Triều Tiên công bố thời điểm tổ chức diễu binh quy mô lớn
Triều Tiên sẽ tổ chức một cuộc diễu binh quy mô lớn vào tháng 10 năm nay, đảng Lao động cầm quyền ngày 13/2 cho biết, đồng thời nhấn mạnh tới sự cần thiết đối với các vũ khí hiện đại để đẩy mạnh khả năng chiến đấu của nước này.
Một cuộc diễu binh của Triều Tiên năm 2010 (Ảnh: EPA)
Cuộc diễu binh quy mô lớn với sự tham gia của hải, lục, không quân sẽ được tổ chức vào ngày 10/10 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động, theo một nghị quyết được Bộ chính trị Ủy ban trung ương đảng thông qua.
Cuộc diễu binh hồi tháng 10 sẽ “chứng tỏ cho thế giới và trong nước thấy năng lực của các quân nhân và sự đoàn kết của mọi người phía sau Nguyên soái kính yêu”, nghị quyết viết, nhắc tới nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhấn mạnh sự cần thiết nhằm đảm bảo chiến thắng trong “bất kỳ trận đánh cuối cùng” nào với Mỹ, nghị quyết nêu bật các nỗ lực nhằm phát triển các khí tài quân sự mạnh, hiện đại, có độ chính xác cao, cần thiết để “bắt kịp với chiến tranh hiện đại”.
Sự kiện như vậy lần đây nhất được tổ chức vào tháng 7/2013 – một cuộc diễu binh kéo dài 2 giờ nhằm phô trương sức mạnh quân sự và thể hiện tình yêu nước, với sự tham gia của nhiều binh sĩ, các xe tăng và hệ thống phóng tên lửa.
Video đang HOT
Các chuyên gia quân sự thế giới luôn theo dõi chặt chẽ các cuộc diễu binh, thường diễn ra tại quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng, để tìm hiểu liệu Triều Tiên có giới thiệu một loại vũ khí mới nào hay không.
Cuộc diễu hành năm 2013 đã phô diễn một tên lửa đạn đạo tầm xa, mặc dù các chuyên gia tranh cãi rằng liệu đó có phải là một phiên bản thật có thể hoạt động hay chỉ là mô hình.
Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử hạt nhân và đe dọa vụ thử thứ 4 trong khuôn khổ một chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân mà nước này đã theo đuổi bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế.
Kể từ khi lên nắm quyền thay người cha Kim Jong-il vào năm 2011, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã củng cố quyền lực, tiến hành một số cuộc thanh trừng, trong đó có vụ tử xử người chú dượng kiêm cố vấn lâu năm Jang Song-thaek.
Nghị quyết hôm nay của đảng đã nhấn mạnh tới sự cần thiết nhằm áp dụng “kỷ luật tổ chức nghiêm ngặt” trong đảng để tăng cường sự đoàn kết phía sau sự lãnh đạo của ông Kim Jong-un.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nhật muốn được điều binh giải cứu công dân ở nước ngoài
Thủ tướng Shinzo Abe hôm qua cho biết ông muốn mở rộng phạm vi hoạt động của Các lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), cho phép họ giải cứu công dân trong trường hợp họ gặp nguy hiểm ở nước ngoài.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
"Vào lúc này, dù công dân Nhật Bản, bao gồm cả thành viên của những tổ chức phi chính phủ, đang gặp nguy hiểm ở nước ngoài, SDF vẫn không thể cứu họ ngay cả khi nước liên quan cho phép", Japan Times dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói hôm qua. "Tôi muốn thảo luận các cách cho phép giải cứu" công dân Nhật Bản.
Theo ông Abe, Tokyo không nên áp đặt giới hạn địa lý khi làm điều đúng, nghĩa là SDF có thể được điều động đến bất cứ nơi nào trên thế giới nếu trường hợp đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của chính phủ.
Bình luận trên được đưa ra sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt đầu hai con tin Nhật Bản Kenji Goto và Haruna Yukawa rồi tung video hành quyết lên Internet.
Ông Abe cho biết có rất nhiều người Nhật Bản đang làm việc cho các tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Tokyo "sẽ xem xét khả năng sử dụng vũ khí để tiêu diệt mối nguy hiểm và giải cứu" những cá nhân này.
Thủ tướng Abe từ lâu đã cho rằng SDF cần có vai trò lớn hơn trong việc bảo vệ sinh mạng người Nhật Bản ở nước ngoài bằng cách xóa bỏ hạn chế pháp lý về hoạt động của lực lượng này. Nhưng nỗ lực của ông đã làm dấy lên lo ngại trong nhóm theo chủ nghĩa hòa bình tự do ở Nhật Bản.
Điều động quân nhân SDF tham gia một nhiệm vụ giải cứu con tin sẽ làm gia tăng khả năng Nhật Bản bị kéo vào chiến tranh, các chuyên gia nhận định.
Thủ tướng Abe dự kiến trình dự luật mới về an ninh lên lưỡng viện vào mùa xuân năm nay. Dự luật có khả năng bao gồm một điều khoản cho phép SDF điều động các đơn vị ra nước ngoài với sự cho phép của chính phủ nước đó để giải cứu công dân Nhật Bản trong trường hợp khẩn cấp.
Dự luật mới còn bao gồm điều khoản dựa theo quyết định thay đổi cách diễn giải với Hiến pháp từng gây tranh cãi hồi tháng 7/2014, cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc hỗ trợ đồng minh bị tấn công. Liên minh cầm quyền Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Komeito dự kiến bắt đầu thảo luận về nội dung của dự luật an ninh trong tháng này.
Khi được hỏi liệu hành động theo quyền phòng vệ tập thể có khiến Nhật Bản trở thành một mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố không, ông Abe cho biết yếu tố quan trọng nhất là trách nhiệm của Tokyo với tư cách là một thành viên trong cộng đồng quốc tế tham gia các nỗ lực loại bỏ chủ nghĩa khủng bố.
"Về cơ bản, chúng tôi sẽ đẩy mạnh "hòa bình chủ động" để hiện thực hóa một thế giới không có chủ nghĩa khủng bố", ông Abe nói. "Điều quan trọng nhất là đảm bảo hòa bình và ổn định ở Trung Đông chứ không phải lo lắng xem bọn khủng bố sẽ nghĩ gì".
Tuy nhiên, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ không gia nhập liên minh quốc tế đang thực hiện chiến dịch không kích vào các mục tiêu của IS cũng như hỗ trợ cho nỗ lực này. "Không có quốc gia nào có thể thoát khỏi nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố", ông Abe nói. "Đó là lý do tại sao cộng đồng quốc tế cần hợp tác và chia sẻ thông tin để cùng đối phó".
Như Tâm
Theo VNE
Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc Thời tiết khắc nghiệt là lý do phù hợp để các căng thẳng trên biển hạ nhiệt. Nhưng Trung Quốc từng lợi dụng thời tiết để qua mặt Philippines và chiếm bãi cạn Scarborough. Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc Trong giai đoạn nửa đầu năm 2012, Philippines và Trung Quốc đụng độ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough....