Triều Tiên có bom H để dọa thả xuống New York hay không?
Triều Tiên vừa dọa ném bom H xuống Manhattan, Mỹ; nhưng các nhà nghiên cứu lại không tìm thấy vết tích nào của vụ thử bom H mà Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công hồi đầu năm nay.
Triều Tiên có bom H hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải – Ảnh: Reuters
Triều Tiên ngày 13.3 tuyên bố có thể phóng tên lửa mang bom nhiệt hạch (bom H) tiêu diệt khu Manhattan của thành phố New York, Mỹ với chỉ “một cái nhấn nút”.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu Bình Nhưỡng có thể sở hữu loại bom H được tờDPRK Today (Triều Tiên) mô tả là “mạnh hơn bom H của Liên Xô trước đây” hay không, theo tờ The Washington Post.
Hai tháng sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, các nhà nghiên cứu chưa phát hiện được dấu vết phóng xạ nào để chứng minh vụ thử này là có thật, điều này có thể suy ra rằng Bình Nhưỡng giỏi che giấu bụi phóng xạ nhưng cũng có thể là không có vụ thử nào diễn ra cả.
Video đang HOT
Đối với vụ thử hạt nhân hồi năm 2013, chỉ 55 ngày sau các nhà quan sát Nhật Bản đã phát hiện hạt phóng xạ thoảng qua một trạm quan trắc đặt ở nước này, chứng minh đã có một quả bom nguyên tử đã được kích hoạt. Lần này, đã gần 70 ngày trôi qua nhưng các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện điều gì tương tự.
“Với mỗi ngày trôi qua, chúng ta càng ít khả năng đạt được một phân tích có kết luận về vụ thử”, Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao theo sát chương trình hạt nhân của Triều Tiên cho hay.
Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ( CTBTO), một cơ quan giám sát địa chấn và dữ liệu phóng xạ hạt nhân thế giới xác nhận có một vụ thử hạt nhân bằng cách phân tích các dấu vết của khí hiếm xenon, một loại khí không màu, không mùi.
CTBTO có thể phân biệt các vụ nổ hạt nhân và hóa học, nhưng lại không thể phân biệt được một vụ thử bom hạt nhân chuẩn và vụ thử bom H, loại bom mạnh hơn rất nhiều so với vũ khí hạt nhân khác.
Người đứng đầu CTBTO, ông Lassina Zerbo và các nhà ngoại giao khác nói dữ liệu địa chấn mà họ thu thập được không thấy có gì liên quan giữa vụ thử với một quả bom H.
“Có thể giả định rằng Triều Tiên khéo che giấu kết quả thử nghiệm hạt nhân và niêm phong rất kỹ khu vực thử nghiệm để ngăn chặn phóng xạ rò rỉ ra ngoài và vào khí quyển”, ông Mark Hibbs, chuyên gia hạt nhân của tổ chức Carnegie Endowment vì Hòa bình thế giới, nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ, Nhật, Hàn hỗ trợ ASEAN kiểm soát vũ khí đến Triều Tiên
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng ý hỗ trợ công nghệ cho các nước trong khối ASEAN nâng cao khả năng kiểm soát tàu chở nguyên liệu chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt đến Triều Tiên.
Tàu chở hàng hóa của Triều Tiên sẽ bị kiểm soát chặt - Ảnh minh họa: Reuters
Bị Liên Hiệp Quốc cấm vận, Triều Tiên vẫn tham gia hoạt động giao thương với nước khác, đặc biệt là Trung Quốc và một số nước trong ASEAN. Và đây cũng được cho là con đường đưa nguyên liệu chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt về Triều Tiên.
Ba nước Mỹ, Nhật và Hàn Quốc thống nhất sẽ hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và cả tài chính cho các nước ASEAN nhằm nâng cao khả năng kiểm soát các tàu hàng đến Triều Tiên, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 20.1 đưa tin.
Đây được xem là một trong những biện pháp mà 3 nước trên sử dụng để trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này tuyên bố thực hiện thành công vụ thử bom H, hay còn gọi là bom nhiệt hạch hôm 6.1, tờ Chosun Ilbo dẫn lại tin từ tờ Nihon Keizaicủa Nhật Bản.
Theo tờ Nikkei Asia Review của Nhật Bản, hôm nay 20.1, giới chức ASEAN cùng Hàn Quốc và Trung Quốc có cuộc họp ở Tokyo, Nhật Bản để bàn về kế hoạch chia sẻ công nghệ kiểm soát tàu hàng.
Trước đó, giới ngoại giao của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã gặp nhau để cùng bàn cách trừng phạt Triều Tiên sao cho hiệu quả nhất trong khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đang xem xét hình phạt đối Triều Tiên.
Nikkei Asian Review nhận định, Mỹ và các đồng minh châu Á nghiêng về kiểm soát tàu thuyền đến cảng của Triều Tiên như một biện pháp trừng phạt bên cạnh việc gây áp lực, buộc Trung Quốc có hành động cụ thể gây áp lực với Triều Tiên.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên chỉ dừng thử hạt nhân nếu Mỹ ký hiệp ước hòa bình Ngày 16.1, Triều Tiên ra điều kiện chỉ chấm dứt thử hạt nhân nếu Mỹ đồng ý ký hiệp ước hòa bình và ngừng những cuộc tập trận chung với Hàn Quốc. Lãnh đạo Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên - Ảnh: Reuters Những đề nghị này từng được Bình Nhưỡng đưa ra, tuy nhiên chưa khi nào nhận được hồi...