Triều Tiên có thể chế tạo 8 đơn vị vũ khí hạt nhân
Theo thông tin tình báo Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân với ít plutonium hơn so với trước, hãng Yonhap ngày 25.12 đưa tin.
Triều Tiên được cho có thể chế tạo 8 đơn vị vũ khí hạt nhân với 5 kg plutonium/đơn vị vũ khí – Ảnh: Reuters
Nhiều nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, với sự phát triển của công nghệ cao, Triều Tiên có thể chế tạo một đơn vị vũ khí hạt nhân với 5 kg plutonium thay vì 6 kg như trước đây.
Theo Hàn Quốc, nước láng giềng phía bắc hiện sở hữu khoảng 40 kg plutonium, đủ để sản xuất 8 đơn vị vũ khí hạt nhân. Một số nguồn tin không loại trừ khả năng trong vài tháng qua, số lượng plutonium ở Triều Tiên có thể đã tăng cao, vượt quá con số 40 kg. Yonhap cũng dẫn một số nguồn tin cho biết Triều Tiên đang nỗ lực sản xuất uranium đã được làm giàu.
Video đang HOT
Năm 2005, Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân. Trong các năm 2006, 2009 và 2013, quốc gia này đã tiến hành hàng loạt vụ thử hạt nhân dưới lòng đất, khiến cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Trong tháng 12.2012 Triều Tiên phóng tên lửa Unha-3 mang theo phiên bản cải tiến của vệ tinh Kwangmyongsng-3 (Quang minh tinh-3). Nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc, cho rằng đó thực chất là một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Pakistan sắp trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới?
Pakistan có thể trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, khi sở hữu 350 đầu đạn hạt nhân trong khoảng 10 năm tới, theo một báo cáo mới đây của 2 viện chiến lược tại Mỹ.
Pakistan thử tên lửa Shaheen-2 (hay Hatf-6) có khả năng mang đầu đạn hạt nhân - Ảnh: Reuters
Báo cáo của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế và Trung tâm phản biện chính sách Stimson (đều của Mỹ) viết rằng trong vòng 5 đến 10 năm tới, Pakistan có thể có số đầu đạn hạt nhân không những lớn gấp 2 lần của Ấn Độ mà còn lớn hơn của Anh, Trung Quốc và Pháp, trở thành cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga, theo đài NPR (Mỹ) ngày 27.8.
Hơn nữa, Pakistan được cho là sử dụng plutonium cũng như uranium đã được làm giàu để chế tạo đầu đạn hạt nhân, theo báo cáo. Pakistan gần đây đã xây dựng thêm lò phản ứng sản xuất plutonium thứ tư tại khu hạt nhân Khushab.
Đài NPR dẫn nguồn từ Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính Nga có khoảng 7.500 đầu đạn hạt nhân và Mỹ có 7.200 đầu đạn. Pháp, Trung Quốc và Anh mỗi nước có từ 200 đến 300 đầu đạn trong khi Ấn Độ được cho là sở hữu 100 đầu đạn.
Theo The Washington Post, các quan chức và nhà phân tích phương Tây đã gặp khó khăn trong nhiều năm để xác định chính xác khả năng hạt nhân của Pakistan. Các nhà phân tích ước tính Pakistan có khoảng 90 đến 120 đầu đạn hạt nhân. Báo cáo cho thấy Pakistan có thể sản xuất khoảng 20 đầu đạn hạt nhân mỗi năm.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích Pakistan tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên của 2 viện chính sách Mỹ, cho rằng báo cáo dựa trên một giả định sai lầm rằng Pakistan đang sử dụng tất cả nguyên liệu phân hạch hiện có trong kho dự trữ để chế tạo bom hạt nhân.
Chuyên gia hạt nhân Mansoor Ahmed thuộc Đại học Quaid-e-Azam tại thủ đô Islamabad (Pakistan) tin rằng bản báo cáo đã bị thổi phồng và Pakistan không thể chế tạo hơn 40 đến 50 đầu đạn hạt nhân trong nhiều năm tới, theo tờ The Express Tribune(Pakistan).
Tuy nhiên, ông Ahmed cũng thừa nhận rằng vũ khí hạt nhân giúp tạo niềm tin cho Pakistan và là vũ khí răn đe đáng tin cậy trước mối xâm lược từ bên ngoài. Trong khi đó, bản báo cáo nhấn mạnh con đường phát triển kho hạt nhân của Pakistan đã đi xa hơn cả việc đảm bảo khả năng răn đe.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Putin: Nga sẽ củng cố vũ khí hạt nhân để răn đe Tổng thống Putin cho biết Nga xem xét việc cải tiến các loại vũ khí hạt nhân như một biện pháp răn đe và an ninh. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-2PM Topol của Nga. Ảnh: Sputnik Các vũ khí hạt nhân chiến thuật ở châu Âu đặt ra mối đe dọa lớn hơn với Nga hơn là vũ khí của...