Triều Tiên: “Bên miệng hố chiến tranh” để củng cố quyền lực
Nhiều nhà phân tích cho rằng những tuyên bố hiếu chiến của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un nhằm củng cố quyền lực được thừa kế theo kiểu “cha truyền, con nối”.
Quân đội Triều Tiên được lệnh sẵn sàng chiến đấu.
Jasper Kim, sáng lập của Nhóm nghiên cứu toàn cầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Seoul, nói: “Trên hết và quan trọng nhất, những lời đe dọa đó là hướng về những người nghe ở Triều Tiên. Bởi vì không có sự hỗ trợ của quân đội, ông Kim sẽ không tồn tại lâu dài. Do đó, ông phải giành được sự ủng hộ của giới tướng tá”. Ông nói thêm đó là một điều khó khăn đối với Triều Tiên, nơi tuổi tác “quả là một vấn đề”. Ông Kim Jong-un được cho là mới 29 tuổi.
Peter Hayes, giám đốc Viện Nautilus có trụ sở tại San Francisco, cho biết cũng có một cuộc tranh luận đang diễn ra bên trong ban lãnh đạo Triều Tiên về tương lai đất nước. Một bên muốn Triều Tiên là một “nhà nước có vũ khí hạt nhân được cộng đồng quốc tế công nhận” và đó chính là động cơ của các vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân vừa qua. Bên kia là Bộ Ngoại giao và Ban quốc tế của Đảng Lao động Triều Tiên muốn đàm phán để thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.
Một tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ “thanh kiếm” hạt nhân, nếu Mỹ vẫn duy trì thái độ thù địch. Có thể coi đây là một tín hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân, với những điều kiện thỏa đáng.
Video đang HOT
Victor Cha, giám đốc Nghiên cứu châu Á tại Đại học Georgetown, nói với CNN rằng kể từ năm 1992, Bình Nhưỡng thường khiêu khích quân sự trong vòng 14 tuần cầm quyền đầu tiên của các vị tân Tổng thống Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun-hye nhậm chức vào ngày 25/2 và “đồng hồ bắt đầu đếm ngược” kể từ ngày đó.
Hầu hết các nhà quan sát cho rằng Bình Nhưỡng còn phải mất nhiều năm nữa mới có trong tay công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp vào tên lửa đạn đạo. Việc phóng một vệ tinh nhỏ lên quĩ đạo xem ra không khó khăn bằng việc lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đẩy, phóng hành công và đánh trúng mục tiêu đã định.
Tuy nhiên, nhà phân tích Lewis, người điều hành blog Arms Control Wonk, nói rằng Triều Tiên có thể đã “tiến thêm một bước” so với hai vụ thử không mấy thành công trước đây và đang cố gắng thu nhỏ vũ khí hạt nhân. Ông cho rằng Triều Tiên đang thiết kế đầu đạn hạt nhân có trọng lượng dưới 1.000kg, nhưng vẫn chưa đủ nhỏ gọn để lắp vào tên lửa và bắn sang tận lãnh thổ Mỹ.
Theo ông, Lầu Năm Góc chưa phát hiện ra thực tế này và mới đây đã thông báo sẽ triển khai thêm tên lửa đánh chặn trên mặt đất trên bờ biển phía Tây nước Mỹ do lo ngại Triều Tiên đã triển khai một tên lửa tầm xa mà nước này từng khoe tại một cuộc diễu binh năm 2012. Ông Lewis cho rằng thông báo triển khai thêm tên lửa phần nào phản ánh sự quan ngại của Mỹ.
Chỉ có điều vũ khí hạt nhân không phải là tất cả, khi Triều Tiên có rất nhiều vũ khí thông thường – trong đó có tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm với hàng nghìn cây số cũng như hàng chục nghìn khẩu pháo, bệ phóng tên lửa và xe tăng. Seoul nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí đó và Triều Tiên từng đe dọa nhấn chìm thủ đô của Hàn Quốc trong “biển lửa”.
Một trận pháo kích của Triều Tiên có thể giết chết hàng chục nghìn ở Seoul, trước khi Hàn Quốc và Mỹ có thể đánh trả. Nhưng việc pháo kích đồng nghĩa với phát động một cuộc chiến tranh mới với Hàn Quốc, với kết cục là Triều Tiên sẽ bị bại trận.
Nhà phân tích Lewis nói: “Triều Tiên chỉ có dự trữ nhiên liệu chưa đầy 30 ngày và không có khả năng tiếp liệu. Nước này chỉ có thể tiến hành chiến tranh trong một thời gian rất ngắn vì không thể đi bộ đến chiến trường”.
Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và cho máy bay B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân bay trên không phận Hàn Quốc. Động thái này gợi nhớ đến Chiến tranh lạnh và nhà phân tích Hayes nhận định đây quả là là “chiến thuật thông minh nhưng chiến lược ngu ngốc”. Ông nói thêm rằng người Triều Tiên sẽ cảm thấy có lý khi sở hữu vũ khí hạt nhân bởi vì chính Mỹ cũng đang chơi trò hạt nhân với họ.
Theo vietbao
Tuyên bố chiến tranh của Triều Tiên do lỗi dịch thuật?
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, tuyên bố đang trong "tình trạng chiến tranh" vớiHàn Quốccủa CHDCNDTriều Tiêncó thể đã được dịch sai.
Ông Kim Jong Un cùng các tướng lĩnh nghiên cứu tình hình Mỹ đưa máy bay B-2 sang tham gia tập trận - Ảnh: KCNA
Theo đó, ngày 30-3, hầu như tất cả các tờ báo trên thế giới đều dẫn lại thông tin được Hãng thông tấn nhà nước KCNA của CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này đang trong "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc, và tất cả những vấn đề giữa hai nước sẽ được xử lý theo giao thức thời chiến.
Cũng trong ngày 30-3, hãng tin AFP của Pháp trích dẫn tuyên bố của CHDCND Triều Tiên: " Tình trạng đình chiến giữa hai miền Triều Tiên đã chấm dứt".
Tuy nhiên, vào cuối ngày 30-3, hãng tin RIA Novosti của Nga đã đưa ra một nhận định khác, theo đó tuyên bố chiến tranh của CHDCND Triều Tiên có thể bị dịch nhầm. Rất có thể một bản dịch bị nhầm của KCNA có thể là nguồn gốc của tuyên bố chiến tranh này.
Theo RIA Novosti, tuyên bố gốc ban đầu của CHDCND Triều Tiên có thể là: "CHDCND Triều Tiên sẽ hành xử theo quy tắc chiến tranh nếu như bị chiến tranh, và kể từ lúc đó, hai miền Nam - Bắc Triều Tiên sẽ bước vào tình trạng chiến tranh" ("in accordance with wartime laws" if attacked, and that "from that time, North - South relations will enter a state of war")".
RIA Novostis cũng dẫn thông tin từ Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap trích dẫn nguồn tin quân sự giấu tên nói rằng "không có sự dàn quân hay bố trí lực lượng đặc biệt nào từ phía CHDCND Triều Tiên được quan sát, ngoài những lời lẽ đe dọa".
Vào ngày 29-3, CHDCND Triều Tiên đã đưa các lực lượng tên lửa chiến lược của mình vào vị trí sẵn sàng và hướng về phía các căn cứ quân sự của Mỹ và Hàn Quốc để trả đũa việc Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình B-2 sang tập trận với Hàn Quốc.
Theo vietbao
Nhật sẽ biến Senkaku/Điếu Ngư thành "pháo đài bất khả xâm phạm" Trung Quốc liên tục điều tàu hải giám tới Senkaku/Điếu Ngư khiến Nhật buộc phải "tung" thêm nhiều vũ khí hiểm tới bảo vệ khu vực này. Đáp lại việc tàu Trung Quốc xuất hiện với mật độ dày đặc, Nhật Bản đã quyết định chuyển 4 tàu khu trục Akizuki mang số hiệu 116 cũng đã được chính thức bàn giao cho...