này. Hãng tin Pháp dẫn lời một lãnh đạo của Groz-Beckert cho biết Chính phủ Triều Tiên đã bật đèn xanh cho dự án này. Công ty Groz-Beckert sẽ sử dụng cả nhân viên của công ty lẫn nhân sự của Triều Tiên.
Khu Công nghiệp Keasong hoạt động qua một thỏa thuận đặc biệt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Năm ngoái, Triều Tiên đã đóng cửa khu công nghiệp này trong 6 tháng, đổ lỗi cho việc gia tăng căng thẳng là từ các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Họ cũng tức giận về việc Liên Hiệp Quốc mở rộng các biện pháp trừng phạt để đáp lại cuộc thí nghiệm hạt nhân thứ ba của họ. Một thỏa thuận mở cửa lại khu công nghiệp này sau đó đã được đưa ra, trong đó có việc mở cửa khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Nếu như hai dự án trên dường như chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thì việc Nhật Bản và Triều Tiên bất ngờ đạt được một đồng thuận tại Stockholm, Thụy Điển hồi cuối tháng 5 vừa qua, lại mang một ý nghĩa chính trị to lớn. Ngày 29/5, sau ba ngày đàm phán song phương tại Thụy Điển, Bình Nhưỡng chấp thuận yêu sách của Tokyo điều tra rộng rãi về số phận của ít nhất 17 công dân Nhật Bản bị tình báo Triều Tiên bắt cóc trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đích thân Thủ tướng Shinzo Abe long trọng loan báo đạt được thỏa thuận trên hồ sơ gai góc, đầu độc quan hệ song phương từ gần 50 năm qua. Liền sau đó, Nhật thông báo sẽ giảm nhẹ một số cấm vận như du lịch, chuyển ngân và sẽ cho phép tàu biển Triều Tiên cập cảng, ngay khi Bình Nhưỡng thực hiện cam kết.
Trên thực tế, không ai biết được nguyên do sâu xa của thỏa thuận giữa Nhật Bản và Triều Tiên, nhưng việc trao đổi các công tác điều tra, bao gồm các nhà ngoại giao và nhân viên an ninh của cả hai phía, khiến người ta nghĩ rằng, Bình Nhưỡng đang tỏ ra mềm dẻo hơn trước. Theo giới phân tích, Triều Tiên muốn vực dậy nền kinh tế nên phải cải thiện các mối quan hệ với các nhà tài trợ. Nhưng điểm đáng chú ý là thời điểm ký kết. Vào lúc này, quan hệ giữa Triều Tiên với Hàn Quốc cũng như với Mỹ đang trải qua một giai đoạn căng thẳng. Trong khi đó, chính quyền Nhật Bản do ông Shinzo Abe lãnh đạo lại đang chọc giận Trung Quốc và Hàn Quốc vì đường lối phủ nhận quá khứ của ông. Do đó, Bình Nhưỡng nghĩ rằng, đây cũng là lúc tốt nhất để hạ nhiệt căng thẳng với Tokyo và cố gắng hạn chế bớt sự lệ thuộc vào Bắc Kinh cũng như ngăn chặn mặt trận liên minh SeoulTokyoWashington.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang tìm cách trở lại ván cờ địachính trị trong khu vực, mà sự ổn định của bán đảo Triều Tiên là một yếu tố trọng yếu. Trong mọi cuộc thương lượng đa phương về hồ sơ hạt nhân, Tokyo như bị ám ảnh bởi hồ sơ những người bị bắt cóc và điều này làm tê liệt các chính sách đối ngoại của họ đối với Bình Nhưỡng. Hơn nữa vào lúc này, các chính sách kinh tế Abenomics dường như không mấy phát huy hiệu quả và đang có dấu hiệu hụt hơi, nên việc thành công trên mặt trận đối ngoại có thể giúp ông khẳng định vị trí như là một tác nhân dám đối mặt với Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng ông Abe đang lao vào một nước cờ ngoại giao tế nhị: đồng thuận đạt được với Bình Nhưỡng đã gây bất ngờ cho Washington và nhất là Seoul. Trong khi giữa hai quốc gia anh em này đang gờm nhau và Mỹ tăng cường các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, Nhật Bản đã thông qua một thỏa thuận dự tính dỡ bỏ các lệnh cấm vận của Tokyo áp đặt mà không hề đếm xỉa gì đến hồ sơ hạt nhân. Trước mắt Tokyo vẫn tỏ ra thận trọng. Tuy nhiên, nếu Bình Nhưỡng có thể làm hài lòng Tokyo về số phận của những người Nhật bị bắt cóc, một cuộc họp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Shinzo Abe và lãnh đạo Kim Jong-un cũng rất có thể tạo cơ hội cho việc nối lại đàm phán đa phương về hồ sơ hạt nhân Triều Tiên.
Sau hơn 1 năm lên nắm quyền, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un đang biến đổi Triều Tiên một cách nhanh chóng. Sự lệ thuộc vào Trung Quốc giảm dần trong khi mở cánh cửa với thế giới bên ngoài. Tương lai của một Triều Tiên ra sao chưa rõ, nhưng đã có nhiều tín hiệu lạc quan.
Theo Năng Lượng Mới
Kim Jong-un hạ lệnh diễn tập thực tế gần với chiến tranh
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh tăng cường khả năng chiến đấu của binh sĩ quân đội nhân dân Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Lênh nay bao gồm việc tiến hành "diễn tập cường độ cao, gần tối đa với một cuộc chiến tranh thực sự".
Lệnh tương ứng, hãng thông tấn KCNA thông báo hôm thứ 7 (14/6), đã được ông Kim Jong Un đưa ra trong khi đến thăm đơn vị quân đội 863.
Trong chuyến thăm, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đặt ra những nhiệm vụ mới trước các chỉ huy đơn vị, mà theo ông, việc thực hiện chúng sẽ cho phép tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân nước này tại vùng biển Hoàng Hải và Biển Nhật Bản.
Theo Kiến Thức
Kim Jong-un nổi giận vì ... dự báo thời tiết sai Việc cơ quan dự báo thời tiết không ngừng dự báo sai khiến Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không thể im lặng thêm nữa. Theo báo Rodong Sinmun của Triều Tiên, ông Kim Jong-un đã thân chinh tới cơ quan khí tượng thủy văn nước này để chỉ trích về việc cơ quan này đưa ra "quá nhiều nhiều dự báo...