Triều Tiên công bố hình ảnh chưa từng có về tên lửa
190 hình ảnh chưa từng được công bố đã được các nhà phân tích phương Tây chỉ ra trong video giới thiệu chương trình phát triển tên lửa của Triều Tiên.
Tên lửa Triều Tiên là lá chắn phòng thủ quan trọng trước Mỹ và Hàn Quốc.
Trong đoạn video đăng tải ít ngày sau khi Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhiều chi tiết đáng chú ý đã được báo chí phương Tây phân tích. Tổng cộng 190 hình ảnh đã được tách ra với những thông tin quân sự quan trọng, lần đầu tiên được Triều Tiên công bố.
Tên lửa Scud-B đời đầu
Hình ảnh này là tên lửa Scud-B đời đầu, do Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Theo CNN, tên lửa Scud-B được Triều Tiên sở hữu sau khi nhập từ Ai Cập giai đoạn 1980. Dù tên lửa Scud-B không phải là loại nguyên gốc được chuyển giao nhưng nó vẫn cho thấy tầm quan trọng trong kế hoạch phát triển của Bình Nhưỡng. Sự xuất hiện của cố lãnh đạo Kim Jong-il đã cho thấy tầm quan trọng này.
Tên lửa Hwasong-10 đầu tiên
Tên lửa tầm trung Hwasong-10, hay còn gọi là Musudan, mang đậm nét thiết kế của tên lửa Liên Xô. Đây là mẫu tên lửa lấy nguyên mẫu từ tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Musudan có mặt trong biên chế quân đội Triều Tiên hơn 20 năm qua. Lần đầu tiên nó được công khai là năm 2010 và thử thành công tháng 6.2016.
Động cơ lạ mắt
Video đang HOT
Hình ảnh động cơ mới không được sơn phủ bên ngoài là những gì rõ ràng nhất mà phương Tây được chứng kiến thời gian qua. Tên lửa Hwasong-10 sử dụng cấu trúc phức hợp, lai giữa động cơ tên lửa Scud và Nodong.
Tên lửa mặt đất đầu tiên
Hình ảnh này cho thấy vụ phóng tên lửa trên mặt đất đầu tiên ở Triều Tiên diễn ra ở bãi thử hải quân Sinpo. Nơi đây cũng là địa điểm phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Những vụ thử thất bại
Triều Tiên có xu hướng đăng tải nhiều hình ảnh khi các vụ thử thành công. Nếu vụ thử đó thất bại, Bình Nhưỡng thường giấu kĩ. Hình ảnh lấy từ video cho thấy vụ thử tên lửa Hwasong-12 thất bại. Sau đó, tên lửa này được bắn thử thành công hồi giữa tháng 5 vừa qua.
Kho chứa tên lửa
Lần đầu tiên phương Tây được chứng kiến kho chứa tên lửa của Triều Tiên sau hàng chục năm. Tên lửa Hwasong-10 đặt cạnh xe tải hạng nặng xuất hiện ở một đường hầm. Hiếm khi nào Bình Nhưỡng lại phô bày kho tên lửa như vậy.
Kho tên lửa của Triều Tiên, theo đài CNN, khá giống cách mà quân đội Iran từng làm. Cách đây hơn một năm, Iran cũng đăng tải video khoe kho tên lửa “khủng” của mình.
Điều này có nghĩa gì?
Hình ảnh đăng tải trên video cho thấy thông tin quý giá về lịch sử phát triển tên lửa Triều Tiên. Nó cho thấy chi tiết các tiến bộ khoa học của Bình Nhưỡng và kho vũ khí hạng nặng quốc gia Đông Á này đang sở hữu.
Tất cả các hình ảnh này có một điểm chung: đều gắn với gia đình của lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un. Các bức ảnh ám chỉ rằng, chương trình tên lửa này cực kì quan trọng với gia tộc họ Kim và chắc chắn ông Kim Jong-un sẽ không dừng lại chương trình này cho tới khi đạt được mục tiêu cuối cùng: tên lửa đạn đạo liên lục địa gắn được đầu đạn hạt nhân.
Theo Danviet
Nga bất ngờ dang tay bảo vệ Triều Tiên
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov vừa thẳng từng tuyên bố rằng, Moscow phản đối các biện pháp chế tài đơn phương nhằm trừng phạt Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov
Theo ông Morgulov, Nga phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Triều Tiên nhằm bóp nghẹt nề kinh tế của nước này.
"Chúng tôi phản đối sự diễn giải nặng nề về chế tài trừng phạt của Liên Hợp Quốc và đặc biệt là chống lại việc các nước đơn phương đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm mục đích bóp nghẹt nền kinh tế của Triều Tiên", ông Morgulov nhấn mạnh.
Ông lưu ý, một nghị quyết vào đầu tháng 6 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm kéo dài các biện pháp trừng phạt Triều Tiên, bao gồm các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản" nhằm mục đích khiến Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa, hạt nhân chứ không nhằm "trừng phạt" người dân Triều Tiên.
Ngoài ra, ông Morgulov cũng nhấn mạnh rằng, Nga đã soạn thảo một Lộ trình về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên và sẵn sàng thảo luận với các đối tác liên quan đến vấn đề này.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Triều Tiên cần được bảo đảm về an ninh để yên tâm từ bỏ chương trình hạt nhân.
"Vấn đề đặt ra là đảm bảo rằng tất cả các nước liên quan đều cảm thấy an toàn, đặc biệt là trong trường hợp Triều Tiên. Những điều này sẽ làm sự đảm bảo để dẫn đến việc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa", ông Morgulov nhấn mạnh.
Theo Nga, Triều Tiên cần phải được bảo đảm về an ninh để yên tâm từ bỏ chương trình hạt nhân.
Theo đó, Lộ trình mà Nga soạn thảo nhằm giải quyết căng thẳng Triều Tiên là một kế hoạch theo từng giai đoạn giúp các bên ngồi xuống đối thoại với nhau mà không cần điều kiện tiên quyết.
Ông Morgulov liệt kê các bước đầu tiên bao gồm các bên kiềm chế lẫn nhau, không kích động lẫn nhau và bắt đầu đàm phán về các nguyên tắc chung của các mối quan hệ như từ chối sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, cam kết không xâm phạm lãnh thổ lẫn nhau...
Nga cho rằng, những khiêu khích quân sự đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và có thể biến thành xung đột vũ trang với nguy cơ các bên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông Morgulov nhấn mạnh rằng, Nga ủng hộ đề xuất "đóng băng kép" của Trung Quốc, trong đó, yêu cầu Triều Tiên đồng thời ngừng các cuộc thử nghiệm tên lửa hạt nhân Tiên đồng thời Mỹ và Hàn Quốc từ bỏ các cuộc tập trận quân sự để hướng đến phi hạt nhân hoá cũng như tạo ra không khí hòa bình và an ninh trong khu vực.
Giới chuyên gia bình luận, những tuyên bố trên của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulovcho thấy, Moscow đang ngày càng thể hiện sự ủng hộ rõ ràng đối với Bình Nhưỡng .
Trước đó, ngày 19.4, Nga cũng cản trở một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) lên án vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Điều đáng chú ý là Trung Quốc đã bày tỏ thái độ sẵn sàng ủng hộ tuyên bố gồm những ngôn từ cứng rắn do Mỹ đưa ra này.
Trong cuộc cuộc họp báo ở Moscow hôm 17.4 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định: "Chúng tôi không chấp nhận các cuộc phiêu lưu hạt nhân và đạn đạo của Bình Nhưỡng..., tuy nhiên điều này không có nghĩa hễ vi phạm luật pháp quốc tế thì dùng đến vũ lực".
Ông giải thích các tuyên bố gần đây của Mỹ được xem như đe dọa đơn phương sử dụng vũ lực trong khi đây là giải pháp hết sức nguy hiểm.
Báo Izvestia (Nga) nhận định, Nga không muốn nhìn thấy tàu chiến Mỹ đến gần bờ biển Triều Tiên bởi Moscow cho rằng như thế rất khó thuyết phục Bình Nhưỡng ngồi vào bàn thương lượng.
Theo Danviet
Nga nói chương trình tên lửa Triều Tiên là mối đe dọa trực tiếp Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng tham vọng tên lửa của Triều Tiên có thể ảnh hưởng đến an ninh khu vực và nước Nga. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin. Ảnh: RT "Hệ thống tên lửa của Triều Tiên có khả năng hoạt động thực tế. Đó là lý do khiến nó rất đáng báo động. Đây là mối đe...