Triều Tiên bị nghi tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
Cơ quan giám sát hạt nhân Liên Hợp Quốc cho biết đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy Triều Tiên dường như đang tìm cách tái khởi động một lò phản ứng mà các chuyên gia cho rằng có khả năng sản xuất plutonium để chế tạo 10 quả bom nguyên tử.
Yukiya Amano, tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hôm
thứ Năm (28/11) cho biết IAEA tại Vienna đã tiếp tục giám sát việc phát triển
tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon, chủ yếu thông qua hình ảnh vệ tinh.
“Các hoạt động đã được quan sát tại khu vực trên phù hợp với một khả năng tái
khởi động lò phản ứng 5MW,” ông Amano phát biểu trước Ban giám đốc gồm 35 thành
viên của IAEA, ý nhắc tới lò phản ứng tại trung tâm nghiên cứu Yongbyon.
“Tuy nhiên, khi không tiếp cận được khu vực, chúng ta không thể xác định chắc
chắn liệu lò phản ứng có được tải khởi động hay không,” ông nói.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh về Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Yongbyon. (Ảnh: MKWAJAFA)
Sau đó, tại một cuộc họp báo ông Amano cho biết thêm: “các hoạt động được
nhìn thấy trong thời gian gần đây tại Yongbyon cho thấy dấu hiệu của việc thử lò
phản ứng, bao gồm hơi nước bốc lên từ các lỗ thông và nước thải được xả xuống
một con sông”.
Về mặt lý thuyết, lò phản ứng tại Yongbyong đã ngừng hoạt động trong nhiều
năm.
Triều Tiên đã phá hủy tháp làm lạnh vào năm 2008, như một bước quan trọng
trong việc ngồi vào bàn đàm phán với Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nga.
Khi Triều Tiên thông báo có kế hoạch hồi sinh lò phản ứng vào hồi tháng Tư vừa qua, các chuyên gia hạt nhân cho biết sẽ mất khoảng nửa năm để nó hoạt động trở lại nếu không bị hư hại nhiều.
Vào tháng Chín, một viện nghiên cứu tại Mỹ và một nhà chức trách Mỹ cho biết
hình ảnh vệ tình cho thấy Triều Tiên đã tái khởi động lò phản ứng hạt nhân, được
tin là có thể sản xuất đủ nguyên liệu để chế tạo 10 quả bom nguyên tử. Tuy
nhiên, các nhà phân tích tình báo nói rằng Triều Tiên chưa nắm được kỹ thuật để
triển khai các vũ khí như vậy.
(Reuters/Aljazeera)
Theo NTD
Bình Nhưỡng đang tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon?
Ngày 28-11, hình ảnh từ vệ tinh Cơ quan năng Lượng nguyên tử IAEA cho hay Triều Tiên đang tìm cách khởi động lại lò phản ứng hạt nhân gây tranh cãi Yongbyon.
Trong một bài phát biểu tại Hội đồng Thống đốc IAEA, Tổng giám Đốc cơ quan IAEA Yukiya Amano cho biết: "Quá trình quan sát chủ yếu thông qua các hình ảnh vệ tinh cho thấy nước này đang cố tái khởi động lại lò phản ứng 5 Megawatt". Tuy nhiên, "do cơ quan IAEA không thể tiếp cận phản lò ứng hạt nhân, nên chúng tôi không thể xác định được liệu lò phản ứng có thực sự hoạt động lại hay chưa".
Trước đó vào tháng 10, cơ quan tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên đã tái khởi động lại một lò phản ứng Plutonium 5MW. Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins của Mỹ cũng đưa ra thông tin tương tự.
Lò phản ứng hạt nhân Yongbyon
Lò phản ứng Yongbyon cách thủ đô Bình Những khoảng 90km, là nơi sản xuất Plutonium dùng cho chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Bình Nhưỡng đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon theo thỏa thuận của bàn đàm phán 6 bên vào năm 2007 và việc tái khởi động lại lò phản ứng này cho phép Triều Tiên bổ sung vào kho dự trữ plutonium cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, chính quyền nước này đã trục xuất các thanh sát viên IAEA khỏi lò phản ứng hạt nhân năm 2009, và từ đó đến nay Bình Nhưỡng đã từ chối sự hiện diện của IAEA tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon một lần nữa.
Vào tháng 2, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhận dưới lòng đất lần thứ ba bất chấp các Nghị Quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và việc gia tăng căng thẳng, lo ngại có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang.
Theo ANTD
Nga, Israel bất đồng về chương trình hạt nhân Iran Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã kêu gọi Nga duy trì lệnh cấm vận đối với Iran cho đến khi Quốc gia Hồi giáo này ngừng chương trình phát triển hạt nhân. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 20.11 - Ảnh: AFP Nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow hy...