Triều Tiên chỉ trích Mỹ đưa tàu sân bay đến tập trận với Hàn Quốc
Ngày 11/7, Mỹ đã đưa tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington thuộc Hạm đội 7 cùng một lực lượng quân sự hùng hậu, trong đó có tàu khu trục Aegis, cập cảng Busan của Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung cùng hải quân nước chủ nhà từ ngày 16-21/7 tại vùng biển phía Tây Nam Hàn Quốc.
Tàu sân bay USS George Washington
Ngay lập tức, Triều Tiên đã cực lực lên án sự xuất hiện của tàu sân bay siêu trọng 97.000 tấn USS George Washington và gọi sự tham gia của tàu này trong cuộc tập trận là “hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ”.
Theo kế hoạch, trong hai ngày 21-22/7, tàu George Washington sẽ tham gia cuộc Diễn tập tìm kiếm và cứu hộ (SAREX) chung Hàn – Mỹ – Nhật tại vùng biển phía Nam đảo Jeju. Đây là SAREX đầu tiên sau khi Nhật Bản diễn giải lại Hiến pháp khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”.
Dự kiến, khoảng 200 binh lính thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản sẽ tham gia cuộc diễn tập.
Theo quân đội Hàn Quốc, SAREX là hoạt động thường niên từ năm 2008 và được thực hiện trên tinh thần nhân đạo.
Trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên khẳng định cộng đồng quốc tế đang ủng hộ những cử chỉ hòa giải gần đây của nước này nhằm cải thiện mối quan hệ liên Triều nhưng Mỹ đã đáp lại những cử chỉ thiện chí đó bằng cách triển khai tàu sân bay hạt nhân và lên kế hoạch tập trận chung với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Video đang HOT
Trang web này gọi đó là một “hành động khiêu khích nghiêm trọng không thể tha thứ” cũng như một “thách thức ác ý” đối với bán đảo Triều Tiên. Theo trang web, Hàn Quốc và Mỹ miêu tả cuộc tập trận chung là thường xuyên hoặc đã lên kế hoạch từ trước nhưng đây chỉ là một cái cớ để che đậy bản chất “khiêu khích, hiếu chiến” giống nhau của họ.
Theo Vietnam
Tàu chiến Mỹ "nhe nanh múa vuốt" ở Biển Đông
Bất chấp tình cảnh cắt giảm ngân sách cho quân đội Mỹ đang làm dấy lên những hoài nghi về khả năng tồn tại của chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á của cường quốc số 1 thế giới, một chiếc tàu sân bay đầy uy lực của nước này vẫn "nhe nanh múa vuốt" ngay trước mắt Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu sân bay USS George Washington
Những chiếc chiến đấu cơ thiện chiến F-18 Super Hornet gầm rú lao lên bầu trời từ boong tàu sân bay USS George Washington với tốc độ gây nghẹt thở là gần 300km/giờ. Động thái "dương oai diễu võ" này diễn ra ngay ở bờ biển của Trung Quốc - chỉ cách một tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc có chưa đầy 30km. Đây rõ ràng là một biểu tượng cho thấy sự thống trị của Hải quân Mỹ trong khu vực Châu Á - điều mà giới phân tích Trung Quốc lo ngại có thể kiềm chế sự nổi lên của họ trong nhiều thập kỷ nữa.
Sau khi cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, chiếc chiến đấu cơ F-18 Super Hornet đã "múa lượn" ở khu vực Biển Đông - nơi đang nằm trong sự tranh chấp quyết liệt giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Các sĩ quan Mỹ đã đón tiếp những người đồng nghiệp phía bên Trung Quốc lên thăm con tàu đầy uy lực của họ như một phần của nỗ lực nhằm tăng cường sự hợp tác giữa quân đội hai bên dù cho quân đội Trung Quốc không bao giờ hết nỗi lo ngại về việc bị lực lượng Mỹ kiềm chế trên khắp khu vực Châu Á. Tàu khu trục của Hải quân của Trung Quốc không được mời đến tiếp xúc với lực lượng Mỹ
Chỉ huy nhóm tàu sân bay tấn công USS George Washington - Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery đã nói về sự hiện diện của hai chiếc tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc ở gần nhau lúc này. Ông thừa nhận, những cuộc gặp gỡ như thế giữa các cường quốc đối thủ giờ đây sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
"Các bạn chắc chắn đều thấy, Hải quân Trung Quốc đang ngày càng được hiện đại hóa và ngày càng được mở rộng. Vì thế, sẽ là lẽ tự nhiên khi họ hoạt động ngay gần chúng tôi", ông Montgomery cho hay.
Vị chỉ huy tàu sân bay Mỹ cho rằng, những cuộc tiếp xúc định kỳ với các tàu hải quân Trung Quốc là "chuyên nghiệp" và rằng Hải quân Mỹ quyết tâm trợ giúp mối quan hệ lắm vấn đề giữa hai nước bằng sự "minh bạch và công khai".
"Tôi không thấy có bất kỳ vấn đề gì khi tàu của hải quân Trung Quốc hoạt động ngay sát tàu của chúng tôi", ông Montgomery nói thêm.
Nhóm tàu sân bay tấn công USS George Washington thường bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần dương hạm và một tàu ngầm tấn công chợp nhoáng cùng với 90 chiếc máy bay. Lực lượng hùng hậu này bảo vệ một trong 10 chiếc tàu sân bay được đóng cố định ở bên ngoài nước Mỹ. Vốn được mệnh danh là bá chủ của đại dương bởi sức mạnh ưu việt, các tàu sân bay của Mỹ là phương tiện để cường quốc số 1 thế giới thể hiện uy lực.
Đóng cố định tại Yokosuka , Nhật Bản, nhóm tàu sân bay hùng mạnh USS George Washington là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự hiện diện hải quân ngày càng tăng trên khắp khu vực Châu Á và sự hiện diện này đã tăng một cách đều đặn trong suốt 5 năm qua. Đây là một nhân tố then chốt trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á đầy tranh cãi của Mỹ.
Hôm nay (8/11), nhóm tàu sân bay Mỹ sẽ đến cảng tài chính Hồng Kông sau nhiều tháng trời đi khắp khu vực để tham gia các cuộc tập trận, diễn tập và huấn luyện chung với các nước.
Trong khi giới chức quân sự Mỹ luôn tìm cách trấn an nỗi quan ngại của Trung Quốc về việc Mỹ đang tìm cách kiềm chế cường quốc Châu Á thì một loạt đồng minh cũ cũng như bạn bè mới của Mỹ ở Châu Á lại muốn Washington đảm bảo rằng nước này luôn có sự hiện diện trong khu vực để đảm bảo có thể đối trọng với một Trung Quốc ngày càng nổi lên một cách đáng lo ngại.
Sẵn sàng chiến đấu?
Sự hiện diện của nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ ở Biển Đông dường như là nhằm để giải quyết vấn đề cốt lõi trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm của Mỹ vào Châu Á. Các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với một loạt nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam cùng với Vùng lãnh thổ Đài Loan đang nổi lên là một điểm nóng trong khu vực.
Mỹ cho biết, nước này đứng trung lập trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng quyết tâm duy trì hòa bình và sự tự do hàng hải ở những tuyến đường biển có vai trò then chốt cho nền kinh tế thế giới.
Thậm chí dù đang phải vật lộn với vấn đề ngân sách khó khăn, Mỹ vẫn cố tìm cách tăng cường các cuộc tập trận, thử nghiệm bắn đạn thật trong khu vực như một phần để đối phó với một quân đội Trung Quốc ngày càng mạnh lên.
Và trên tàu sân bay USS George Washington, các sĩ quan và thủy thủ cho biết, họ luôn duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu qua việc thường xuyên tiến hành các chuyên bay đắt đỏ với 100 lần cất cánh gần như mỗi ngày.
Giới chức và các nhà bình luận Trung Quốc thường tức giận trước các động thái của Mỹ trong khu vực. Bất chấp nhiều năm liền tăng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số, Trung Quốc vẫn đứng sau rất xa so với Mỹ về hỏa lực.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Triều Tiên phản đối Mỹ đưa siêu hàng không mẫu hạm vào Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng, việc đưa siêu hàng không mẫu hạm tham gia cuộc tập trận Mỹ-Hàn là hành động "khiêu khích không thể tha thứ". Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 11/7 dẫn tuyên bố trên của phía Triều Tiên và cho biết siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington- chạy bằng năng lượng từ 2 lò phản ứng hạt...