Triều Tiên đang “cả gan” định hình cuộc chơi mới
Triều Tiên đã đi xa hơn trước rất nhiều trong việc thách thức tất cả các đối tác đồng thời chấp nhận hậu quả bị cô lập hơn trước đáng kể ở trong cũng như ngoài khu vực.
Những động thái của Triều Tiên trong thời gian gần đây đã làm thay đổi rất đáng kể cục diện chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và tác động trực tiếp tới quan hệ của nước này với các nước láng giềng trong khu vực và với Mỹ.
Sẽ không quá lời khi cho rằng một cuộc chơi chính trị và địa chính trị mới đã được khơi mào ở nơi này.
Bắt đầu bằng việc tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch, Triều Tiên phóng tên lửa đẩy vệ tinh lên quỹ đạo và rồi đóng cửa khu công nghiệp Keasong ở vùng giáp biên giới với Hàn Quốc.
Hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa hồi năm 2012.
Thử hạt nhân thôi chứ chưa nói tới thử bom hạt nhân hay bom nhiệt hạch và thử tên lửa đạn đạo đều là những việc Triều Tiên bị Liên Hợp Quốc (LHQ) cấm và cũng vì bất chấp sự cấm đoán này mà Triều Tiên bị LHQ cùng với Mỹ, EU và một số đối tác khác áp dụng những biện pháp cấm vận và trừng phạt về chính trị, kinh tế, tài chính và thương mại từ đã nhiều năm nay.
Khu công nghiệp Keasong không chỉ là một nguồn ngoại tệ quan trọng đối với Triều Tiên mà còn là sự hiện hữu của mối liên hệ trực tiếp thường xuyên gần như duy nhất giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên và đóng vai trò chiếc hàng thử biểu chính xác nhất về thực trạng quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Từ đó có thể dễ dàng nhận thấy vì những động thái mới nói trên mà quan hệ hiện tại của Triều Tiên với các nước láng giềng trong khu vực và với Mỹ đã trở nên căng thẳng hơn và phức tạp hơn.
Phản ứng của LHQ và 4 đối tác này vẫn theo mô thức xưa nay. Cùng với việc thể hiện sự phản đối, họ có những biện pháp mới riêng. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc dự tính sẽ xiết chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, đẩy mạnh hợp tác về quân sự, quốc phòng và an ninh cũng như tăng cường tiềm lực quân sự.
Mới đây nhất, Mỹ quyết định triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại ở Hàn Quốc. Trung Quốc vừa phê phán Triều Tiên vừa kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế. Mô thức phản ứng và đối phó này của LHQ, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vốn không hề lạ lẫm gì đối với Triều Tiên.
Dù vậy, thực trạng hiện tại trong khu vực không còn chỉ là sự tiếp tục của tình trạng tồn tại lâu nay mà đã hình thành cuộc chơi chính trị an ninh và chính trị ngoại giao mới. Cái mới là sự bất chấp của Triều Tiên.
Triều Tiên đã đi xa hơn trước rất đáng kể trong việc thách thức tất cả các đối tác kia và chấp nhận một hậu quả là bị cô lập hơn trước ở trong cũng như ngoài khu vực. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu đối nội, nguyên do đối với Triều Tiên là cảm nhận về mối đe dọa an ninh trực tiếp từ phía Mỹ và Hàn Quốc, từ những điều chỉnh của Nhật Bản về chính sách quân sự, quốc phòng và an ninh cũng như là lo ngại về khả năng Trung Quốc thay đổi chính sách đối với Triều Tiên.
Vì thế, thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, dù thành công hay thất bại, dù núp dưới danh nghĩa thử bom nhiệt gạch hay phóng đẩy vệ tinh lên quỹ đạo, là cách thức duy nhất và hiện cũng hiệu quả nhất để Triều Tiên vừa trấn an bên trong vừa tăng vị thế đối với bên ngoài, vươn nhằm tới sự công nhận “ngang bằng” với các cường quốc hạt nhân và vũ trụ để có con chủ bài sáng giá sử dụng trong quá trình đàm phán sau này với các đối tác liên quan.
Cuộc chơi mới đang định hình ở nơi đây vì Mỹ và Trung Quốc sẽ không để cho Triều Tiên “ngang bằng” với mình và sẽ không công nhận điều đó, cũng còn vì không muốn Nhật Bản và Hàn Quốc đòi vũ trang hạt nhân.
Chạy đua vũ trang sẽ quyết liệt hơn và sẽ làm thay đổi tương quan lực lượng ở khu vực. Các bên sẽ không xô đẩy nhau và chiến tranh thực thụ như thủa xưa nhưng sẽ tăng cường vũ trang và tiềm lực quân sự.
Cuộc chơi mới đang khởi đầu ở khu vực vì Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc còn tận dụng những diễn biến mới này để gia tăng áp lực đối với cả Trung Quốc lẫn Triều Tiên theo hướng thúc ép Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Triều Tiên để buộc nước này tuân thủ những nghị quyết liên quan của LHQ, từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, trở lại bàn đàm phán cũng như phân hoá Trung Quốc với Triều Tiên, khiến Trung Quốc càng thêm khó xử. Có thể nói là cuộc chơi mới này trong chừng mực nhất định mang tính định mệnh đối với Triều Tiên và tiềm ẩn không ít rủi ro đối với các đối tác khác.
Theo Danviet
Triều Tiên xây dựng nhà vòm tại cơ sở phóng tên lửa Sohae
Các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên đang cho lắp đặt một nhà vòm ở cơ sở phóng vệ tinh Sohae sau khi đã hoàn tất công tác nâng cấp một bệ phóng tên lửa tại đây. Thông tin này càng làm dấy lên nghi ngờ về việc Bình Nhưỡng có thể sẽ phóng thử tên lửa vào tháng 10 tới.
Tình báo Mỹ cáo buộc Triều Tiên đẩy nhanh nâng cấp cơ sở Sohae phục vụ kế hoạch phóng tên lửa vào tháng 10 tới (Ảnh: 38 North)
Theo các nguồn thạo tin ngày 1/8, tình báo Mỹ đang nắm giữ những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã nâng cấp xong bệ phóng tên lửa ở cơ sở Sohae, Tây Bắc nước này, và đang chuyển sang phần lắp đặt nhà vòm.
Việc xây dựng nhà vòm này nhằm mục đích tránh sự theo dõi của các vệ tinh do thám và công tác lắp đặt dự kiến sẽ được hoàn thiện trong tháng này.
Thời gian qua, các cơ quan tình báo Mỹ và khu vực đã theo dõi sát mọi động thái của Triều Tiên tại cơ sở Sohae thuộc bãi phóng Tongchang-ri, tỉnh miền Bắc Pyongan.
Qua theo dõi phát hiện Triều Tiên đã nâng giàn cần cẩu cao 50m lên thành 60m, đồng thời lắp đặt thêm một số thiết bị để đảm bảo cơ sở này có đủ khả năng phóng các tên lửa tầm xa có kích cỡ gấp đôi tên lửa Unha-3 dài 30 m đã được Bình Nhưỡng sử dụng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo tháng 12/2012.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy tên lửa đã được đặt vào bệ phóng.
Những thông tin trên càng làm dấy lên lo ngại về khả năng Triều Tiên có thể sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa mới vào tháng 10 tới, nhất là sau tuyên bố đáng chú ý của Đại sứ Triều Tiên tại Liên hợp quốc Jang Il Han hôm 28/7 vừa qua.
"Trước đây, chúng tôi từng tuyên bố sẽ đáp trả hành động răn đe quân sự và gây sức ép của Mỹ bằng việc hiện đại hóa, mở rộng và tăng cường các lực lượng hạt nhân của chúng tôi. Do vậy, tôi sẽ không loại trừ khả năng (Triều Tiên) tiến hành một trong những điều đã đề cập ở trên", ông Jang Il Han phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York.
Tuy nhiên sau đó, ông Jang Il Han cũng đã chủ động hạ thấp quan ngoại của phương Tây bằng tuyên bố "tôi không chắc chắn liệu điều này sẽ xảy ra hay không".
Trước đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn một "nguồn tin tình báo đáng tin cậy" cho hay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul đã ra lệnh phóng vệ tinh nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 10/10.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Hoàn tất nâng cấp bãi phóng, Triêu Tiên sắp thử tên lửa? Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Triều Tiên đã hoàn tất việc nâng cấp bãi phóng vệ tinh chính, khiến khả năng nước này phóng tên lửa tầm xa để kỷ niệm một ngày lễ lớn trong tháng 10 được tin rất có thể diễn ra. Trung tâm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên (Ảnh: AFP) Thông tin được Viện...