Triều Tiên cô lập người dân khỏi Internet như thế nào?
Là đất nước bí ẩn nhất thế giới, đây là cách chính phủ Triều Tiên ngăn chặn người dân tiếp cận với những thông tin quốc tế.
Theo trang tin công nghệ Business Insider, tại Triều Tiên, Internet, smartphone, laptop, TV, phim ảnh và radio cung cấp những thông tin hoàn toàn khác so với những gì chúng ta tiếp cận mỗi ngày. Nhà báo kiêm chuyên gia về Triều Tiên Martyn Williams của Business Insider đã chia sẻ những cách được chính phủ nước này sử dụng để hạn chế người dân tiếp cận thông tin quốc tế.
Internet bị kiểm soát chặt chẽ
Đất nước Triều Tiên không hề giấu mình khỏi Internet. Nhiều vụ tấn công mạng được xác định do các tin tặc Triều Tiên thực hiện. Tuy nhiên với người dân, Internet là thứ xa xỉ và được kiểm soát chặt chẽ.
Hầu hết người dân Triều Tiên chỉ được truy cập mạng Internet nội bộ được gọi là Kwangmyong. Trang web mà họ truy cập chủ yếu đến từ các tổ chức, chính quyền.
Theo Williams, toàn bộ cơ sở hạ tầng Internet do Nhà nước Triều Tiên quản lý, các dịch vụ bảo mật được tích hợp chặt chẽ vào hệ thống mạng viễn thông. Chúng được giám sát bởi một cơ quan Nhà nước gọi là Cục 27 (Cục Giám sát Truyền dẫn).
Nhập smartphone rẻ tiền, cài phần mềm giám sát
Người dân Triều Tiên vẫn được sử dụng điện thoại, thậm chí là smartphone. Smartphone tại đây được nhập từ Trung Quốc, sau đó gắn nhãn hiệu của Triều Tiên. Hầu hết chúng là máy giá rẻ, chạy Android với các phần mềm theo dõi người dùng và một số dịch vụ do Nhà nước cung cấp.
Người dân có thể mua smartphone bẻ khóa được nhập lậu qua biên giới Trung Quốc để truy cập Intetnet, tuy nhiên có thể bị bắt và phạt nặng.
Tại Triều Tiên, những chiếc máy tính được cài hệ điều hành Red Star dựa trên Linux. Tương tự smartphone, máy tính tại đây cài sẵn phần mềm giám sát hoạt động người dùng.
Video đang HOT
Tất cả nội dung bị giám sát
Điện thoại Android tại Triều Tiên cài phần mềm giám sát được gọi là Red Flag. Nó có thể chụp màn hình ngẫu nhiên để đảm bảo người dùng không xem các nội dung phạm pháp. Ảnh chụp màn hình được lưu trong cơ sở dữ liệu có tên Trace Viewer.
Tất nhiên Triều Tiên không có đủ nguồn lực kiểm tra mọi ảnh chụp màn hình, song Williams cho biết đây là giải pháp tuyệt vời để mọi người tự kiểm duyệt mình.
Cài phần mềm gắn thẻ nội dung nước ngoài
Các kỹ sư Triều Tiên còn tạo ra phần mềm tự động gắn thẻ nội dung, kiểm soát những file đa phương tiện được mở trên máy tính và điện thoại.
Nếu người dùng mở nhạc, hình ảnh hoặc video có xuất xứ nước ngoài, phần mềm sẽ đánh dấu và theo dõi thiết bị. Nếu có ai cố tình phân phối nội dung phạm pháp cho nhiều người, cảnh sát sẽ biết.
Không thể gọi điện ra nước ngoài
Hạ tầng mạng di động của Triều Tiên là liên doanh với công ty Orascom của Ai Cập. Theo Williams, hệ thống mạng tại đây chia làm 2 phần, khách du lịch và công dân nước ngoài có thể gọi điện, gửi tin nhắn trong nước nhưng không thể liên lạc với nhau.
Công dân Triều Tiên sử dụng đầu số điện thoại từ 191 đến 260, trong khi người nước ngoài là từ 191 đến 250. Thời gian gần đây, người dân Triều Tiên thường tìm các loại SIM cho khách du lịch để truy cập Internet hoặc gọi quốc tế. Tất nhiên điều này là phạm pháp.
Tử hình nếu xem phim cấm
Phỏng vấn những người đào tẩu khỏi Triều Tiên đến Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, Williams cho biết người dân Triều Tiên sẽ bị tử hình nếu xem nội dung nước ngoài, đặc biệt là phim nhạy cảm hoặc chỉ trích gia đình lãnh đạo Kim.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, một người đàn ông Triều Tiên xem phim nhạy cảm cùng vợ đã bị xử tử cùng một người phụ nữ khác, vụ hành hình được cả thành phố theo dõi.
Những chiếc thẻ nhớ chứa phim nhạy cảm nhập lậu từ Trung Quốc được bán tại Triều Tiên với giá lên đến 500 USD để thỏa mãn nhu cầu một số người. Tất nhiên họ phải đối mặt rủi ro bị bắt vì tàng trữ nội dung phạm pháp.
Radio, TV chỉ có đài trong nước
Tại Triều Tiên, TV và radio được dò đài sẵn chỉ phát chương trình địa phương. Nếu nghe hoặc xem đài nước ngoài, người dân có thể bị bắt nếu cảnh sát kiểm tra bất ngờ.
Theo Business Insider, một số người thủ sẵn TV hoặc radio thứ 2 để nghe đài nước ngoài nhưng giấu, chỉ đưa thiết bị chính để cơ quan chức năng kiểm tra.
Sử dụng game để người dân không xao lãng
Sống trong đất nước khan hiếm nội dung giải trí, không lạ khi các nội dung nước ngoài có sức hấp dẫn với người dân Triều Tiên.
Theo Williams, Nhà nước đã đưa ra giải pháp để người dân không tìm đến nội dung nước ngoài: cung cấp game cho smartphone. Có khoảng 125 game có thể chơi trên điện thoại ở Triều Tiên, trong ảnh là game King of Scoring 2019, lấy chủ đề bóng đá.
Nhà nước hy vọng cung cấp nhiều game sẽ khiến người dân không quan tâm đến nội dung nhạy cảm, giải trí bất hợp pháp của nước ngoài.
Wi-Fi công cộng chỉ vào được mạng nội bộ
Triều Tiên có nhiều giải pháp để người dân không được truy cập Internet dưới mọi hình thức. Trong quá khứ, người dân có thể “lách luật” cầm smartphone đến gần các đại sứ quán để truy cập mạng Wi-Fi kết nối Internet, tuy nhiên đến nay toàn bộ đã bị cấm.
Theo Williams, người dân tại đây có thể truy cập mạng Wi-Fi công cộng có tên Mirae, song chỉ vào được mạng nội bộ của Triều Tiên (Intranet) chứ không phải Internet.
Dịch vụ xem phim bị kiểm duyệt chặt chẽ
Tuy không có Netflix, Triều Tiên vẫn có dịch vụ xem phim trực tuyến. Theo Williams, đất nước này cung cấp 2 dịch vụ IPTV, trong đó phổ biến hơn là Manbang. Chúng là những hộp set-top-box được nhập từ Trung Quốc, sau đó gắn nhãn mác của Triều Tiên. Khi sở hữu hộp Manbang, người dân có thể xem các nội dung giải trí do Nhà nước cung cấp.
Theo VN Review
Bạn nghĩ kiểm duyệt nội dung ở Trung Quốc đã đủ gắt? Chưa đâu, sắp tới thì nó sẽ còn gắt hơn nữa!
Trước giờ nó đã gắt rồi, giờ thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động đề xuất thêm đường lối, chính sách nhà nước và một số thứ tương tự nữa.
Có vẻ như Trung quốc vẫn chưa hài lòng với chính sách kiểm duyệt Internet của mình. Mới đây, cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc đã công bố các quy tắc quản lý nội dung mới dành cho các công ty Internet. Chúng sẽ đẩy mạnh các thuật toán đề xuất "nội dung tích cực" (ví dụ như chính sách nhà nước chẳng hạn) trong khi loại bỏ các nội dung xấu (hay ít nhất là chính phủ Trung Quốc cho là xấu). Các quy tắc này cũng chỉ ra rõ ràng rằng "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, rò rỉ bí mật nhà nước, lật đổ quyền lực nhà nước và làm suy yếu sự thống nhất quốc gia". Nói cho nó "tam giác" thì các công ty Internet sẽ gần như không có bất cứ cách nào để thách thức tình trạng chính trị hiện hành mà không phạm luật cả.
Trong một diễn biến khác thì gần đây Thượng viện Hoa Kỳ đã đề xuất một dự luật nhằm loại bỏ sự thiên vị trong các thuật toán đề xuất nội dung. Nhiều chính phủ khác gần đây cũng đã tăng cường nỗ lực để điều chỉnh các thuật toán, tuy nhiên thì duy chỉ có Trung Quốc là làm theo kiểu công khai ủng hộ sự thiên vị trong các thuật toán đề xuất và kiểm soát nội dung. Họ rõ ràng lo ngại lo ngại rằng các công cụ tìm kiếm và lọc thông tin có thể gợi ý những nội dung "nguy hiểm" mà người dùng Internet phổ thông có thể bắt được, và họ muốn làm điều đó một cách tuyệt đối.
Các quy tắc mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2020. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các tài khoản người dùng, kiểm duyệt nội dung, đăng ký và các "tin đồn" mà người dùng có thể tiếp cận.
Theo gearvn
CEO Nguyễn Tử Quảng bàn về Deepfake tại Tech Talks Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav, sẽ xuất hiện tại diễn đàn Tech Talks của VnExpress và chia sẻ góc nhìn về Deepfake, ứng dụng AI để tạo video giả. Là một trong những tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực bảo mật và an ninh mạng tại Việt Nam, ông Quảng sẽ mang đến cái nhìn tổng quát về vấn nạn được coi...