Triều Tiên đang nhận viện trợ từ Mỹ
Một tổ chức phi chính phủ ở Mỹ tuyên bố họ đang viện trợ cho Triều Tiên bất chấp việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa xóa sổ nước Mỹ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một buổi lễ duyệt binh. Ảnh: KCNA
Eugene Bell Foundation, tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, cho biết họ viện trợ y tế cho chương trình điều trị các bệnh nhân lao kháng thuốc ở Triều Tiên. Viện trợ bắt đầu từ tháng một năm nay.
“Mặc dù đang có căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng chúng tôi vui mừng vì không gặp khó khăn khi vận chuyển hàng viện trợ tới Triều Tiên. Lô hàng gồm thuốc men và vật tư y tế đã tới nơi”, tờ Telegraph hôm nay trích dẫn thông báo của Eugene Bell.
Video đang HOT
Theo thông cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, năm 2010, khoảng 5% dân số Triều Tiên mắc bệnh lao. Quan chức nước này cảnh báo đây là căn bệnh nguy hiểm nhất với người dân. Ít nhất 5.000 người Triều Tiên chết vì lao năm 2015.
Tình hình bệnh lao ở Triều Tiên trở nên căng thẳng khi Hàn Quốc cắt viện trợ hồi tháng một. Các trung tâm chữa trị lao mang tên “Super TB” ở Triều Tiên chỉ còn đủ thuốc duy trì hoạt động đến hết tháng 4 tới.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA mới đây cảnh báo nước này có thể phải đối mặt với nạn đói khiến hàng triệu người chết vì các lệnh cấm vận, đồng thời kêu gọi người dân làm thêm giờ và tăng năng suất trong mọi lĩnh vực để tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Văn Việt
Theo VNE
LHQ thả chuyến hàng viện trợ đầu tiên xuống thành phố bị vây hãm ở Syria
Rạng sáng hôm nay (24-2), một máy bay của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã thả 21 tấn hàng đầu tiên xuống Deir al-Zour", ông O"Brien báo cáo với HĐBA.
Ông O"Brien cũng cho biết, các nhóm trên bộ của Hội Trăng lưỡi liềm đỏ Arab của Syria xác nhận, các mặt hàng đã tới những khu vực cần tiếp cận theo dự kiến. TP Deir al-Zour là nơi có 200 nghìn người dân đang sống trong vòng vây hãm.
Trước đó, WFP đã bác bỏ phương án thả hàng viện trợ nhân đạo xuống Syria do sự phức tạp trong việc giành quyền sử dụng không phận, tổ chức phân phối hàng viện trợ trên mặt đất và tìm khu vực phù hợp để thả hàng viện trợ.
Chính phủ Anh cho rằng, sử dụng máy bay thả hàng viện trợ "có rủi ro cao và nên được coi là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác đều thất bại".
Trong một báo cáo gần đây, LHQ cho biết, những người mắc kẹt tại các khu vực bị vây hãm đang đối mặt với "tình cảnh ngày càng xấu đi mạnh mẽ" và xuất hiện "các trường hợp suy dinh dưỡng nghiêm trọng và tử vong do đói".
Tuần trước, hơn 100 xe tải chở thực phẩm và các mặt hàng cơ bản khác đã tiếp cận 80 nghìn người tại năm khu vực bị vây hãm ở Syria. Ngày 23-2, hơn hai đoàn xe cũng được triển khai tới hai thị trấn do các lực lượng chính phủ Syria bao vây.
LHQ ước tính, hơn 480 nghìn người Syria đang sống tại các khu vực bị vây hãm và bốn triệu người đang sống tại khu vực khó tiếp cận.
Tất cả các bên tham gia cuộc nội chiến Syria được cho là đã sử dụng chiến thuật chiến tranh vây hãm, trong đó các lực lượng sẽ bao vây và cắt đứt nguồn tiếp tế cần thiết tại một khu vực. Đây là hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
Trong diễn biến liên quan, lệnh ngừng bắn tạm thời dự kiến sẽ có hiệu lực trên khắp Syria từ ngày 27-2 (theo giờ Damascus).
Chính phủ Syria cho biết, sẽ thực hiện một phần thỏa thuận ngừng bắn nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu với IS, Mặt trận al-Nusra và "các nhóm khủng bố khác có liên quan hai tổ chức này".
Theo_Báo Nhân Dân
Fiji: Hàng chục nghìn người mất nhà cửa sau bão Winston Hàng viện trợ đang được phân phát nhưng những khu vực xa xôinơi người dân Fiji cần hỗ trợ nhất vẫn rất khó tiếp cận. Hàng chục nghìn người dân Fiji mất nhà cửa và vẫn đang sống trong các trung tâm sơ tán sau bão. Số người thiệt mạng do siêu bão Winston đã lên tới 42 người. Trung tâm kiểm soát...