Triều Tiên đã lắp đặt xong tên lửa
Triều Tiên đã hoàn thành lắp đặt tên lửa tầm xa trên trên bệ phóng, trước vụ phóng được dự kiến từ ngày 10-22 tháng này, báo Hàn Quốc cho biết.
Tên lửa Triều Tiên đã được đưa lên bệ phóng.
Dẫn nguồn tin chính phủ, hãng thông tấn Yonhap cho hay, tất cả 3 tầng của tên lửa Unha-3 đã được đặt lên bệ phóng ở bãi phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên. “Một số công nhân đang rút khỏi địa điểm”, nguồn tin cho biết.
Hôm thứ bảy vừa qua, Triều Tiên công bố kế hoạch phóng tên lửa vào khoảng từ ngày 10-22/12 này.
Video đang HOT
Mỹ và các nước đồng minh châu Á là Hàn Quốc và Nhật đã lên án vụ phóng dự kiến là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình, vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc áp đặt đối với Triều Tiên sau hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006 và 2009.
Theo Yonhap, sau khi lắp đặt xong tên lửa, Triều Tiên sẽ lắp đặt các thiết bị hỗ trợ như radar, camera, trước khi tiếp nhiên liệu cho tên lửa.
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các đồng minh NATO và Nga hối thúc Bình Nhưỡng hủy bỏ vụ phóng. “Mỹ rất quan ngại trước tuyên bố gần đây của Triều Tiên, rằng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa nữa”, bà Clinton cho biết tại một cuộc họp của Hội đồng NATO-Nga.
“Tôi kêu gọi mọi người ở đây lên tiếng kêu gọi Triều Tiên thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với Hội đồng bảo an”.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng vẫn khẳng định vụ phóng của họ là sứ mệnh “hòa bình” và hoàn toàn mang ý nghĩa khoa học, nhằm đưa vệ tinh vào quỹ đạo.
Hồi tháng 4 Triều Tiên cũng thực hiện một vụ phóng tương tự, song tên lửa đã phát nổ ngay sau khi được phóng lên.
Trung Quốc bày tỏ “quan ngại” trước kế hoạch phóng, với Bộ Ngoại giao kêu gọi “các bên liên quan hành động một cách xây dựng hơn đối với sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Nga cũng “lấy làm tiếc” về động thái mới của Triều Tiên và nhấn mạnh Triều Tiên phải có trách nhiệm đối với các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng cộng đồng quốc tế đang cạn sách đối phó với Triều Tiên, bởi nước này đã hứng chịu tầng tầng lớp lớp các lệnh trừng phạt.
Bàn đàm phán hạt nhân 6 bên nhằm đổi giải giáp lấy viện trợ đã bị ngưng trệ kể từ khi Bình Nhưỡng bỏ khỏi diễn đàn hồi tháng 4/2009. Hai tháng sau đó, nước này tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai.
Theo Dantri
Mỹ-Hàn đối phó vụ phóng tên lửa của Triều Tiên thế nào?
Mỹ và Hàn Quốc đã tăng cường các hoạt động giám sát và đặt quân đội vào vị trí sẵn sàng trước vụ phóng tên lửa của Triều Tiên- dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng này.
Bãi phóng Donchang-ri ở tây bắc Triều Tiên.
Các nguồn tin chính phủ và quân đội ở Seoul cho hay, sau khi Bình Nhưỡng thông báo quyết định phóng tên lửa mang theo "vệ tinh quan trắc" vào khoảng từ 10 đến 22.12, Seoul và Washington đã triển khai vệ tinh và máy bay do thám để giám sát chặt chẽ bãi phóng Donchang-ri ở tây bắc Triều Tiên.
"Lực lượng Mỹ và Hàn Quốc đã cùng chuẩn bị tư thế giám sát vững chắc và đặt quân đội vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, nhằm theo dõi chặt chẽ mọi động thái có liên quan đến vụ phóng tên lửa tầm xa của Triều Tiên" - Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-seok nói.
Sau tuyên bố, quân đội Hàn Quốc đã phát hiện dấu hiệu chuẩn bị cho cuộc tập trận bắn đạn thật tại các căn cứ của Triều Tiên, gần biên giới trên biển với Hàn Quốc - quan chức quân đội Hàn Quốc cho hay. Động thái mới nhất này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng đã lắp đặt tầng 1 của tên lửa 3 tầng vào bệ phóng.
Chính phủ Hàn Quốc cho biết, sẽ tiến hành phân tích sâu rộng để xác định các tọa độ bị ảnh hưởng, nhằm đưa máy bay và tàu thuyền dân sự khỏi vùng mà tên lửa đi qua.
Quân đội Hàn Quốc cũng lập kế hoạch nâng cấp tình trạng giám sát "Watchcon 3" - mức bảo vệ quốc phòng trong điều kiện bình thường - lên thêm một mức cao hơn.
Trong khi đó, Mỹ đã triển khai máy bay giám sát Cobra Ball - thường được sử dụng để quan sát đường đi của tên lửa đạn đạo tầm xa - tới căn cứ không quân ở Okinawa.
Hải quân Hàn Quốc lập kế hoạch cử 2 tàu chiến lớp Aegis được trang bị radar Spy-1, có thể phát hiện mục tiêu cách xa 1.000km tới Hoàng Hải.
Mặc dù Triều Tiên nói rằng tên lửa mà nước này dự kiến phóng dùng để đưa vệ tinh vào quỹ đạo, phục vụ mục đích hòa bình, song thế giới nghi ngờ rằng đây chỉ là chiêu để che đậy vụ thử công nghệ tên lửa tầm xa.
Vụ phóng được lên kế hoạch gần với ngày bầu cử của Hàn Quốc hôm 19.12 và lễ tưởng niệm 1 năm ngày mất của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il- ngày 17.12.
"Vụ phóng tên lửa lần này dường như nhằm ca ngợi chính quyền của ông Kim Jong-un" - ông Baek Seung-joo- thuộc Viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc nói. Một chuyên gia khác- ông Kim Hee-sang tại Viện các Vấn đề an ninh quốc gia Hàn Quốc- cũng đưa ra nhận xét tương tự, cho rằng mục đích của vụ phóng lần này là nhằm củng cố chính quyền Triều Tiên trong bối cảnh có nhiều cải tổ quốc phòng gần đây.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm nay Nga cũng lên tiếng giục Triều Tiên từ bỏ kế hoạch phóng tên lửa, nói rằng vụ phóng sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trước đó, Nga luôn là nước có những chỉ trích cân nhắc về hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, nhằm kiềm chế các hành động khiêu chiến phản tác dụng của nước này.
Theo laodong
Triều Tiên lắp đặt tầng tên lửa cuối cùng Một binh sĩ Triều Tiên canh gác tên lửa trong vụ phóng vào tháng 4 Triều Tiên đã hoàn thành việc lắp đặt tầng thứ 2 của tên lửa tầm xa vào bệ phóng và đang tiến hành lắp ráp tầng thứ 3 và cũng là tầng cuối cùng. Kênh truyền hình KBS TV của Hàn Quốc ngày hôm qua (4/12) cho biết...