Triều Tiên có thể sở hữu 60 đầu đạn hạt nhân trước năm 2020
Các chuyên gia ước tính Triều Tiên đang sở hữu 30 đầu đạn hạt nhân và đủ nguyên liệu để tăng gấp đôi số này trong ba năm tới.
Tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Sputnik.
Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS) tại Mỹ cho rằng Triều Tiên đang có ít nhất 30 đầu đạn hạt nhân, sau khi nước này gia tăng tốc độ sản xuất plutoni và urani, hai nguyên liệu chính dùng trong chế tạo vũ khí hạt nhân, Sputnik ngày 19/4 đưa tin.
Con số này vượt xa các ước tính trước đó của tình báo Mỹ. Năm 1999, Washington cho rằng Bình Nhưỡng chỉ có một đầu đạn và có thể đạt mức 10 đầu đạn vào năm 2020. Trên thực tế, ISIS cho rằng Triều Tiên có khả năng chế tạo tối thiểu 60 đầu đạn hạt nhân trong ba năm tới.
“Trong vài năm qua, Triều Tiên đã công khai tăng cường tiềm lực hạt nhân với tốc độ rõ rệt”, David Albright, người sáng lập ISIS, cho biết. Điều này có nghĩa là Triều Tiên sắp trở thành một cường quốc hạt nhân với khả năng tấn công các nước láng giềng. Bình Nhưỡng cũng đang phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới lục địa Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Triều Tiên có thể dùng tên lửa đẩy vệ tinh để phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng độ tin cậy của chúng vẫn còn rất thấp. Khả năng Bình Nhưỡng thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để lắp lên ICBM cũng chưa thực sự rõ ràng, Albright nhận định.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Kho vũ khí hóa học Triều Tiên gây lo ngại cho Mỹ
Mối đe dọa lớn nhất của Triều Tiên với Mỹ không phải tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân mà chính là kho vũ khí hóa học khổng lồ.
Trong chuyến thăm Seoul, Hàn Quốc hôm 17/3, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố không loại trừ giải pháp can thiệp quân sự để ngăn chặn chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington sẽ phải suy xét rất kỹ, nhất là khi Bình Nhưỡng đang sở hữu nhiều cơ sở vũ khí hóa học bí mật, khó bị tấn công, theo National Interest.
Chuyên gia quân sự Bertil Lintner cho rằng không quân Mỹ thừa khả năng tấn công các căn cứ phía đông bắc Triều Tiên, nơi đặt các bệ phóng tên lửa đạn đạo. Thậm chí lực lượng này có đủ sức phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết cho chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Tuy nhiên, đó chỉ là những căn cứ trên mặt đất, dễ dàng bị phát hiện trên ảnh vệ tinh. Mối đe dọa thực sự nằm ở những cơ sở chế tạo vũ khí hóa học và sinh học ẩn dưới lòng đất. Triều Tiên bị cáo buộc sử dụng chất độc VX trong vụ ám sát công dân nghi là Kim Jong-nam, gây lo ngại về khả năng sở hữu và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của nước này.
"Triều Tiên có đủ cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sản xuất nhiều loại vũ khí sinh học. Chúng tôi tin rằng nước này đã tích trữ lượng lớn vũ khí hóa học tác động đến thần kinh, hệ tuần hoàn và hô hấp", Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) nhận định.
Triều Tiên đã chế tạo vũ khí sinh học và hóa học trong nhiều năm tại nhà máy ở tỉnh Chagang, gần biên giới Trung Quốc và tỉnh Bắc Pyongan. Cả hai nhà máy này đều nằm ngầm dưới lòng đất và không thể bị theo dõi. Một số vũ khí hóa học từng được thử nghiệm thực tế tại các đảo trên biển Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển tây bắc Triều Tiên. Không một công trình nào xuất hiện trên đảo do tất cả khu thử nghiệm nằm dưới lòng đất.
Các cơ sở vũ khí hủy diệt hàng loạt của Triều Tiên. Đồ họa: Indian Defence Review.
Tổ chức Sáng kiến về mối đe dọa hạt nhân (NTI) khẳng định Bình Nhưỡng bắt đầu nghiên cứu vũ khí hủy diệt hàng loạt từ năm 1954 với việc thành lập "Viện nghiên cứu Trung tâm". Mục đích chính là phát triển phương án chống vũ khí hóa học, cũng như huấn luyện triển khai lính phòng hóa được huấn luyện kỹ càng. Tới năm 1961, Chủ tịch Kim Nhật Thành ra tuyên bố kêu gọi xây dựng các cơ sở chế tạo vũ khí hóa học.
Tuyên bố này vẫn còn hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Những chất hóa học như phosphate, ammonium, fluoride, chloride và sulfur đã được Triều Tiên mua từ nước ngoài. Chúng được bán rộng rãi trên thế giới để phục vụ cho mục đích dân sự. Tuy nhiên, các chuyên gia của NTI cho rằng Bình Nhưỡng sử dụng các chất này để sản xuất vũ khí hóa học.
Vũ khí hóa học và sinh học là hiểm họa đối với quân đội Mỹ. Ảnh: National Interest.
Triều Tiên được cho là đang sở hữu nhiều loại vũ khí sinh học và hóa học, lưu trữ ở vùng Maram-dong, gần thủ đô Bình Nhưỡng và tỉnh Kangwon. Cả hai kho chứa này đều có hệ thống hầm ngầm đào thẳng vào núi đá và không thể bị trinh sát đường không phát hiện.
Không ai chắc chắn thời điểm Triều Tiên bắt đầu sản xuất chất độc VX. Nước này đã chế tạo các chất độc thần kinh như sarin, soman và tabun từ thập niên 1960. Giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng cũng sở hữu VX từ giai đoạn đó.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Đầu đạn hạt nhân trong ảnh chụp Kim Jong-un gây tranh cãi Triều Tiên hôm nay gây ra một cuộc tranh cãi mới khi lần đầu công bố hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un bên cạnh một vật thể được cho là mô hình đầu đạn hạt nhân. Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các nhà khoa học Triều Tiên bên cạnh vật thể được cho là mô hình đầu đạn hạt...