Triều Tiên cách chức lãnh đạo Vệ binh Tối cao
CHDCND Triều Tiên được cho là đã sa thải người đứng đầu Bộ chỉ huy Vệ binh Tối cao, lực lượng vệ sĩ chịu trách nhiệm bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, sau vụ giết người của một binh sĩ Triều Tiên đào ngũ hồi tháng trước, theo tiết lộ của một học giả Trung Quốc hôm 31.1.
Tướng Yun Jong-rin (người thứ 4 từ trái qua) trong một chuyến công du vào năm 2012 – Ảnh: NKLEADERSHIP
Ông Hu Mingyuan, phụ tá nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Bắc Á tại tỉnh Cát Lâm có chung biên giới với Triều Tiên, không cho biết đã lấy thông tin trên từ đâu, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap.
Trong bài xã luận đăng trên tờ China Daily, ông Hu cho biết nếu vụ sa thải là đúng sự thực, điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẵn sàng hướng tới một mối quan hệ nồng ấm hơn với Bắc Kinh.
Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối sau vụ một binh sĩ Triều Tiên đào ngũ sát hại 4 người Trung Quốc trong một âm mưu cướp của tại thành phố Hòa Long thuộc Khu tự trị Diên Biên sát biên giới Trung – Triều vào ngày 28.12 năm ngoái. Giới chức Trung Quốc cho biết binh sĩ giết người đã bị bắn chết trong cuộc truy bắt sau đó.
“CHDCND Triều Tiên được cho là đã sa thải tất cả các quan chức, bao gồm Bộ chỉ huy Vệ binh Tối cao của Bình Nhưỡng, được xem là có trách nhiệm về vụ một binh sĩ đào ngũ vượt biên hồi tháng trước và sát hại 4 công dân Trung Quốc trong khi toan tính cướp đoạt tài sản”, ông Hu nói.
Video đang HOT
“Nếu thông tin về việc sa thải các quan chức của Bình Nhưỡng là đúng sự thực, phải nói rằng CHDCND Triều Tiên đã có sự thay đổi thái độ mạnh mẽ”, học giả Trung Quốc nhận định.
Theo ông Hu, “bằng cách buộc giới lãnh đạo quân đội phải chịu trách nhiệm về vụ bắn giết và cướp của, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đã tìm cách không chỉ xoa dịu sự phẫn nộ của công chúng ở Trung Quốc mà còn củng cố quan hệ Trung – Triều”.
Theo Yonhap, không ai trả lời các cuộc gọi điện thoại đến trung tâm của ông Hu hôm 31.1.
Người đứng đầu Bộ chỉ huy Vệ binh Tối cao của Triều Tiên, tướng Yun Jong-rin, được nhìn thấy lần cuối vào ngày 2.12.2014, trong một bức ảnh được đăng trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Thân nhân bức xúc vì Malaysia tuyên bố MH370 là 'tai nạn'
Người thân của các nạn nhân trên chuyến bay mất tích MH370 bức xúc trước việc giới chức Malaysia tuyên bố bí ẩn này là một "tai nạn" dù không đưa ra được bằng chứng nào xác thực.
Người nhà của các nạn nhân trên MH370 phát biểu tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur hôm qua. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi không mong chờ kiểu tuyên bố này. Ngay từ đầu, chúng tôi đã được họ đảm bảo rằng sẽ cho biết moi thông tin nhưng giờ chúng tôi lại được báo tin cùng với phần còn lại của thế giới. Nhẽ ra không nên như thế", Asiaone dẫn lời Jacquita Gonzales, vợ của giám sát viên chuyến bay Patrick Gomes, nói.
Gonzales cho hay gia đình cô vẫn chưa thể chấp nhận cách giới chức đưa ra kết luận MH370 la "tai nan" khi không có bằng chứng nào cụ thể và cuộc tìm kiếm ở Ấn Độ Dương vẫn đang diễn ra.
Gonzales nằm trong số những "khách không mời mà đến" tại cuộc họp báo hôm 29/1 của Cơ quan Hàng không dân dụng Malaysia (DCA), khiến ban tổ chức phải hủy sự kiện này. Thay vào đó, tổng giám đốc DCA, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, đọc một thông báo được phát trên sóng truyền hình.
Grace Subathirai, con gái của hành khách Ann Daisy, nói rằng cô từ chối nhận tiền bồi thường.
"Họ nói họ đưa ra tuyên bố đó là vì lợi ích của các gia đình để chúng tôi có thể nhận bồi thường", cô nói. "Nhưng cách họ xử lý cuộc họp báo, khi chúng tôi được xem là khán giả chính, cho thấy họ không thực tâm mong muốn lợi ích tốt nhất cho chúng tôi".
American Sarah Bajc, người có bạn trai là Philip Wood trên chuyến bay, cũng đặt câu hỏi DCA đã làm cách nào để rút ra kết luận MH370 là một "tai nạn".
"Vài tháng trước, họ vẫn tin rằng nguyên nhân của vụ việc là do không tặc. Sao bây giờ đó lại là tai nạn?", Bajc nói.
Lee Khim Fatt, chồng của một tiếp viên trên chuyến bay, chỉ trích DCA là vô cảm khi công bố tin sốc này gần dịp Tết Nguyên đán.
"Nhiều hành khách là người Trung Quốc và việc đưa ra thông tin là thiếu tôn trọng với họ vào thời điểm này", anh nói. "Họ có thể giảm nhẹ nỗi đau bằng cách nói trước với chúng tôi".
Ông Azharuddin khẳng định tuyên bố của DCA không có nghĩa là một dấu chấm hết và cho biết quá trình tìm kiếm phi cơ mất tích vẫn diễn ra với sự hỗ trợ của Trung Quốc và Australia tại Ấn Độ Dương.
DCA dự kiến công bố báo cáo tạm thời về quá trình điều tra vụ việc vào ngày 7/3, một ngày trước dịp kỷ niệm một năm xảy ra thảm họa MH370. Chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh với 239 người trên khoang.
Anh Ngọc
Theo VNE
Tổng giám đốc ngân hàng trẻ nhất Trung Quốc bị điều tra Mao Hiểu Đông, tổng giám đốc ngân hàng Minsheng bị cách chức và điều tra vì nghi ngờ liên quan đến Lệnh Kế Hoạch, cựu chánh văn phòng trung ương Đảng Trung Quốc đang bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng. Mao Hiểu Đông trong một hội nghị của ngân hàng Minsheng. Ảnh: Caixin. Caixin hôm nay dẫn lời một nguồn tin...