Triều Tiên có thể có hành động khiêu khích trong hai tuần tới
Chuyên gia Mỹ dự đoán Triều Tiên có thể hành động gây hấn trước khi Hàn Quốc bầu cử tổng thống vào ngày 9/5.
Triều Tiên tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và hạt nhân. Ảnh minh hoạ: AFP
Trong khoảng thời gian giữa tuần sau và ngày 9/5, Triều Tiên có thể thực hiện động thái khiêu khích, Yonhap hôm qua dẫn lời ông Victor Cha, chuyên gia về Hàn Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), Mỹ, cho hay.
Dự báo của ông Cha được đưa ra dựa trên phân tích về các hành động của Triều Tiên liên quan đến bầu cử ở Hàn Quốc. Theo đó, khoảng cách thời gian giữa động thái của Bình Nhưỡng và bầu cử ở Seoul ngày càng thu hẹp, tính theo ngày hoặc tuần.
Dưới thời Kim Jong-un, khoảng cách trung bình so với tất cả các cuộc bầu cử ở Hàn Quốc là 6,5 ngày, khoảng cách so với bầu cử tổng thống là 15 ngày. Dữ liệu này là một sự thay đổi lớn khi khoảng cách trong thời kỳ ông Kim Nhật Thành và ông Kim Jong-il cầm quyền là 10 và 11 tuần.
“Hành động khiêu khích của Triều Tiên có thể xảy ra trước bầu cử Hàn Quốc hai tuần. Ngày bắt đầu có thể rơi vào 25/4, là ngày Thành lập quân đội Triều Tiên, cách lễ kỷ niệm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành 10 ngày”, ông Cha nói.
Video đang HOT
Khánh Lynh
Theo VNE
Lý do Mỹ sẽ không tung đòn tấn công phủ đầu Triều Tiên
Trong mọi kịch bản chiến tranh, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ giành phần thắng, nhưng với cái giá đắt đến mức không thể chịu nổi.
Các binh sĩ quân đội Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Bất chấp những động thái đầy căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Triều Tiên, các nhà phân tích an ninh quốc tế cho rằng Washington rất khó có thể phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng, bởi những hậu quả quá lớn mà hành động này để lại, theo Huffington Post.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu leo thang sau khi tình báo Mỹ đưa ra nhận định rằng Triều Tiên đang có những động thái chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân lần thứ 6, nhiều khả năng diễn ra vào lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh lãnh tụ Kim Nhật Thành (15/4). Chính quyền của Tổng thống Donald Trump tỏ ra cứng rắn với nguy cơ này, tuyên bố sẽ "xử lý vấn đề Triều Tiên" và ra lệnh cho một cụm tàu sân bay chiến đấu hướng tới Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng coi đây là động thái đe dọa rõ ràng của Mỹ, khẳng định sẽ sử dụng mọi biện pháp để trả đũa nếu bị tấn công, kể cả việc dùng vũ khí hạt nhân. Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo Mỹ không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Triều Tiên, trong khi truyền thông nước này khuyên Bình Nhưỡng nên từ bỏ chương trình hạt nhân để được Bắc Kinh đảm bảo về an ninh.
Tuy nhiên, Jonathan D. Pollack, chuyên gia về Triều Tiên tại Viện Brookings, cho rằng đây là những lời lẽ "quen thuộc" của Triều Tiên mỗi khi họ cảm thấy bị đe dọa về an ninh, không nhất thiết thể hiện sự thay đổi về lập trường của Bình Nhưỡng. Triều Tiên cũng từng cảnh báo rằng sẽ có những hành động "quyết liệt nhất" nếu bị tấn công, trong lúc quân đội Mỹ và Hàn Quốc tổ chức cuộc tập trận chung hồi tháng trước.
Các chuyên gia cho rằng Trump cũng sẽ không phát động một cuộc tấn công phủ đầu để loại bỏ mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, bởi những "hậu quả khủng khiếp" mà Mỹ và các nước đồng minh có thể phải hứng chịu.
Theo đó, việc thủ đô Seoul của Hàn Quốc chỉ nằm cách khu phi quân sự khoảng 50 km là một trong những rào cản lớn nhất ngăn liên quân Mỹ - Hàn có hành động quân sự trực tiếp đối với Triều Tiên. Đô thị sầm uất và đông dân nhất Hàn Quốc này nằm gọn trong tầm bắn của hàng nghìn khẩu pháo hạng nặng Triều Tiên bố trí dọc biên giới.
Melissa Hanham, nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí James Martin, cho rằng ngay cả khi đòn tấn công phủ đầu của Mỹ vô hiệu hóa được các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn sở hữu hỏa lực phi hạt nhân hùng hậu cùng đội quân thường trực đông đảo có thể gây hậu quả rất nặng nề cho Seoul.
"Lực lượng pháo binh Triều Tiên rất mạnh", Hanham nói. "Dù Bình Nhưỡng thử hạt nhân, phóng tên lửa đạn đạo hay gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa, một thực tế không thay đổi là Seoul không có cách nào để tránh bị hủy diệt nếu xung đột nổ ra".
Theo Pollack, các chiến lược gia Mỹ đã cân nhắc nhiều kế hoạch tấn công quân sự vào Triều Tiên kể từ sau khi cuộc chiến trên bán đảo này kết thúc. Tuy nhiên, tất cả các bản đánh giá kế hoạch tác chiến đều có một kết luận giống nhau: "Không có cách hay ho nào để thực hiện điều này, chấm hết".
"Tất cả các kế hoạch tác chiến đều cho kết quả là Mỹ và Hàn Quốc sẽ 'thắng trận', nhưng với cái giá đắt đến mức khủng khiếp cho Hàn Quốc", Pollack nói, nhấn mạnh rằng đây là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới và là nơi sinh sống của hơn 25 triệu dân.
"Đây là tình huống bế tắc, bởi họ nhận ra ra rằng không có bất cứ phương án đảm bảo nào để vừa loại bỏ mọi vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, vừa ngăn chặn khả năng gây thiệt hại của họ đối với Hàn Quốc", Pollack nhấn mạnh. "Bạn nhận ra rằng đây là một chiến lược mạo hiểm quá mức".
Pollack gọi những đồn đoán rằng Mỹ sẽ có hành động quân sự chống Triều Tiên là "ngu ngốc" và những lời bàn tán kiểu như vậy rất có thể sẽ dẫn tới viễn cảnh không ai mong muốn, đó là hành động ra đòn phủ đầu để ngăn chặn mối đe dọa của Triều Tiên nhắm vào Hàn Quốc, có thể là bằng vũ khí hạt nhân.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc nằm trong tầm bắn pháo 170 mm và 240 mm Triều Tiên bố trí ở biên giới. Đồ họa: G2mil
Theo Pollack, tất cả những gì đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên nhiều khả năng chỉ là một "cuộc chiến cân não" giữa Trump và Trung Quốc, trong bối cảnh cả Washington và Bắc Kinh đều đang nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Trong cuộc chơi này, dù Trump đưa ra giọng điệu mạnh mẽ đến đâu, lá bài quân sự sẽ không được rút ra khi nguy cơ quá cao đến vậy.
"Bất cứ ai đang lên kế hoạch ở Mỹ đều đang áp dụng rất cẩn thận bài học rút ra từ vô số nghiên cứu, đánh giá trong nhiều thập kỷ qua", Pollack nhận định. "Hy vọng các cố vấn quân sự của Trump có thể đưa ra những lời khuyên nhạy cảm, đáng tin cậy mà bất cứ tổng thống nào cũng cần đến. Với Triều Tiên, không có một 'phương án tốt' nào tồn tại".
Trí Dũng
Theo VNE
Cuộc sống yên ả ở Triều Tiên dù đe dọa chiến tranh rình rập Bất chấp khẩu chiến giữa lãnh đạo Washington và Bình Nhưỡng, cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn diễn ra bình lặng, yên ả. Một cậu bé đang sử dụng máy tính tại Khu tổ hợp Sci-Tech ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: AP Triều Tiên hôm 15/4, trong lễ kỷ niệm 105 ngày sinh cố lãnh đạo Kim Nhật...