Triều Tiên có thể đáp trả cực mạnh với những cảnh báo của Mỹ
Quan chức ngoại giao của Triều Tiên tiếp tục khẳng định, nước này sẽ “đáp trả cực mạnh” trước những lời đe dọa từ Mỹ trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ vào một tấm bản đồ trên màn hình được cho là mô phỏng đường bay của tên lửa phóng qua Nhật Bản hôm 15/9. (Ảnh: Reuters)
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Press TV ngày 27/9, ông Paek Hyon Chol, Vụ phó Vụ các vấn đề châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng, Triều Tiên sẽ kiên quyết đáp trả những lời đe dọa của Mỹ nhằm vào Bình Nhưỡng. “Đó có thể sẽ là hành động đáp trả cực mạnh”, ông Paek cho biết.
Quan chức Triều Tiên cũng cho rằng, Mỹ “không có quyền” nói đến vấn đề có đàm phán hay không khi tiến hành “các cuộc tập trận hạt nhân gần biên giới Triều Tiên”.
Ông Paek nói, chương trình hạt nhân của Triều Tiên là vấn đề “không thể đem ra thương lượng” với Mỹ và rằng vụ thử bom nhiệt hạch hồi đầu tháng này của Bình Nhưỡng chỉ đơn thuần thể hiện “quyền phòng vệ”.
Bình luận của ông Paek đưa ra giữa lúc cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Sau các cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Washington có thể phải “phá hủy hoàn toàn” Triều Tiên, Mỹ tiếp tục điều các máy bay ném bom tới bán đảo Triều Tiên trong một động thái được cho là nhằm răn đe Bình Nhưỡng.
Giới chức Hàn Quốc ngày 27/9 cho biết, Mỹ sẽ luân phiên triển khai các khí tài quân sự chiến lược tới khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên để đối phó với các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.
Đáp lại những cảnh báo này, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng cho một cuộc tấn nhấn chìm Mỹ trong biển lửa. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hồi đầu tuần cáo buộc những phát ngôn của Tổng thống Trump là “lời tuyên chiến” do đó Triều Tiên hoàn toàn có quyền phòng vệ, trong đó có việc bắn rơi máy bay ném bom của Mỹ.
Minh Phương
Video đang HOT
Theo PressTV
Điều khiến Mỹ-Hàn chùn tay, không dám ám sát Kim Jong-un
Nếu Mỹ tung đòn tấn công nhằm vào Triều Tiên, bao gồm cả khả năng ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Washington nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu hậu quả thảm khốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là đề tài thường được báo chí phương Tây đề cập. Mỹ và Hàn Quốc cũng nhiều lần tập trận, chuẩn bị tình huống tấn công nhằm vào giới lãnh đạo Triều Tiên, nếu xung đột nổ ra.
Theo News.com.au, Nhà Trắng đã gửi thông điệp rõ ràng, cảnh báo Triều Tiên về "khả năng đáp trả quân sự mạnh mẽ", nếu đe dọa Washington và vùng lãnh thổ của Mỹ.
Năng lực tấn công hủy diệt cả một khu vực rộng lớn, với độ chính xác cao hoàn toàn nằm trong tầm tay Mỹ, nhưng việc ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là điều không hề đơn giản.
Kịch bản Mỹ tấn công Triều Tiên
Nhà phân tích quốc phòng và chính sách đối ngoại tại viện Cato ở Mỹ, Eric Gomez nhận định, nếu tấn công Triều Tiên, mục tiêu hàng đầu của Mỹ sẽ là nhà lãnh đạo Kim Jong-un và nơi ông kim cất giấu tên lửa đạn đạo.
"Đầu tiên, Mỹ phải xác định được vị trí của ông Kim một cách nhanh chóng, sẵn sàng vũ khí chiến thuật để nhắm bắn vào địa điểm có nhà lãnh đạo Triều Tiên trước khi ông thay đổi vị trí", ông Gomez nói.
Ông Gomez nhắc lại cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003: "Mỹ từng cố gắng tiêu diệt cựu Thủ tướng Iraq Saddam Hussein ở thời điểm bắt đầu chiến tranh nhưng chỉ nhận được thông tin tình báo sai lệch".
Ngoài ra, Mỹ cũng phải đồng thời xác định các kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, vô hiệu hóa tên lửa tầm xa và thậm chí cả tầm ngắn để đảm bảo tối đa khả năng bảo vệ đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản và các lực lượng Mỹ đóng quân tại châu Á-Thái Bình Dương.
Hwasong-14 là tên lửa đạn đạo liên lục địa duy nhất của Triều Tiên.
Chuyên gia về Triều Tiên Brad Glosserman, giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Mỹ cho rằng, tình báo Mỹ không nắm rõ vị trí nhà lãnh đạo Kim Jong-un đặt vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa.
Hệ thống phòng không Triều Tiên tuy lỗi thời nhưng hết sức dày đặc, đủ sức ngăn các máy bay trinh sát Mỹ tìm cách xác định nơi Bình Nhưỡng giấu các tên lửa.
"Đây sẽ là một chiến dịch quân sự cực kỳ khó khăn, với khả năng thành công rất thấp. Triều Tiên chỉ cần một quả tên lửa hạt nhân cũng đủ để tạo ra thảm họa", chuyên gia Gomez nói.
"Mỹ đã nhiều lần phát hiện quá trình Triều Tiên chuẩn bị tên lửa đạn đạo để phóng thử nghiệm. Nhưng trong thời chiến, mọi chuyện chắc chắn sẽ rất khác biệt".
"Cuối cùng, Mỹ có thể quyết định tấn công, nhưng khả năng thành công là rất thấp", ông Gomez nhận định.
Theo chuyên gia, đòn tấn công đầu tiên nhiều khả năng có sự tham gia của các chiến đấu cơ, ví dụ như máy bay ném bom B-2 hoặc B-52 đóng tại đảo Guam hay, tiêm kích tàng hình F-22.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 gắn trên xe phóng sử dụng bánh xích.
Mỹ cũng cần thêm chiến hạm và tàu ngầm trang bị tên lửa Tomahawk. Cuối cùng là một lượng lớn quân đội, nhằm chiếm quyền kiểm soát các vị trí chiến lược, nơi Bình Nhưỡng cất giấu vũ khí hạt nhân.
Năng lực đáp trả của Triều Tiên
Chuyên gia Gomez nhận định, ngay cả khi vô hiệu hóa được được lãnh đạo Triều Tiên, Mỹ cũng chưa chắc có thể ngăn được viễn cảnh Triều Tiên dội tên lửa hạt nhân đáp trả.
"Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể trao quyền phóng tên lửa cho chỉ huy cấp cao nhất dưới quyền, để sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả ngay lập tức, trong trường hợp ông Kim không thể ra lệnh", chuyên gia Gomez nói.
Hệ thống tên lửa đạn đạo rải rác khắp nơi của Triều Tiên được cho là luôn sẵn sàng giáng đòn hạt nhân mạnh mẽ vào các mục tiêu đã định sẵn, bao gồm thủ đô Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), đảo Guam của Mỹ và các thành phố lớn trên đất Mỹ, bao gồm cả New York và Washington.
Cảnh tan hoang sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Đó sẽ là lúc mà Mỹ gặp rắc rối vì không biết phải kết thúc cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên như thế nào. "Không còn nhà lãnh đạo Kim Jong-un, liệu Mỹ có thể kết thúc cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên? Tôi không cho rằng quân đội Triều Tiên sẽ đầu hàng chỉ vì ông Kim bị ám sát", ông Gomez nói.
Thế mạnh của Triều Tiên chính là yếu tố địa hình, bao gồm 79,5% là đồi núi. Các tên lửa đạn đạo Triều Tiên gắn trên bệ phóng di động có thể di chuyển đến bất cứ đâu. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn nên rất khó để phát hiện.
Trước đây, hệ thống phóng tên lửa Triều Tiên chỉ có thể di chuyển trên đường bằng phẳng, có thể dễ dàng bị theo dõi. Nhưng Triều Tiên đã cho ra mắt loại xe phóng sử dụng bánh xích thay vì lốp như thông thường. Điều này giúp tên lửa tiếp cận các khu vực hẻo lánh, vùng núi, nơi địa hình hiểm trở.
Cuối cùng, Triều Tiên duy trì hàng ngàn khẩu pháo và hệ thống pháo phản lực, luôn sẵn sàng dội "bão lửa" vào thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong trường hợp Mỹ tấn công. Đòn đáp trả như vậy được dự đoán sẽ khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Theo Danviet
Viễn cảnh khủng khiếp nếu Triều Tiên nã bom nhiệt hạch Mỹ Chỉ cần một quả bom nhiệt hạch Triều Tiên nổ trên bầu trời Mỹ là đủ để tạo ra thảm họa cực lớn, chưa cần nhằm trúng vào một mục tiêu cụ thể nào. Một vụ nổ bom hạt nhân. Ảnh minh họa. Theo News.com.au, bên cạnh vụ thử bom nhiệt hạch ngày 3.9, Triều Tiên cũng cảnh báo khả năng tấn công...