Triều Tiên đã thay đổi như thế nào trong thời Kim Jong-un?
Dù vẫn còn khoảng cách lớn giữa nông thôn và thành thị, Triều Tiên vẫn xứng đáng được ghi nhận những tín hiệu tích cực trong 3 năm qua, hãng tin Al-Jazeera cho biết.
Ở một đất nước có quá nhiều điều không hay trên mặt báo nước ngoài, sự thật cuộc sống của người dân Triều Tiên thế nào? Hãng tin Al-Jazeera hôm 20.12 có bài viết về những thay đổi rất đáng ghi nhận của Bình Nhưỡng dưới thời lãnh đạo trẻ Kim Jong-un, bên cạnh nhiều khó khăn không thể che lấp ở nơi này.
Kim Jong-un thay đổi Triều Tiên
Với những thông tin ngập tràn về tình trạng nhân quyền ở Triều Tiên cũng như chế độ sống bị kiểm soát, đa phần đều nghĩ đến nơi này như một chốn hoang tàn, thiếu sức sống. Mặc dù vậy kể từ khi Kim Jong-un nắm quyền lãnh đạo năm 2011, Triều Tiên đã “trải qua một cuộc tân trang dữ dội”, Al-Jazeera mô tả.
Theo đó Bình Nhưỡng đã “trang hoàng” đường phố bằng taxi, xe buýt 2 tầng và những tòa nhà với màu sắc sặc sỡ. Nét sinh động ấy cũng song song với mức sống và sự đa dạng trong các nhu cầu giải trí, tinh thần của người Triều Tiên.
Sản xuất bia ở Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Al-Jazeera nói rằng các cửa hiệu thời trang như H&M đã mở ra để chào đón những người phụ nữ sành điệu. Xa một chút, là những quán ăn có khái niệm “xa xỉ” với một tách trà lipton giá 5USD hoặc một ly cappuchino 8 USD.
Video đang HOT
“Mọi thứ, ít nhất là ở Bình Nhưỡng, đã thay đổi rất nhiều. Mức sống đã được cải thiện và mọi người có thái độ thoải mái hơn rất nhiều với người nước ngoài”, Leo van der Velden, cựu Phó giám đốc của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại CHDCND Triều Tiên nói với Al-Jazeera.
Dưới thời Kim Jong-un, đường phố cũng đã ghi nhận sự quan tâm của chính phủ vào việc tu bổ công viên, vỉa hè, các công trình công cộng. Nhờ đó văn hóa ẩm thực đường phố bùng nổ, “các món ăn đường phố mọc lên như nấm tại Bình Nhưỡng”, theo Al-Jazeera.
Thách thức chờ đợi
Trong tất cả những thay đổi từ thời Kim Jong-un, quan trọng nhất chính là sự xuất hiện của làn sóng kinh doanh cá nhân.
Al-Jazeera cho rằng đó là bước tiến lớn, nếu biết rằng từ năm 2005, chính phủ đã tìm cách hạn chế việc mở rộng kinh tế thị trường do sự giàu có nhanh chóng của một bộ phận người dân. Và điều quan trọng hơn, việc thúc đẩy kinh tế phát triển, chú trọng đời sống tinh thần của người dân cũng là một cách “đo lòng trung thành của tầng lớp trung lưu”, đặt Bình Nhưỡng thành đối trọng về mức độ hấp dẫn với các thành phố nước ngoài.
Thách thức vẫn chờ đợi ông Kim Jong-un – Ảnh: Reuters
Mặc dù vậy, chưa hẳn Bình Nhưỡng đã hoàn toàn “vào guồng” cho một sự thăng tiến mạnh mẽ. Trang NK News vừa qua có bài viết nói về quan hệ Triều Tiên – Nga. Trong đó khi đề cập đến sự hợp tác kinh tế song phương, NK News khẳng định những mặt hàng cũng như thực phẩm của Triều Tiên “không phải hoặc chưa là thứ người Nga thực sự muốn mua”.
Việc không tương xứng về chất lượng và dịch vụ, một phần do khoảng cách trình độ và giàu – nghèo ở Triều Tiên còn cao, chính là cản trở lớn để Bình Nhưỡng mở cửa.
“Sự gia tăng rõ ràng của văn hóa tiêu dùng không thể che đậy cho cái nghèo của nhiều người Triều Tiên ở cả các thành phố và các vùng nông thôn”, Al-Jazeera dẫn lời Emma Campbell, một trợ giảng tại Đại học Quốc gia Úc nghiên cứu về Triều Tiên.
Dẫu sao, những thay đổi về mặt xã hội, góc nhìn của người Triều Tiên cũng là điều đáng ghi nhận nhất. Có điều, chưa biết nó sẽ duy trì bao lâu và như thế nào, Al-Jazeera viết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Má tôi biến con hoang thành con đẻ như thế nào?
Ngày ba tôi có phòng nhì, ba hắt hủi má và bỏ quên chị em chúng tôi. Năm đó tôi 8 tuổi. Trong mắt một đứa con gái 8 tuổi, ba là tất cả mọi thứ. Thế nhưng mọi thứ như sụp đổ.
ảnh minh họa
Tôi không thể quên những đêm má khóc ròng. Tôi không thể quên được trận đòn mà ba đánh má trước lúc ba đi. Nó ám ảnh và trong lòng tôi, ba chẳng còn là gì nữa.
Tôi chỉ biết ôm mẹ, chỉ biết nghĩ là mình sẽ phải cố gắng học thật giỏi, làm thật nhiều tiền để sau này trả thù kẻ bội bạc ấy. Trong đầu một đứa con nít 8 tuổi chất chứa hận thù.
Sau đó một thời gian dài, ba về và dẫn theo một đứa em gái kém tôi 4 tuổi. Có nghĩa là ba đã có bồ từ khi tôi còn rất nhỏ. Lúc này ba rất ân hận vì bỏ vợ hiền, bỏ những đứa con ngoan mà đi theo người đàn bà khác.
Má tôi thật sự là người biết vun vén. Má dể cho ba có thời gian để suy nghĩ về mọi việc. Sau đó má nhận nuôi em vì má em ấy không đủ điều kiện để nuôi. Bà ta cũng hạch sách đền bù thanh xuân này kia nhưng má tôi cương quyết không chịu.
Bất ngờ nhất là khi má coi em như chúng tôi. Má lo cho em ấy từ những cái nhỏ nhất, đưa em đi học, chờ em đi thi. Má lo lắng những khi em đau ốm, trực bệnh viện cả đêm khi em bị đau sốt. Má cho em những thứ mà chúng tôi đôi lúc phải ghen tỵ. Tôi nghĩ rằng chẳng biết tôi là con má hay em ấy là con má nữa.
Một thời gian sau trong gia đình tôi không còn coi Hạnh là đứa "con hoang" nữa. Em ấy đã trở thành một thành viên chính thức của gia đình. Giờ đây em đang là sinh viên năm thứ ba của Đại học Ngoại thương.
Ba tôi biết sai mà bù đắp tất cả cho má trong khoảng thời gian từ đó tới giờ. Với ba, má là người phụ nữ vĩ đại nhất! Em cũng gọi má tôi là má. Má đẻ của em vì thấy em ngoan ngoãn giỏi giang mà bà ấy cảm phục má tôi. Giờ đây gia đình tôi đang rất hạnh phúc.
Đến khi tôi lấy chồng, má vẫn thường dặn dò: "Trong cuộc sống gia đình, chắc chắn sẽ có lúc xảy ra sóng gió. Đàn ông là người xây nhà, nhưng đàn bà mới là người xây tổ ẩm. Chính con mới là người quyết định hạnh phúc gia đình mình. Phụ nữ chúng ta có lúc sẽ phải hy sinh. Nhưng con hy sinh vì chồng, trải qua sóng gió chắc chắn chồng con sẽ hiểu và yêu thương con nhiều hơn nữa". Tôi vẫn nghe lời má và luôn cố gắng vun vén, giữ chồng một cách nhẹ nhàng.
Theo VNE
Em nên bắt đầu như thế nào ...? 12 năm học phổ thông, tốt nghiệp, làm hồ sơ thi Đại học nhưng em đã không may mắn như bạn bè, thuận theo gia đình, em chấp nhận đi học trung cấp kế toán 2 năm. Trong thời gian đấy, cùng việc thất vọng với bản thân không đạt được kết quả như mong đợi, cộng thêm sự xích mích, đổ vỡ...