Triều Tiên đã sở hữu tên lửa hạt nhân bắn tới Mỹ
Một quan chức của Lầu Năm Góc cho rằng Triều Tiên đang sở hữu tên lửa đạn đạo có thể bay tới Mỹ.
Nhiều người xem một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên qua tivi tại nhà tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc.
Triều Tiên đã phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân tới lãnh thổ Mỹ, một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc nói với trang DefenseTech.com. Mặc dù vậy, Bình Nhưỡng vẫn chưa thể giải quyết vấn đề cách ly nhiệt, khiến đầu đạn nổ trong bầu khí quyển trước khi bay tới mục tiêu.
Đầu năm nay, Triều Tiên tuyên bố nước này đã phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động mới có tên KN-14 và sau đó giới thiệu nó tại lễ duyệt binh vào tháng 10. Bình Nhưỡng cũng khẳng định thử nghiệm thành công vật liệu cách ly nhiệt cho tên lửa, nhưng quan chức quân sự Mỹ chưa thể xác nhận công nghệ này đã được sử dụng.
Theo quan chức Lầu Năm Góc, Mỹ coi đe dọa từ Triều Tiên đủ nghiêm trọng để chuyển giao một số quyền chống vũ khí giết người hàng loạt từ Bộ Tư lệnh chiến lược sang Bộ Chỉ huy tác chiếc đặc biệt liên hợp.
Video đang HOT
Nhà phân tích quốc phòng Nga Vladimir Khrustalev cho biết thông tin chi tiết về khả năng của KN-14 không được tiết lộ, nhưng phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng những tuyên bố của Triều Tiên có cơ sở nhất định.
“Phần lớn chuyên gia ước tính tầm bắn tối đa của tên lửa mang theo đầu đạn hạn nhân là khoảng 5.500 đến 6.500 km, trong khi nó có thể di chuyển với vận tốc 12.000 km/giờ”, ông Khrustalev nói với trang Lenta.ru.
Chương trình tên lửa của Triều Tiên có thể trở thành một vấn đề đối với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, theo Tướng Curtis M. Scaparrotti, cựu Tư lệnh của Lực lượng vũ trang Mỹ tại Hàn Quốc và hiện là Tư lệnh cao nhất của NATO. Ông cho rằng tỷ phú Trump sẽ xem xét khả năng tấn công phủ đầu Triều Tiên trước khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa hạt nhân.
Chuyên gia Khrustalev cũng nhận định rằng chương trình tên lửa của Triều Tiên có một mục đích khác không liên quan tới đầu đạn hạt nhân, đó là chương trình khám phá vũ trụ.
Liệu chương trình khám phá vũ trụ của Triều Tiên có thực sự khiến Mỹ quan ngại? Điều này không thể loại trừ, một cựu Tư lệnh quân đội Mỹ khác tại Hàn Quốc, Tướng Walter Sharp nhận định.
Ông Sharp tin rằng Mỹ phải phá hủy bất cứ tên lửa nào của Triều Tiên ngay trên bệ phóng, bởi vì Washington không biết chắc chắn tên lửa mang theo vệ tinh hay đầu đạn hạt nhân. Một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không phải là vấn đề lớn với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm THAAD tại Hàn Quốc và hệ thống Aegis trên các tàu chiến Mỹ ở khắp Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Mỹ lép vế trước Nga và TQ về tên lửa siêu thanh
Công nghệ tên lửa siêu thanh của Nga và Trung Quốc sẽ đe dọa vị thế thống trị toàn cầu của Mỹ, theo một báo cáo mới công bố.
Tên lửa siêu thanh được trưng bày tại một triển lãm ở Nga.
Báo cáo do Ủy ban không quân Mỹ về nhu cầu phòng thủ chống lại hệ thống vũ khí tốc độ cao, cảnh báo vị thế thống trị toàn cầu của Washington sẽ bị đe dọa bởi công nghệ tên lửa siêu thanh từ Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, những nỗ lực phát triển công nghệ này của Mỹ đang tụt lại phía sau do thiếu kinh phí.
Tên lửa siêu thanh được định nghĩa là vũ khí di chuyển với tốc độ gấp 5 lần âm thanh (Mach 5) hay có khả năng tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay, được phát triển để chống lại tên lửa đạn đạo.
"Mỹ có thể đang đối mặt với đe dọa từ lớp vũ khí mới kết hợp hiệu quả các ưu thế tốc độ, khả năng linh hoạt và độ cao theo cách có thể thách thức chiến lược phòng thủ, tiếp cận và cường quốc toàn cầu của Washington", Mark J. Lewis, chủ tịch Ủy ban không quân Mỹ về nhu cầu phòng thủ chống lại hệ thống vũ khí tốc độ cao, cho biết.
Với nhiệm vụ nghiên cứu các phương án phòng thủ chống lại tên lửa siêu thanh, hay còn được gọi là vũ khí di chuyển tốc độ cao (HSMW), ủy ban của Không quân Mỹ cho rằng đây là một yêu cầu khó thực hiện và cách phòng thủ tốt nhất là Mỹ phát triển HSMW riêng có khả năng tấn công.
Hiện tại, Trung Quốc và Nga đã thử nghiệm các loại vũ khí HSMW có thể gây đe dọa đối với lực lượng vũ trang Mỹ ở trong nước cũng như nước ngoài.
Mỹ cũng đã sớm nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh, với tập đoàn Boeing phát triển tên lửa tên X-51 WaveRider có khả năng bay ở tốc độ siêu thanh hơn 3 phút trong cuộc thử nghiệm vào tháng 5.2013.
Theo hãng tin TASS, một số đầu đạn của Nga đã có khả năng bay với tốc độ siêu thanh ở giai đoạn cuối, bao gồm tên lửa tầm xa RS-24 Yars và RS-26 Rubezh cùng tên lửa chiến thuật Iskander-M.
Mặc dù vây, Nga hiện tại không sở hữu tên lửa có khả năng duy trì tốc độ siêu thanh trong suốt quá trình bay và công nghệ này vẫn còn cách xa nhiều năm. Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga hy vọng sẽ sản xuất được một tên lửa như vậy vào năm 2020.
Một trong những trở ngại chính để phát triển tên lửa siêu thanh là đám mây plasma hình thành quanh tên lửa di chuyển ở tốc độ Mach 5. Nó làm mất liên lạc vô tuyến và vô hiệu hóa hệ thống điều khiển, một nguồn tin của ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết.
Theo Danviet
S-500 Nga sẽ là "cơn ác mộng" đối với tên lửa, máy bay Mỹ Hệ thống phòng không tối tân S-500 của Nga có tầm bắn vượt trội, đủ sức đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tàng hình hay thậm chí là vệ tinh tầm thấp, đe dọa vị thế thống trị bầu trời của Mỹ. Tổ hợp S-500 Nga sẽ có những đặc tính chiến đấu vượt trội hơn hẳn S-400 và S-300. Theo...