Triều Tiên đang đối mặt với nhiều nguy hiểm?
Kinh tế khó khăn là một trong những thách thức mà Bình Nhưỡng phải đối mặt bên cạnh sự bao vây, cấm vận của Mỹ cùng đồng minh.
Trong bối cảnh Triều Tiên hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Kim Il-sung, theo đuổi tham vọng trở thành “quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng” vào năm 2012… nhiều nhà phân tích phương Tây lo ngại nước này sẽ có hành động cứng rắn.
Chưa dừng lại, họ lo ngại rằng sau vụ chìm tàu Cheonan và vụ Triều Tiên nã pháo thì những hành động cứng rắn (nếu có) sẽ đẩy hai miền Triều Tiên đến bờ vực và nổ ra chiến tranh.
Cụ thể, theo Telegraph, nếu Bình Nhưỡng có hành động khiêu khích, Hàn Quốc sẽ trả đũa quân sự dù Hàn Quốc có nhiều thứ để mất hơn nếu xảy ra chiến tranh như thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài…
Tàu Hải quân Cheonan của Hàn Quốc được trục vớt.
Video đang HOT
Theo các nhà phân tích này, việc kế nhiệm Chủ tịch Kim chưa chắc chắn lại càng làm trầm trọng nguy cơ xảy ra tranh chấp chính trị. Điều này bắt nguồn từ việc người con trai thứ ba của nhà lãnh đạo Kim Jong-il là Kim Jong-un, người được cho là sẽ kế nhiệm cha mình quá trẻ, thiếu kinh nghiệm cộng với nền tảng quyền lực mong manh.
Thêm vào đó, ông còn phải đối mặt với sức ép về cải cách kinh tế và sức ép liên quan đến vai trò của quân đội trong đời sống chính trị, các vấn đề về xã hội như tỷ lệ tội phạm cao, đời sống một bộ phận nhân dân còn thấp…
Theo phương Tây, với việc Triều Tiên có vũ khí mạnh và thương mại hóa chúng cũng là một nguy cơ. Điển hình là việc Bình Nhưỡng đang hỗ trợ các chương trình vũ khí hạt nhân cho Libya và Syria (theo cáo buộc của phương Tây).
Tiếp đến, nước này có thể tìm kiếm các thỏa thuận tương tự với cả Iran và Myanmar cho dù đến giờ phút này vẫn chưa có một bằng chứng rõ ràng nào chứng tỏ Bình Nhưỡng có thể giành được các thỏa thuận chuyển giao hạt nhân.
Kim Jong-un (mặc áo đen ở giữa), con trai thứ ba của Chủ tịch Kim sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức nếu kế nhiệm cha trong thời gian tới.
Tất cả những vấn đề trên tạo ra muôn vàn khó khăn cho Triều Tiên và có thể đẩy họ vào thế “hiếu chiến” và tiến gần hơn tới Trung Quốc để có thể nhận sự bảo trợ từ Bắc Kinh.
Theo Báo Đất Việt
Hàn Quốc : Năng lực cải tạo tên lửa của Triều Tiên yếu kém
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 8/6 dẫn nguồn tin từ cơ quan tình báo nước này cho biết, Bắc Triều Tiên đã thử tên lửa tầm thấp.
Ảnh minh hoạ
Theo thông tin này, Bắc Hàn đã thử tên lửa ở khu bờ Tây từ tuần trước song không biết rõ thời gian cụ thể. Chỉ biết rằng, loại tên lửa mà Bắc Hàn đã thử là tên lửa tầm thấp mang ký hiệu KN-06.
Tên lửa đã được thử nghiệm trong khuôn khổ chương trình nâng cấp và cải tiến tên lửa KN-06. Điều đáng chú ý là các kỹ sư của Bắc Hàn dường như rất khó để có thể cải tiến nâng tầm bắn của tên lửa KN-06 xa thêm nữa.
Theo thông tin tình báo Hàn Quốc, trong một vài năm trước, đặc biệt là trong năm 2009, Bắc Hàn thường xuyên thực hiện các vụ phóng thử nghiệm tên lửa với mục đích nhằm phô trương sức mạnh quân sự của mình với Nam Hàn và các nước phương Tây.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thông tin về các cuộc thử nghiệm tên lửa trên lãnh thổ của Bắc Hàn rất ít. Ngoài vụ thử nghiệm tên lửa KN-06 vào tuần trước thì trong năm 2009 chỉ ghi nhận có lần thử nghiệm duy nhất diễn ra vào tháng 10/2009.
Đến cuối năm 2010 - đầu năm 2011, tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lắng dịu đi rất nhiều kể từ sau vụ đấu pháo và chìm tàu Cheonan của Hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải mà phía Nam Hàn vẫn một mực khẳng định là do Bắc Hàn làm.
Đến nay, hai nước đã xoa dịu với nhau và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này đã diễn ra không có kết quả, thậm chí trong tháng 5 vừa qua, Bình Nhưỡng chính thức tuyên bố, từ nay về sau sẽ không bao giờ đàm phán với Hàn Quốc và Tổng thống của Hàn Quốc nữa.
Theo Giáo Dục VN