Triều Tiên bị nghi vận hành nhà máy cô đặc uranium
Ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động vẫn diễn ra ở Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan, chứng tỏ Triều Tiên vẫn thúc đẩy chương trình hạt nhân.
Ảnh vệ tinh của công ty Maxar Technologies chụp vào tháng 3 cho thấy nhiều hoạt động diễn ra tại Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan ở tỉnh Hwanghae Bắc của Triều Tiên, nơi sản xuất “bánh vàng”, loại bột uranium thu được từ các dung dịch lọc và là tiền chất chế tạo nhiên liệu hạt nhân.
Ngoài các dấu hiệu về hoạt động sản xuất “bánh vàng”, ảnh vệ tinh còn cho thấy các thùng chứa và chất thải hóa học dạng lỏng và rắn trong một cái ao của nhà máy, hai chuyên gia về Triều Tiên Joseph S. Bermudez Jr. và Victor Cha nói trên kênh NBC ngày 29/5. Các chuyên gia cho biết báo cáo đầy đủ, dự kiến được công bố vào tháng 6, sẽ cho thấy các công trình mới tại nhà máy.
Ảnh vệ tinh Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan ngày 22/3. Ảnh: Maxar.
Victor Cha, từng là cố vấn về vấn đề Triều Tiên của cựu tổng thống Mỹ George W. Bush, nhận định việc nhà máy cô đặc uranium ở Pyongsan tiếp tục hoạt động cho thấy “nỗ lực không ngừng nghỉ của Triều Tiên để phát triển năng lực hạt nhân, bất chấp ba hội nghị thượng đỉnh đã diễn ra” cùng nỗ lực đàm phán của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/5 thảo luận cùng các quan chức quốc phòng về việc củng cố kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa tin các quan chức bàn về “các chính sách mới nhằm tăng thêm khả năng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước, đưa lực lượng vũ trang chiến lược vào tình trạng cảnh báo cao”, “tăng khả năng răn đe các lực lượng nước ngoài đang đe dọa”.
Trump nói hồi tháng 3 cho biết đã gửi cho Kim Jong-un lá thư đề nghị hợp tác đối phó với Covid-19. Lá thư được đánh giá là một phần trong nỗ lực “tấn công quyến rũ” của Trump, song Triều Tiên không có dấu hiệu sẽ làm những điều Mỹ mong đợi và từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15, tháng 11/2017. Ảnh: KCNA.
Các cơ quan tình báo của Mỹ đánh giá Kim Jong-un không bao giờ tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân. Dù đã ngừng thử hạt nhân, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục nâng cấp kho vũ khí hạt nhân mà Washington nhận định có thể đe dọa lục địa Mỹ.
Các công trình tại Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan là ví dụ cho cam kết của Triều Tiên về chương trình hạt nhân, các chuyên gia nói. Ảnh vệ tinh năm 2015 cho thấy cơ sở đã được mở rộng và các chuyên gia cho rằng những hình ảnh mới cho thấy nhà máy sẽ được mở rộng thêm nữa.
“Việc phá dỡ Nhà máy Cô đặc Uranium Pyongsan phải là một phần thiết yếu cho bất cứ thỏa thuận ‘tháo dỡ toàn bộ, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược’ nào giữa Mỹ và Triều Tiên”, Bermudez và Cha viết trong bài phân tích do Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố.
“Nhà máy có vị trí quan trọng với lãnh đạo Triều Tiên, cũng như các chương trình nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân nước này. Thực tế chứng minh điều này khi nguồn nhân lực và tài chính hạn chế được phân bổ liên tục để chủ động duy trì, tân trang hoặc hiện đại hóa nhà máy từ năm 2003, thậm chí từ khi nó bắt đầu được xây dựng”, các chuyên gia viết.
Các chuyên gia cho biết uranium “bánh vàng” có thể được làm giàu để chế tạo vũ khí hạt nhân, nhưng cũng có thể dùng làm nhiên liệu cho lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm của cơ sở nghiên cứu khoa học hạt nhân ở Yongbon. Lò phản ứng tại cơ sở này có khả năng sản xuất plutonium cấp vũ khí để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Bật mí về người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên
Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tìm cách nâng cao vị thế quốc tế của ông, một người gần như luôn bên cạnh ông Kim trong các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới không ai khác chính là em gái ông, bà Kim Yo Jong.
Bà Kim Yo Jong được xem là cánh tay phải đắc lực của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Sự xuất hiện thường xuyên của bà Kim Yo Jong bên cạnh nhà lãnh đạo Triều Tiên đã mang một ý nghĩa mới trong những ngày gần đây, khi hàng loạt tin đồn về vấn đề sức khỏe của ông Kim Jong-un nổi lên. Nhiều người cho rằng, bà Kim Yo Jong là ứng viên tiềm năng nhất có thể thay ông Kim Jong-un điều hành Triều Tiên, ít nhất là cho đến khi các con ông trưởng thành, đủ sức gánh vác trọng trách.
Giống như anh trai và phần lớn các thành viên còn lại trong gia đình họ Kim, có rất ít thông tin chi tiết về đời tư của Kim Yo Jong và đời sống thường ngày của bà. Và đây là những gì chúng ta biết về bà cho tới thời điểm này.
Giống như nhiều thành viên trong gia đình, tuổi chính xác của bà Kim Yo Jong rất khó xác định. Nhưng bà được cho là ở độ tuổi 30, có khả năng sinh năm 1989.
Bà là con út của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il và người vợ tên Ko Yong Hui, một cựu vũ công.
Bà cũng từng được giáo dục Thụy Sĩ tại cùng trường ông Kim Jong Un theo học. Nhưng bà đã trở lại Triều Tiên năm 2000. Sau đó, không rõ bà ở đâu hoặc làm gì trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2007.
Bà Kim Yo Jong là người ông Kim Jong-un tin tưởng nhất.
Sự nghiệp chính trị đối với bà Kim Yo Jong dường như là định mệnh. Ông Kim Jong Il từng khoe với các nhà ngoại giao nước ngoài vào năm 2002 rằng cô con gái út của ông quan tâm đến chính trị và háo hức làm việc trong chính phủ Triều Tiên.
Khi trưởng thành bà Kim Yo Jong đã ở sau hậu trường, giúp việc cho bố và anh trai Kim Jong-un. Bà được cho là đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp ông Kim Jong-un lên nắm quyền điều hành Triều Tiên sau khi ông Kim Jong Il đột ngột qua đời năm 2011.
Bà Kim Yo Jong gây chú ý với cộng đồng thế giới vào năm 2017 sau khi được thăng chức lên một vị trí hàng đầu trong chính phủ của anh trai mình: Đứng đầu bộ phận tuyên truyền của Đảng Lao động Triều Tiên. Bà vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh cho ông Kim Jong-un trước công chúng trong và ngoài nước.
"Vai trò của Kim Yo Jong trong chính quyền Triều Tiên không chỉ là hình thức. Bà ấy thực sự đang làm việc, bảo vệ hình ảnh của anh trai Kim Jong-un và đảm bảo rằng mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ", theo Business Insider.
Tiếp đó, bà Kim Yo Jong bước lên vũ đài chính trị thế giới vào tháng 2/2018 khi tới Hàn Quốc để tham dự Thế vận hội mùa đông ở Pyeongchang trong một chương trình ngoại giao hiếm hoi giữa Triều-Hàn. Bà đã có cái bắt tay lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.
Bà Kim Yo Jong trò chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In
Vào tháng 4/2018, bà đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đã gặp nhau tại Khu phi quân sự và bà Kim Yo Jong là người phụ nữ duy nhất trong bàn tiệc.
Mặc dù bà cố tránh xa ánh đèn sân khấu, để lại hào quang cho anh trai, nhưng rõ ràng bà Kim Yo Jong đã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối các cuộc đàm phán và đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
Bà cũng đứng cạnh anh trai khi ông Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thỏa thuận công nhận ý định phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Cô gây ấn tượng khi tháng 2/2019 tháp tùng anh trai tới Hà Nội, Việt Nam để dự hội nghị thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Trump. Bà Kim Yo Jong được cho là đóng vai trò chính trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc đàm phán của anh trai bà với ông Trump, thường xuyên tiền trạm để đảm bảo mọi thứ sẵn sàng.
Trong nhiều năm qua, bà Kim Yo Jong là một trong những người đáng tin cậy nhất của anh trai cô, và quyền lực của bà trong chế độ chỉ tăng lên và điều này làm dấy lên suy đoán rằng không có thành viên nào khác trong gia đình ngoài bà có thể tiếp quản quyền lãnh đạo nếu ông Kim Jong-un
Pompeo nói Mỹ không nắm thông tin về Kim Jong-un Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington không có thông tin về Kim Jong-un và cảnh báo về nguy cơ nạn đói ở Triều Tiên. "Chúng tôi chưa thấy ông ấy và không có bất kỳ thông tin nào để đưa ra hôm nay. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình", Pompeo hôm nay nói với Fox News khi được hỏi về...