Triều Tiên chế tên lửa “không thể đánh chặn”
Hàn Quốc đang rất lo lắng trước thông tin Triều Tiên đang chế tạo một loại tên lửa chống tàu mới không thể bị đánh chặn bằng các vũ khí hiện có.
Các quan chức quân đội Hàn Quốc đang rất lo lắng trước thông tin tình báo cho biết Triều Tiên đang phát triển một loại tên lửa đạn đạo đất đối hải mới có tầm bắn 300 km và không thể bị ngăn chặn bằng các loại vũ khí hiện nay.
Một nguồn tin quân sự của Hàn Quốc cho biết: “Triều Tiên đang phát triển một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất KN-02 có tầm bắn từ 200-300 km.”
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
Video đang HOT
Hiện quân đội Triều Tiên đang sở hữu các loại tên lửa hành trình chống tàu như KN-01 có tầm bắn 160 km và tên lửa Silkworm có tầm bắn 100 km. Tuy nhiên tên lửa đạn đạo nguy hiểm hơn nhiều so với tên lửa hành trình vì chúng có tốc độ nhanh hơn.
Đối với các loại tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Triều Tiên, Hàn Quốc có thể sử dụng tên lửa hải đối không SM-2 hoặc hệ thống phòng không tầm ngắn của tàu chiến Aegis để đánh chặn. Tuy nhiên những hệ thống vũ khí này của hải quân Hàn Quốc không thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo vì tốc độ tối đa của chúng gấp 4 đến 5 lần vận tốc âm thanh.
Tên lửa đạn đạo DF-21D hay còn gọi là “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc có tầm bắn 1.500 km đang được coi là mối đe dọa lớn đối với hải quân Mỹ. Nếu Triều Tiên thành công trong việc chế tạo loại tên lửa này thì đây sẽ là nguy cơ cực lớn đối với tàu chiến Hàn Quốc và hạm đội tàu sân bay Mỹ hỗ trợ cho các chiến dịch đổ bộ quy mô lớn trong chiến tranh.
Các quan chức quân sự Hàn Quốc cũng đã liên hệ thông tin tình báo này với tuyên bố của Iran vào năm 2011 rằng họ đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa đạn đạo chống tàu mới có tầm bắn 300 km. Nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết: “Có nhiều khả năng Tehran sẽ hỗ trợ dự án chế tạo tên lửa mới này của Triều Tiên.”
Theo Chosun
RS-26 Rubezh của Nga: "Quái vật" không thể đánh chặn
Tờ "Độc Lập" của Nga đưa tin, trong hoạt động mời thầu bảo hiểm phóng tên lửa chiến lược Nga 2013-2014, đã xuất hiện một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh.
Tờ "Độc Lập" liệt kê một loạt các hoạt động phóng sẽ diễn ra trong 2 năm 2013 và 2014, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-20V "Voyevoda-M" (SS-18 Satan), RS-24 Yars (SS-29), RS-18 Stiletto (SS-19), RS-12M "Topol-M" (SS-25) sẽ được mua bảo hiểm phóng. Ngoài ra, trong danh sách này có một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa từ trước đến nay chưa từng công khai là RS-26 Rubezh.
Không khó để nhận ra, cách đây mấy tháng, Cục trưởng Cục tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu Nga - ông Denis Nowitzki đã báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin về kế hoạch phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, chính là RS-26 Rubezh. Nó do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển, đây cũng là nhà thiết kế các tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12M2, RS-24 và RSM-56 (R-30 Bulava-30).
Ông chỉ ra, theo kế hoạch xây dựng quốc phòng do Tổng thống Nga phê chuẩn, vào lúc 21h45 (giờ Moscow) ngày 6-6-2013, quân đội Nga đã phóng thử thành công loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có độ chính xác cao, trên hệ thống vũ khí tên lửa chiến lược Rubezh, tại bãi phóng thử Kapustin Yar ở Astrakhan. Tên lửa đã bắn trúng mục tiêu tại một khu vực thuộc Kazakhstan.
Một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhấn mạnh rằng, RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được.
Một quan chức công nghiệp quốc phòng Nga cho báo giới biết vào ngày 05-10, RS-26 Rubezh có khả năng mang theo nhiều đầu đạn tốc độ siêu cao, dẫn đường đa phương thức. Cho đến nay RS-26 đã phóng thử thành công ít nhất là 4 lần, cuối năm nay sẽ tiếp tục thử nghiệm 1 lần nữa. Sang năm 2014, Nga cũng sẽ có thêm vài vụ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này.
Bài báo phân tích, rất có khả năng RS-26 Rubezh sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, sử dụng hệ điều khiển quán tính truyền thống, thay thế một số nguyên kiện mới để có thể kịp thời thay đổi các tham số bay và phân phối lại mục tiêu trước khi phóng. Nó có trọng lượng phóng khoảng 60 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường chủ động, tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa khoảng 6.000km
Theo ANTD
Hệ thống Aegis 4.0 của Mỹ liên tiếp hạ gục tên lửa đạn đạo Bộ Quốc phòng Mỹ vừa tuyên bố, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên chiến hạm Mỹ, lại một lần nữa chứng minh tính hiệu quả, khi đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo. Ngày 4-10 vừa qua, Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 trên tuần dương hạm CG-70...