Triều Tiên chi tiêu 1/4 GDP vào quân sự
Với 1/4 tổng giá trị sản phẩm quốc nội ( GDP) hàng năm đổ vào quân sự từ năm 2002 đến 2012, Triều Tiên là nước chi nhiều nhất cho lĩnh vực này so với thu nhập của họ, Yonhap dẫn dữ liệu từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Triều Tiên chi tiêu hơn 23% GDP bình quân hằng năm cho quân sự trong thời gian từ 2002 đến 2012 – Ảnh: AFP
Theo báo cáo Chi tiêu quân sự và chuyển giao vũ khí thế giới của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2015, Triều Tiên chi khoảng 4 tỉ USD/năm, tức 23,8% trong 17 tỉ USD bình quân GDP mỗi năm của nước này trong 10 năm từ 2002 tới 2012. Triều Tiên bỏ xa nước giữ vị trí thứ hai là Oman với 10,9% GDP bình quân chi tiêu cho quân sự, tiếp theo là Eritrea (thuộc châu Phi) với 8,6% và Ả Rập Xê Út (8,2%), hãng tin Hàn Quốc Yonhap ngày 4.1 cho biết.
Trên thực tế đó chỉ là xếp hạng tính trên bình quân GDP, không phản ánh số tiền bỏ ra. Nếu tính danh sách chi tiêu trên tài chính đơn thuần, Triều Tiên chỉ xếp thứ 36 trên thế giới, trong khi Hàn Quốc xếp thứ 11 (dù chi tiêu quân sự chỉ chiếm 2,5% GDP nước này).
Mỹ là nước dẫn đầu về chi tiêu đổ vào quân sự với 656 tỉ USD hàng năm, bỏ khá xa nước xếp thứ hai là Trung Quốc (88,5 tỉ USD/năm). Chỉ tính riêng trong năm 2012, Mỹ đã chi 724 tỉ USD vào quốc phòng, trong khi Trung Quốc chi hơn 85 tỉ USD, và Triều Tiên là 3,85 tỉ USD.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo này, Triều Tiên là nước có tỉ lệ quân lính so với dân cao nhất thế giới với 1,17 triệu lính (trên gần 25 triệu dân, theo số liệu tính đến năm 2013 của Ngân hàng Thế giới). Con số ở Trung Quốc tương ứng là 2,21 triệu và Mỹ là 1,41 triệu.
Ở lĩnh vực xuất khẩu vũ khí, Triều Tiên xếp thứ 27 thế giới với 100 triệu USD doanh thu bán vũ khí trung bình hàng năm. Số tiền này chiếm 10,2% trong toàn bộ giá trị xuất khẩu của Triều Tiên và đặt họ vào vị trí số 1 trong số những nước có tỉ lệ kim ngạch buôn bán vũ khí trên tổng doanh thu xuất khẩu.
Danh sách cũng chỉ ra Mỹ xuất khẩu vũ khí bình quân mỗi năm đạt 102,4 tỉ USD trong giai đoạn năm 2002 đến năm 2012, tương tự ở Nga là 6,8 tỉ USD/năm, xếp thứ hai nhưng bị Mỹ bỏ khá xa.
Kết quả báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ lần này góp phần khẳng định sự mất cân đối giữa phát triển quốc phòng và phát triển kinh tế tại Triều Tiên.
Lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm một cánh đồng khô hạn ở Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Song song với chặng đường 10 năm chi bình quân 23,8% GDP cho quân sự nêu trên, Triều Tiên cũng ít nhất 5 lần thử tên lửa từ năm 2002 đến nay, bao gồm đợt thử bị cho là thất bại vào tháng 11.2015.
Kể từ lúc nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền (năm 2011), Triều Tiên đã thử tên lửa vào các năm 2013, 2014 và 2015.
Sức mạnh quân sự của Triều Tiên đi ngược lại với khó khăn kinh tế họ trải qua, bao gồm khó khăn do thiên nhiên như hạn hán, điển hình là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất 100 năm qua vào tháng 6.2015. Liên Hiệp Quốc và cả Hàn Quốc cũng thường xuyên gửi hàng cứu trợ đến người dân Triều Tiên trong nhiều năm qua thông qua Chương trình Lương thực Thế giới (WFP).
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Còn quá sớm để lạc quan về kinh tế Nga
Tính đến tháng 11 năm nay, số liệu cho thấy kinh tế Nga sụt giảm 4%, nhấn mạnh khó khăn vẫn hiện diện ở nước này bất chấp các ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế đã đi qua giai đoạn đỉnh điểm.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, mức 4% trên tồi tệ hơn số liệu GDP nước Nga trong tháng 10, vốn sụt giảm 3,7% so với một năm trước đó. Con số thống kê trên đến vài tuần sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên rằng nền kinh tế Nga nhìn chung đã vượt qua được "đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng" và bắt đầu đi vào ổn định.
Chris Weafer, giám đốc cao cấp tại hãng tư vấn Macro-Advisory nói trên kênh CNBC rằng thay đổi GDP của tháng 11 đã tệ hơn dự báo. Nhiều chuyên gia cho rằng mức sụt giảm của nền kinh tế sẽ chỉ vào khoảng 3,6%. "Các dữ liệu tháng 11 cho thấy còn quá sớm để lạc quan rằng điều tồi tệ nhất cho nền kinh tế Nga đã qua", Weafer cho biết.
Xu hướng tiêu dùng yếu, bị kéo xuống bởi mức giảm 10% trong lương bổng thực tế và chi phí trả nợ cao, là nguyên nhân kéo giảm số liệu GDP. Trong tháng 11, doanh số bán lẻ đã giảm 13% so với một năm trước đó, và 8% so với nửa đầu năm 2015.
Ông Weafer dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục ở trong tình trạng suy thoái cho đến ít nhất là giữa năm sau. Song ông cũng cho hay tăng trưởng kinh tế sau thời điểm đó sẽ phụ thuộc một phần vào việc liệu niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể đảo ngược hay không, giá dầu có thể tăng hay không và các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên lĩnh vực tài chính của nước Nga có giảm hay không.
Các biện pháp trừng phạt kinh tế áp đặt lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine kết hợp với tác động từ giá dầu giảm gây áp lực lên đồng rúp và khiến lạm phát tăng vọt lên 15%. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế Nga sẽ sụt giảm 3,8% trong năm nay, Weafer cho hay số liệu GDP tháng 11 cho thấy mức suy giảm GDP cả năm 2015 có thể lên đến 4%.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc thật sự chậm đến mức nào? Nhiều giấy mực đã tiêu tốn để viết về sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc trong năm nay, thế nhưng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn đang đi đúng hướng, nhắm đến mục tiêu tăng trưởng khoảng 7%. Ảnh: Bloomberg Theo khảo sát trên các nhà kinh tế của Bloomberg, số liệu tăng trưởng GDP 7% của Trung...