Triều Tiên chế tạo được đầu đạn hạt nhân
Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân Triều Tiên khẳng định Triều Tiên hiện đã đủ khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, nhẹ và đa dạng.
Hội đồng Bảo an LHQ đã quyết định tổ chức một cuộc họp khẩn cấp vào tối 9-9 (giờ địa phương) sau khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân. Cuộc họp được tổ chức theo yêu cầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật.
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc nhận định sau cuộc họp này, Hội đồng Bảo an có thể công bố một nghị quyết mới nghiêm khắc hơn Nghị quyết 2270 ban hành hồi tháng 3 sau khi Triều Tiên thử hạt nhân và bắn thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Đầu đạn đã được chuẩn hóa
Trước đó, lúc 9 giờ 30 (giờ Seoul) ngày 9-9, một cơn địa chấn xảy ra ở vùng Punggye-ri (Triều Tiên) với cường độ 5 độ Richter, tương đương bom 10 kiloton phát nổ.
Bốn tiếng sau, Đài truyền hình trung ương CHDCND Triều Tiên (KCTV) bất ngờ cắt ngang chương trình đang phát và phát thông cáo của Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân.
Thông cáo cho biết Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử hạt nhân mới. Trong vụ thử hạt nhân trước, KCTV đã báo trước một tiếng trước khi công bố thông cáo chính thức.
Thông cáo phát ngày 9-9 tuyên bố: “Trong khi tiếp tục chương trình xây dựng các lực lượng hạt nhân chiến lược do đảng Lao động Triều Tiên chỉ đạo, các nhà khoa học và các chuyên viên kỹ thuật ở Viện nghiên cứu vũ khí hạt nhân đã thực hiện một vụ nổ thử nghiệm hạt nhân tại bãi thử hạt nhân ở miền Bắc nhằm đánh giá sức mạnh của đầu đạn hạt nhân vừa mới chế tạo”.
Về mục đích thử hạt nhân, thông cáo giải thích: “Vụ thử hạt nhân này đã khẳng định một cách quyết định về cấu trúc, hoạt động, các đặc điểm, hiệu suất và công suất của đầu đạn hạt nhân. Đầu đạn đã được chuẩn hóa và theo quy phạm để lắp vào các tên lửa đạn đạo triển khai cho đơn vị pháo binh Hwasong thuộc quân đội nhân dân Triều Tiên”.
Video đang HOT
Thông cáo khẳng định Triều Tiên hiện đã đủ khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ, nhẹ và đa dạng với vốn kiến thức về sản xuất nguyên liệu phân hạch.
Theo thông cáo, vụ thử hạt nhân là phản ứng đối với các trừng phạt và đe dọa của các “lực lượng thù địch” như Mỹ, đồng thời cũng là hình thức chứng tỏ ý chí đối phó nếu kẻ thù đụng đến Triều Tiên.
Cuối cùng thông cáo khẳng định: “Các biện pháp củng cố về số lượng và chất lượng của lực lượng hạt nhân sẽ tiếp tục”.
Vụ thử hạt nhân thứ năm của Triều Tiên gây địa chấn có cường độ mạnh 5 độ Richter. Ảnh: AP
Phản ứng quốc tế
Sau khi Triều Tiên thử hạt nhân đã có nhiều phản ứng quốc tế như sau:
Trung Quốc: Bộ Ngoại giao ra tuyên bố kiên quyết phản đối vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Tuyên bố yêu cầu Bình Nhưỡng ngừng ngay các hành động làm căng thẳng tình hình và kêu gọi Triều Tiên tôn trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Trung Quốc mong muốn giải quyết vấn đề thông qua đàm phán sáu bên nhằm đạt đến mục đích phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên với hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Hàn Quốc-Mỹ: Chiều 9-9, trong chuyến thăm Lào, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ Vientiane (Lào) đã gọi điện thoại cho Tổng thống Obama lúc đó đang lên chuyên cơ rời Lào về Mỹ.
Trong cuộc điện đàm kéo dài 15 phút, hai nhà lãnh đạo nhất trí thực hiện mọi biện pháp gây sức ép để Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, trong đó có biện pháp ban hành nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an LHQ.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry. Hai bên đã bày tỏ lo lắng và nhất trí cần thực hiện các biện pháp mạnh.
Dự kiến hai bên sẽ tổ chức cuộc họp bộ trưởng Ngoại giao hai nước vào tuần tới ở New York. Hai bên cam kết đề nghị hợp tác của Trung Quốc và Nga để gây sức ép với Triều Tiên.
Hàn Quốc-Lào: Cùng ngày, trong hội đàm song phương với Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith, Tổng thống Park Geun-hye đã kêu gọi Lào với tư cách chủ tịch ASEAN có thể giữ vai trò để bảo đảm cộng đồng quốc tế có biện pháp mạnh nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên.
Hàn Quốc-Nhật: Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se và người đồng cấp Nhật Fumio Kishida đã trò chuyện qua điện thoại trong 20 phút.
Hai bên nhất trí lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và tìm kiếm thêm giải pháp đồng thời nêu lên đề nghị trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Triều Tiên.
Hai bộ trưởng cam kết hợp tác chặt chẽ với Mỹ để nhanh chóng tiến hành các biện pháp tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tại Pháp, văn phòng tổng thống và Bộ Ngoại giao đã tuyên bố lên án Triều Tiên thử hạt nhân và kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ có biện pháp trừng phạt.
Tại cuộc họp khẩn vào chiều 9-9 của Ủy ban Tình báo Quốc hội, Giám đốc Cục Tình báo quốc gia Hàn Quốc Lee Byong-ho nhận định vụ thử hạt nhân của Triều Tiên không phải là bom nhiệt hạch và căn cứ công suất nổ thì Triều Tiên đã thành công. Ông đánh giá Triều Tiên đã đạt được mục đích nhanh hơn dự kiến về phát triển đầu đạn hạt nhân thu nhỏ để lắp vào tên lửa như tên lửa Scud. Cục Tình báo quốc gia loại trừ khả năng từ một đến hai năm nữa Triều Tiên đủ sức triển khai tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân nhưng lo ngại thời gian này sẽ được rút ngắn hơn. Cục Tình báo quốc gia nhận định vụ thử hạt nhân lần này nhằm các mục đích: Biểu dương sức mạnh trước sức ép quốc tế, phô trương năng lực hạt nhân, đổi mới hình ảnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, ngăn chặn xã hội Triều Tiên bất ổn và gây sức ép với Hàn Quốc để ngồi vào bàn đàm phán. Ngay sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, chính phủ Hàn Quốc đã lên án mạnh mẽ và đánh giá đây là một vụ khiêu khích nghiêm trọng không thể khoan dung. Cố vấn an ninh quốc gia Cho Tae-yong tuyên bố Hàn Quốc đã thực hiện mọi biện pháp nhằm bảo vệ người dân trước khiêu khích của Triều Tiên. _________________________________ 5 là số lần thử hạt nhân của Triều Tiên vào sáng 9-9, đúng 68 năm ngày kỷ niệm lập quốc của Triều Tiên (ngày 9-9-1948). Bốn vụ thử trước xảy ra ngày 9-10-2006, 25-5-2009, 12-2-2013 và 6-1-2016. _________________________________ Kết quả phân tích vụ thử đã chứng minh tính toán ban đầu và các kết quả đo được liên quan đến công suất hạt nhân và sử dụng các chất liệu hạt nhân hoàn toàn phù hợp. Vụ thử không gây ra bất kỳ rò rỉ chất hạt nhân hay gây tác động xấu đến môi trường. Thông cáo của VIỆN NGHIÊN CỨU VŨ KHÍ HẠT NHÂN
DẠ THẢO
Theo PLO
Triều Tiên cảnh báo tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương
Triều Tiên ngày 17.8 đã lên tiếng đe dọa rằng nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với sự hủy diệt trong trường hợp Washington có những hành động liều lĩnh.
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Bình Nhưỡng ngày 17.8 lên án việc Mỹ gần đây đã triển khai thêm các máy bay ném bom hạt nhân tới Guam, đồng thời đe dọa rằng nhiều căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với sự hủy diệt trong trường hợp Washington có những hành động liều lĩnh.
Bản tin của KCNA trích dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nêu rằng: "Việc Mỹ đưa các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược tới Guam cho thấy kế hoạch tấn công phủ đầu bằng hạt nhân của Washington nhằm vào Triều Tiên đã bước vào giai đoạn thực hiện liều lĩnh. Các động thái quân sự này của Mỹ là một phần trong chiến lược hiểm độc nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời duy trì bá quyền quân sự ở khu vực này, chứ không đơn thuần chỉ nhằm tấn công hạt nhân phủ đầu vào Triều Tiên".
Tuyên bố còn nhấn mạnh rằng Triều Tiên và quân đội nước này sẽ không khoanh tay đứng nhìn các mối đe dọa hạt nhân của Mỹ mà sẽ chuẩn bị sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước bằng các loại vũ khí hạt nhân, đồng thời nêu rõ lập trường vững chắc của Bình Nhưỡng là loại bỏ nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân do Mỹ áp đặt bằng đòn đánh răn đe hạt nhân mạnh mẽ.
Trong thời gian gần đây, Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa song tỷ lệ thất bại khá cao. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, dường như Triều Tiên đã phớt lờ các cuộc thử nghiệm thất bại và ngày càng công khai hơn các vụ thử của mình.
CNN dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng, thực tế các mối đe doạ từ Triều Tiên không còn là "lý thuyết", sự liều lĩnh của Bình Nhưỡng đang đặt ra nguy hiểm cho Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.
Theo Danviet
Đài Loan thử tên lửa trên đất Mỹ để tránh Trung Quốc dòm ngó Đài Loan có kế hoạch lần đầu tiên thử hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ mới nhất tại Mỹ vào tháng tới. AFP ngày 27-6 dẫn nguồn tin cơ quan phòng vệ Đài Loan đưa tin, cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 do Mỹ sản xuất sẽ được thực hiện tại Bãi phóng tên lửa White Sands, bang...