Triều Tiên bị nghi thành lập đơn vị tên lửa đạn đạo liên lục địa mới
Truyền thông Hàn Quốc vừa trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết, Triều Tiên vừa thành lập một đơn vị quân sự mới để triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa .
Vào hồi đầu tuần, giám đốc Văn phòng tình báo quốc gia Mỹ James Clapper cho biết, Bình Nhưỡng đã mở rộng lực lượng tên lửa đạn đạo bao gồm cả hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa triển khai trên phương tiện lưu động KN-08.
Tên lửa KN-08 được cho là có tầm bắn lên tới 10.000km
Đến hôm nay (14-2), hãng tin Yonhap lại trích dẫn nguồn tin chính phủ cho biết, Triều Tiên đã thành lập lữ đoàn tên lửa KN-08, trực thuộc lực lượng chiến lược Triều Tiên. Lực lượng chiến lược Triều Tiên hiện chỉ huy 4 đơn vị tên lửa chiến thuật và chiến lược.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng cũng nhiều lần thừa nhận đang phát triển tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân đủ khả năng tấn công Mỹ.
Tên lửa KN-08 lần đầu tiên được ra mắt trong một buổi duyệt binh của Triều Tiên vào tháng 4-2012, mừng ngày sinh của cố lãnh đạo khai sinh ra nước Triều Tiên Kim il-sung.
Các chuyên gia ước tính KN-08 có tầm bắn ít nhất 10.000 km. Ngày 12-2 vừa qua, Lầu Năm Góc cho biết nếu KN-08 được thiết kế và phát triển với những công nghệ tinh vi, nó sẽ rất khó bị theo dõi.
Ngoài ra, vào hôm 7-2, Triều Tiên đã đưa thành công một vệ tinh quan sát lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy. Triều Tiên khẳng định đây là vụ phóng tên lửa hoàn toàn vì mục đích khoa học tuy nhiên, các nước như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản quan ngại rằng, đây thực chất là một phóng thử tên lửa đạn đạo.
Theo_An ninh thủ đô
Triều Tiên trên con đường trở thành cường quốc hạt nhân
Ngay từ khi Triều Tiên phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo năm 2012, các chuyên gia quân sự đã nhận định, tên lửa đẩy Unha-3 tương đương với một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có tầm phóng 10.000km.
Triều Tiên thử thành công tên lửa đẩy vũ trụ
Video đang HOT
Vào lúc 10h30 sáng ngày 7-2 (theo giờ Hà Nội), Thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin rằng, tên lửa đẩy vũ trụ của nước này đã phóng thành công, đưa vệ tinh nhân tạo quan sát Trái đất mang tên Kwangmyongsong-4 (Quang Minh Tinh, nghĩa là "Sao Sáng") vào quỹ đạo an toàn.
Cục Phát triển Hàng không - Vũ trụ Triều Tiên cho biết, vụ phóng tên lửa mang vệ tinh nói trên, nằm trong kế hoạch 5 năm phát triển hàng không vũ trụ quốc gia của nước này. Vì thế, trong tương lai Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tiến hành những vụ phóng thử tương tự.
Ban đầu, Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa trong thời gian từ 8 đến 25-2, nhưng sau đó đẩy nhanh kế hoạch này lên từ ngày 7 đến 14-2. Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) vào ngày 6-2 xác nhận, Triều Tiên đã thông báo thay đổi thời gian phóng nhưng vẫn giữ nguyên quỹ đạo của tên lửa.
Các nước láng giềng của Triều Tiên, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đồng loạt lên án vụ phóng tên lửa này, bởi họ cho rằng thực chất là Bình Nhưỡng đang lợi dụng chương trình không gian vũ trụ để che giấu mục đích thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Vụ phóng vệ tinh này của Bình Nhưỡng được cho là hành động nối tiếp thêm căng thẳng trên báo đảo Triều Tiên. Bởi lẽ ngày 6-1-2016 vừa qua, Triều Tiên tuyên bố thử thành công vũ khí nhiệt hạch, có sức công phá lớn gấp hàng ngàn lần so với vũ khí nguyên tử.
Tên lửa Triều Tiên được phóng lên và các địa điểm (khoanh đỏ) mà các tầng tên lửa rơi xuống biển
Seoul và Tokyo lập tức triệu tập phiên họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia và đề nghị Liên Hợp Quốc xử lý. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 8-2 đã mở phiên họp khẩn cấp về vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa tầm xa và nhất trí đưa ra một nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên.
Được biết, tính cả vụ phóng vệ tinh lần này, cho đến nay Bình Nhưỡng đã tiến hành 6 vụ được coi là thử tên lửa tầm xa và liên lục địa. Trong đó 3 lần liên tiếp gần đây được coi là thành công, 3 lần trước là thất bại.
Tên lửa đẩy Triều Tiên tương đương ICBM tầm phóng trên 10.000km
Vào tháng 7-2006, Triều Tiên phóng thử thất bại một tên lửa tầm xa Taepodong-2, đến tháng 4-2009, Bình Nhưỡng phóng tiếp một tên lửa 3 tầng nhưng tên lửa đã rơi xuống biển. Đến tháng 4-2012, một tên lửa đẩy 3 tầng của Triều Tiên phát nổ ngay sau khi được phóng lên.
Tháng 12-2012, Triều Tiên đã phóng thành công tên lửa đẩy 3 tầng Unha-3, đưa thành công vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo. Bộ chỉ huy phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) xác nhận, tên lửa Triều Tiên đã đưa một vật thể "giống vệ tinh" lên quỹ đạo Trái đất.
Tháng 5-2015, Bình Nhưỡng thông báo đã lần đầu tiên thử thành công một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, nhưng thế giới vẫn hoài nghi về tuyên bố này. 2 vụ phóng thử tiếp theo của tên lửa này vào ngày 21-12-2015 (thành công) và 28 (thất bại) đã xác nhận danh tính tên lửa là KN-11.
Triều Tiên ít nhất 1 lần phóng thử thành công tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm KN-11
Về vụ phóng ngày 7-2-2016, phía Nhật Bản xác nhận, tên lửa được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Sohae, bãi phóng Dongchang-ri, phía Bắc thủ đô Bình Nhưỡng và bay qua đảo Okinawa, miền nam Nhật Bản.
Bộ phận thứ nhất của tên lửa đã rơi xuống cách bán đảo Triều Tiên khoảng 150 km về phía Tây lúc 7h37. Bộ phận thứ hai và thứ ba rơi xuống phía Tây Nam biển Hoa Đông, cách bán đảo 250 km lúc 7h39. Bộ phận thứ 4 rơi xuống vùng biển Philippines vào lúc 7h45, cách Nhật Bản hơn 2.000 km về phía Nam.
Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa. Quả tên lửa được phóng ngày 7-2 tương đương với ICBM có tầm bay hơn 10.000km và có thể vươn được tới phần lục địa của nước Mỹ.
Triều Tiên phát triển ICBM trên cơ sở tên lửa đẩy
Trên thực tế, phân tích này là hoàn toàn hợp logic. Tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu 3 tầng và nguyên lý phóng vượt qua tầng khí quyển trái đất như nhau, các tên lửa liên lục địa cũng hoàn toàn có thể thay thế tên lửa đẩy vệ tinh và ngược lại.
Trên thế giới, ngay cả các cường quốc hàng không vũ trụ như Nga, Mỹ hay Trung Quốc đều phát triển theo hướng lưỡng dụng, công nghệ tên lửa đẩy và tên lửa đạn đạo có thể sửu dụng chúng trong giai đoạn sơ khai.
Năm 1957, Liên Xô phóng lên quỹ đạo vệ tinh đầu tiên của nhân loại Sputnik-1 bằng tên lửa đẩy Sputnik-PS. Đây vốn là mẫu tên lửa chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa R-7 Semyorka. Cho tới tận ngày nay, người Nga vẫn dùng các loại tên lửa đẩy "hậu duệ" của R-7, ví dụ như Soyuz-U.
Tên lửa đẩy của Triều Tiên tương đương ICBM tầm phóng trên 10.000km
Năm 1960, Mỹ đưa vào sử dụng tên lửa đẩy Delta vốn được chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung PGM-17 Thor. Thế hệ tên lửa đẩy Atlas của Mỹ cũng được chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo liên lục địa SM-65 Atlas.
Còn thế hệ tên lửa liên lục địa Đông Phong (DF) của Trung Quốc đều có tính năng so sánh tương đương, để thay thế các tên lửa đẩy Trường Chinh, dùng để phóng vệ tinh Bắc Đẩu hay các tàu vũ trụ.
Thực tế Triều Tiên cũng đi theo con đường như vậy, khi phát triển tên lửa đẩy Unha-3 (phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 năm 2012) trên cơ sở tên lửa đạn đạo tầm xa, kết cấu 3 tầng là Teapodong-2, được cho là có tầm phóng trong khoảng 5.000-6.000km.
Dòng tên lửa đẩy Unha-3 có chiều dài 30m, gồm 3 tầng động cơ. Tầng 1 là động cơ nhiên liệu lỏng cháy (trong 120 giây); tầng 2 cũng áp dụng công nghệ động cơ nhiên liệu lỏng (cháy trong 110 giây) và tầng 3 động cơ nhiên liệu rắn cháy trong 40 giây.
Do đó, có thể nhận định rằng, tuy công nghệ tên lửa nhiên liệu lỏng có lạc hậu hơn động cơ nhiên liệu rắn nhưng việc phóng thành công vệ tinh lần 2 lên quỹ đạo, Triều Tiên đã làm chủ được công nghệ tên lửa liên lục địa có tầm phóng ngang với các cường quốc hiện nay như Nga, Mỹ, Trung Quốc...
Triều Tiên đang trên con đường phát triển thành cường quốc hạt nhân
Triều Tiên trên con đường trở thành cường quốc hạt nhân
Triều Tiên có thể đã thử thành công bom nhiệt hạch (bom H), giờ lại thành công với tên lửa đạn đạo liên lục địa để làm vật mang, giống như người đã sở hữu đủ cả "súng" lẫn "đạn", có đầy đủ cơ sở để hình thành năng lực tấn công hạt nhân tầm xa.
Có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới Bình Nhưỡng sẽ nỗ lực đột phá vào công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để gắn nó lên các ICBM, hình thành yếu tố cấu thành đầu tiên và cơ bản nhất của bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược là tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Trong 2 bộ phận còn lại là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom chiến lược, Triều Tiên gần như không có khả năng chế tạo được máy bay ném bom tầm xa nhưng hiện Bình Nhưỡng đã ít nhất là 1 lần thử thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11.
Tuy chưa rõ loại tên lửa này đã đạt tầm phóng xa đến bao nhiêu nhưng chắc chắn là nó có thừa khả năng tấn công toàn bộ lãnh thổ của Nhật Bản và Hàn Quốc, đặt tất cả những căn cứ quân sự của Mỹ trên bán đảo Triều Tiên trong tầm uy hiếp hạt nhân.
Với thành công của 2 dòng tên lửa này, có thể nhận định rằng, Bình Nhưỡng đang trên con đường trở thành một quốc gia sở hữu khả năng tấn công hạt nhân cực kỳ mạnh mẽ, khiến bản đồ phân bố hạt nhân trên thế giới có thể phải điều chỉnh trong thời gian tới.
Theo_An ninh thủ đô
Hàn Quốc nói vệ tinh Triều Tiên không hoạt động Hàn Quốc cho rằng vệ tinh Triều Tiên phóng năm 2012 vẫn nằm trong quỹ đạo nhưng không hoạt động, càng tăng sức nặng cho quan điểm các vụ phóng thực chất là thử tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hình ảnh vụ phóng tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh Kwangmyongsong vào quỹ đạo năm 2012. Ảnh: KNS Triều Tiên phóng thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tàu chở container chở hàng nguy hiểm bị lật ngoài khơi Ấn Độ

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Phim Trung Quốc hay đến nỗi lập kỷ lục 22 năm mới có 1 lần, nam chính đẹp nhất thế giới không ai sánh bằng
Phim châu á
1 phút trước
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
7 phút trước
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
14 phút trước
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
20 phút trước
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
32 phút trước
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
36 phút trước
Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
1 giờ trước
Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?
Tin nổi bật
1 giờ trước
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
2 giờ trước
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
2 giờ trước