Triều Tiên chủ động đề xuất đàm phán với Hàn Quốc
Triều Tiên đã đề xuất tổ chức đàm phán với Hàn Quốc vào ngày 26.11 tới nhằm giảm bớt căng thẳng liên Triều, theo Reuters ngày 20.11.
Triều Tiên chủ động đề xuất đàm phán với Hàn Quốc – Ảnh: Reuters
Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 20.11 cho biết, Ủy ban thống nhất hòa bình của Triều Tiên, cơ quan chuyên trách xử lý quan hệ liên Triều, đã gửi đề xuất tới Bộ Thống nhất Hàn Quốc để tổ chức một cuộc họp trù bị cho đàm phán cấp chính phủ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vào ngày 26.11 tới.
Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc xác nhận đã nhận được đề xuất từ phía Bình Nhưỡng. Quan chức này cho biết Hàn Quốc sẽ sớm đưa ra quyết định có nhận lời hay không trong hôm nay 20.11.
Triều Tiên đề xuất tổ chức đàm phán tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới hai nước. Và nếu được tổ chức, đây sẽ là cuộc gặp cấp chính phủ đầu tiên tập trung vào việc làm giảm căng thẳng liên Triều kể từ khi hai bên đồng ý cải thiện quan hệ trong một thỏa thuận đạt được hồi tháng 8.
Video đang HOT
Cũng theo thỏa thuận đó, hai miền đã tổ chức cho các gia đình bị ly tán sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) được gặp nhau vào cuối tháng 10 qua.
Phía Hàn Quốc cũng đã nhiều lần đề nghị giới chức Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết căng thẳng giữa hai bên, nhưng hiếm khi Triều Tiên chủ động đề xuất như lần này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Lãnh đạo 12 quốc gia khẳng định sớm đưa TPP vào thực thi
Các nhà lãnh đạo 12 quốc gia thành viên đã thông qua Tuyên bố chung, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy quá trình ký kết, phê chuẩn ở mỗi nước để sớm đưa Hiệp định TPP đi vào thực thi.
Chiều 18/11, Cuộc họp Cấp cao của các nhà Lãnh đạo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) lần thứ 6 đã diễn ra tại Manila, Philippines. Đây là lần gặp lại nhau đầu tiên kể từ khi kết thúc đàm phán tại Attlanta, Hoa Kỳ tháng 10 vừa qua của Lãnh đạo 12 quốc gia thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự Cuộc họp.
Lãnh đạo của các quốc gia thành viên TPP trước khi bắt đầu cuộc họp (Ảnh: AP)
Phát biểu khai mạc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá cao quyết tâm chung và nỗ lực vượt bậc của tất cả các thành viên kết thúc thành công Hiệp định TPP lịch sử sau hơn 5 năm đàm phán. Tổng thống Obama nhấn mạnh đây không chỉ là thành quả to lớn, thể hiện tầm nhìn chung của 12 quốc gia TPP, mà còn đối với tương lai của khu vực, góp phần xác định các quy tắc thương mại của châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới
Trong các phát biểu tiếp đó, các nhà Lãnh đạo Hiệp định TPP sẽ thúc đẩy, mở rộng các liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên,tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực, đồng thời hứa hẹn tạo thêm cơ hội việc làm mới cho người dân, nhất là thanh niên, ở các nước TPP. Các nhà Lãnh đạo khẳng định cùng nỗ lực thúc đẩy quá trình ký kết, phê chuẩn và sớm đưa Hiệp định TPP đi vào thực thi để người tiêu dùng, người lao động, nông dân và doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên có thể hiện thực hóa các lợi ích chung mà TPP mang lại.
Phát biểu tại Cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định hoàn tất Hiệp định TPP cùng với sự ra đời của Cộng đồng ASEAN là những dấu mốc có ý nghĩa to lớn, tạo động lực mới cho tăng trưởng, liên kết khu vực, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, liên kết và tăng trưởng bền vững, bao trùm của APEC và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước cho rằng việc thực thi Hiệp định sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, nhất là đối với các thành viên đang phát triển. Đồng thời, đề nghị các thành viên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau để bảo đảm sớm ký kết, phê chuẩn và thực thi Hiệp định TPP theo đúng lộ trình.
Để đạt được mục tiêu chung này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các thành viên cần tiếp tục phát huy tinh thần hợp tác trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, quan tâm thỏa đáng đến thực tiễn và sự đa dạng về trình độ phát triển của các nước TPP, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực thực thi để bảo đảm người dân ở các quốc gia thành viên đang phát triển có thể được hưởng lợi từ Hiệp định TPP.
Chủ tịch nước nhấn mạnh việc Hiệp định TPP ngày càng nhận được sự quan tâm của các đối tác ở khu vực là tiền đề thuận lợi hướng tới việc hình thành Khu vực
Thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương, góp phần làm gia tăng tính hấp dẫn và ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với tiến trình liên kết khu vực trong giai đoạn mới.
Kết thúc Cuộc họp, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của 12 quốc gia thành viên cùng nỗ lực thúc đẩy quá trình ký kết, phê chuẩn ở mỗi nước để sớm đưa Hiệp định TPP đi vào thực thi.
Diễn ra vào dịp các Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Cuộc họp Cấp cao Hiệp định TPP đã trở thành thông lệ hàng năm kể từ khi đàm phán TPP được chính thức khởi động từ năm 2010.
Cuộc họp năm nay có ý nghĩa quan trọng, ghi dấu mốc hoàn tất một Hiệp định TPP cân bằng, toàn diện sau hơn 5 năm đàm phán. Toàn bộ nội dung của Hiệp định đã được công bố tại các nước TPP vào ngày 5/11 vừa qua để doanh nghiệp và người dân tham khảo. Hiện 12 quốc gia thành viên đang nỗ lực hoàn thành các thủ tục nội bộ để có thể sớm ký kết và phê chuẩn Hiệp định theo lộ trình.
PV
Theo Dantri
Tổng thư ký Ban Ki-moon không thăm Triều Tiên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ không đi thăm Triều Tiên như tuyên bố của Bình Nhưỡng, thay vào đó ông sẽ đến Mỹ và Pháp, tạm thời gác lại mong muốn làm cầu nối liên Triều. Tổng thư ký Ban Ki-moon không đi Triều Tiên để làm cầu nối liên Triều - Ảnh: Reuters Người phát ngôn của Liên Hiệp Quốc...