Triều Tiên cải cách, áp dụng ‘khoán nông nghiệp’
Thêm một dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang thay đổi dưới thời cầm quyền của lãnh đạo Kim Jong-un: cho phép áp dụng ‘khoán nông nghiệp’. Nông dân trong nước sẽ được giữ lại 50% sản lượng thu hoạch, nộp 50% còn lại cho chính quyền các cấp.
Nông dân tỉnh Nam Hwanghae, Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Hoạt động nông nghiệp theo hộ cá thể đã được Triều Tiên thí điểm tại một số khu vực từ cách đây vài năm, nhưng chưa được áp dụng trên cả nước cho đến tận năm nay.
Tờ The Sunday Times hôm 3.5 đưa tin Triều Tiên đã chia nhỏ các trang trại tập thể kiểu Xô Viết – vốn được áp dụng trong ngành nông nghiệp nước này từ những năm 1950 – và bàn giao lại cho các nông dân trên khắp đất nước.
The Chosun Ilbo (Hàn Quốc) hồi cuối tháng 4 vừa qua cho hay tất cả các trang trại ở Triều Tiên, ngoại trừ Sukchon và Nampo ở tỉnh Nam Pyongan, đã được lệnh thi hành hệ thống nông nghiệp theo hộ gia đình từ giữa tháng 4.
Video đang HOT
Tờ The Sunday Times gọi nỗ lực cải cách kinh tế theo mô hình cứng nhắc này là áp dụng “khoán nông nghiệp”.
Theo đó, mỗi nhóm 6-7 người hoặc 2-3 hộ gia đình được giao một mảnh đất để canh tác. Nguồn tin của Chosun cho biết: “Theo hệ thống này, các gia đình sẽ được giữ lại 50% sản lượng thu hoạch, nộp 30% cho chính quyền trung ương và 20% cho chính quyền địa phương. Điều này khiến nông dân hăng hái hơn”.
Chính sách mới này giúp nông dân được phép đem bán phần thu hoạch, hưởng thu nhập cao hơn và cũng giúp ông Kim Jong-un xây dựng hình ảnh môt nhà lãnh đạo biết chăm lo cho dân.
Động thái này, theo tờ The Sunday Times, là lặp lại cải cách đầu tiên của Trung Quốc vào những năm 70 của thế kỷ trước. The Chosun Ilbo thì cho biết đây là dấu hiệu đầu tiên của bước chuyển mình từ hệ thống canh tác nông nghiệp tập thể sang tư nhân, vốn được coi là có liên kết với nền kinh tế thị trường.
Theo The Chosun Ilbo, trước kia, hệ thống hợp tác xã Triều Tiên quy định 20-30 người cùng canh tác trên một mảnh đất. Hoạt động kém hiệu quả của các trang trại tập thể được cho là lý do khiến có thể gần 1 triệu người dân chết trong những năm 1990. Hiện Triều Tiên cũng đề nghị Nga viện trợ thêm gạo, xăng dầu và ngũ cốc nên viễn cảnh đói kém ở quốc gia này ngày càng xa dần.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc chi hàng tỉ USD trợ cấp cho nông dân
Trung Quốc sẽ cải thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp bằng cách chi hàng tỉ USD hỗ trợ nông dân và sản xuất nông nghiệp, Tân Hoa xã đưa tin.
Nông dân Trung Quốc trên một cánh đồng ở ngoại ô phía bắc thủ đô Bắc Kinh - Ảnh: Reuters
Chính phủ sẽ rót trực tiếp 14 tỉ nhân dân tệ (2,3 tỉ USD) cho nông dân trồng các loại ngũ cốc, trong đó có lúa gạo. 20,4 tỉ nhân dân tệ (hơn 3,3 tỉ USD) sẽ chi để phát triển các giống cây trồng có chất lượng tốt, Tân Hoa xã hôm 1.5 dẫn nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc.
Ngoài ra, tổng số tiền 23,4 tỉ nhân dân tệ (hơn 3,8 tỉ USD) sẽ được dùng để hỗ trợ các mô hình quản lý của hàng loạt cánh đồng sản xuất ngũ cốc, tập trung vào các nông trại gia đình và các hợp tác xã nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố chương trình cải cách đất đai vào tháng 3.2015 và vẫn đang tiếp tục thực hiện. Các khu vực triển khai chương trình thí điểm gồm tỉnh Giang Tô, Tứ Xuyên, Quý Châu và 27 quận, huyện khác. Sắp tới, Trung Quốc sẽ triển khai chính sách này thêm ở 9 quận, huyện khác của tỉnh GiangTô và Giang Tây, theo Tân Hoa xã.
Nông dân ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Hiện tại, pháp luật Trung Quốc cho phép 2 quyền sở hữu đất đai, gồm sở hữu nhà nước đối với đất đô thị và sở hữu tập thể của hợp tác xã với đất nông thôn. Người nông dân Trung Quốc tham gia vào các hợp tác xã chỉ được quyền sử dụng đất và sản xuất trên đó chứ không được bán đất.
Đầu tháng 3.2015, chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành thí điểm chương trình cải cách đất đai, cho phép người nông dân được quyền bán một số đất phi nông nghiệp. Chương trình sẽ được triển khai ở 33 quận, huyện. Đây được xem là thay đổi mang tính đột phá trong chính sách đất đai của chính phủ Trung Quốc, theo AFP.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Chính sách đối ngoại của Mỹ là không nhất quán Việc Nhà Trắng im lăng trước cac vu giết hại nhà báo và chính trị gia Ukraine chứng tỏ răng chinh sach đôi ngoai cua Mỹ áp dụng "tiêu chuẩn kép". Việc Nhà Trắng im lăng trước cac vu giết hại nhà báo và chính trị gia Ukraine chứng tỏ răng chinh sach đôi ngoai cua Mỹ áp dụng "tiêu chuẩn kép". Đo...