Triều Tiên bị nghi phóng tên lửa đạn đạo ra biển
Quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cáo buộc CHDCND Triều Tiên ngày 27.2 phóng thử một vật thể nghi là tên lửa về phía đông.
Hình ảnh vụ phóng thử tên lửa từ tàu hỏa của Triều Tiên được công bố hồi tháng 1. Ảnh REUTERS
Reuters dẫn lại thông báo từ Tuần duyên Nhật Bản ngày 27.2 cáo buộc CHDCND Triều Tiên đã bắn một vật thể dường như là tên lửa đạn đạo ra biển. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Triều Tiên thử vũ khí trong tháng này sau khi tiến hành số vụ phóng tên lửa kỷ lục vào tháng 1.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cũng cho rằng Triều Tiên đã bắn ít nhất một “quả đạn không xác định” về phía đông nhưng không nêu rõ chi tiết.
Video đang HOT
Động thái của Triều Tiên diễn ra chưa đầy hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 9.3 ở Hàn Quốc. Các bên cũng đang lo ngại rằng Triều Tiên có thể thúc đẩy việc phát triển tên lửa trong khi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đang tập trung vào chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Ứng viên tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol tuần trước cảnh báo rằng Triều Tiên có thể coi cuộc khủng hoảng Ukraine là “cơ hội để tung ra hành động khiêu khích của riêng mình”. Ông Yoon đang là người dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử.
Vụ thử tên lửa gần nhất được Triều Tiên thực hiện vào ngày 30.1. Bình Nhưỡng đã bắn tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12, vũ khí lớn nhất được phóng từ năm 2017. Trong tháng 1, số vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, chủ yếu là tầm ngắn, cũng ở con số kỷ lục.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ đang bị đình trệ, Triều Tiên đã ẩn ý rằng nước này có thể tiếp tục thử tên lửa tầm xa hơn hoặc thậm chí là vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên tuyên bố có thể "rung chuyển thế giới" bằng các vụ phóng tên lửa
Triều Tiên tuyên bố, họ là quốc gia duy nhất có thể đối đầu với Mỹ và làm"rung chuyển thế giới" bằng các vụ thử tên lửa.
Hình ảnh được cho là vụ phóng thử tên lửa siêu vượt âm của Triều Tiên (Ảnh: Yonhap).
"Hiện nay, trên thế giới, khi nhiều quốc gia đang lãng phí thời gian ứng phó Mỹ bằng sự phục tùng mù quáng, trên hành tinh này chỉ có đất nước chúng tôi có thể làm rung chuyển thế giới bằng một vụ phóng tên lửa với tầm bắn tới lục địa Mỹ", Reuters dẫn tuyên bố trên trang chủ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 8/2.
Cơ quan này cho biết, hàng loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên đầu năm 2022 cho thấy những "thành tựu lớn" giúp tăng cường "năng lực răn đe chiến tranh" của Triều Tiên.
"Thế giới có hơn 200 quốc gia, nhưng chỉ rất ít quốc gia sở hữu bom nhiệt hạch, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa siêu vượt âm", tuyên bố nêu thêm.
Tuyên bố đề cập đến tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15, tên lửa có tầm bắn xa nhất được Triều Tiên phóng thử lần đầu tiên vào năm 2017 và được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân đến bất cứ nơi nào ở Mỹ. Tuyên bố cũng đề cập đến Hwasong-12, tên lửa mà Bình Nhưỡng nói rằng có thể bắn tới đảo Guam của Mỹ.
Giới chức Mỹ và Hàn Quốc lo ngại rằng, vụ phóng thử Hwasong-12 hôm 30/1 có thể là tín hiệu cho thấy Triều Tiên sẽ nối lại hoàn toàn việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng đã không thực hiện vụ thử nghiệm nào như vậy kể từ năm 2017.
Đầu tuần này, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ nhận định, căn cứ Hoejung-ni sát biên giới Trung Quốc có thể là nơi Triều Tiên bố trí lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. "Căn cứ tên lửa Hoejung-ni nhiều khả năng sẽ là nơi đóng quân của đơn vị cấp trung đoàn trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu loại vũ khí này chưa được biên chế trong tương lai gần, căn cứ có thể tiếp nhận tên lửa đạn đạo tầm xa", CSIS nhận định trong báo cáo công bố ngày 7/2.
Những tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra không lâu sau khi nước này tiến hành hàng loạt vụ thử tên lửa. Trong tháng 1, trong vòng chưa đầy một tháng, Triều Tiên đã thực hiện 7 vụ phóng thử tên lửa.
Giới quan sát cho biết tần suất và thời điểm của các vụ thử tên lửa liên tiếp này đều bất thường. Triều Tiên có xu hướng phóng tên lửa để đánh dấu những sự kiện chính trị trong nước quan trọng, hoặc bày tỏ phản đối các hoạt động quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong tháng 1, Triều Tiên không có ngày lễ trọng đại nào, Mỹ và Hàn Quốc cũng gần như không có hoạt động quân sự đáng chú ý.
Ông Ankit Panda, chuyên gia của Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Mỹ, cho rằng các vụ phóng này là cách để Triều Tiên phát đi thông điệp rằng, các ưu tiên quốc phòng của Triều Tiên sẽ không bị bỏ bê bất chấp những khó khăn về kinh tế.
Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ linh hoạt hơn trong vấn đề Triều Tiên Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân kêu gọi Mỹ có quan điểm linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu muốn đạt đột phá. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và nhiều nước khác phản đối một tuyên bố chung của Hội đồng Bảo an LHQ do Mỹ soạn...