Triều Tiên: Bế mạc Đại hội Đảng
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, ngày 13-1, Đại hội lần thứ 8 Đảng Lao động Triều Tiên đã bế mạc, thông qua nghị quyết về thực thi đầy đủ các nhiệm vụ đặt ra trong báo cáo công tác của Ủy ban trung ương Đảng.
Nghị quyết đặt ra các mục tiêu mới trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, văn hóa, xã hội và quản lý nhà nước…, hướng tới xây dựng xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Triều Tiên. Việc triển khai các mục tiêu được đưa ra tại Đại hội tiếp tục được thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) Triều Tiên, khai mạc ngày 17-1 tới.
Trung Quốc: Xây dựng hành lang kinh tế với Mi-an-ma
Trong chuyến thăm Mi-an-ma, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có các cuộc gặp Tổng thống nước chủ nhà Uyn Min, Cố vấn Nhà nước Xan Xu Chi. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc – Mi-an-ma (CMEC). Trung Quốc khẳng định tiếp tục ủng hộ Mi-an-ma theo đuổi con đường phát triển phù hợp điều kiện của đất nước, trước mắt cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19, hỗ trợ Mi-an-ma ứng phó đại dịch.
Video đang HOT
An-giê-ri: Thúc đẩy hợp tác với Nam Phi
Tại cuộc gặp Tổng thống nước chủ nhà trong chuyến thăm Nam Phi, Bộ trưởng Ngoại giao An-giê-ri X.Bu-ca-đum nhấn mạnh cam kết của An-giê-ri trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, cũng như phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Nhân chuyến thăm, giới chức hai nước rà soát một loạt hiệp định hợp tác song phương và thảo luận việc triển khai Hiệp định thương mại tự do châu Phi (AfCFTA), vốn được kỳ vọng tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư nội bộ châu Phi.
I-ran: Tập trận ở vịnh Ô-man
Truyền thông I-ran đưa tin, ngày 13-1, quân đội I-ran khởi động diễn tập tên lửa tầm ngắn tại vịnh Ô-man. Tham gia cuộc tập trận hai ngày này, có tàu phóng tên lửa Zereh và chiến hạm Makran do I-ran sản xuất. Trước đó, I-ran cũng tổ chức diễu hành hải quân ở vịnh Péc-xích, với sự tham gia của hơn 700 tàu chiến và tàu quân sự các loại. Các hoạt động diễn tập quân sự được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa I-ran và Mỹ chưa lắng dịu.
Vương quốc Anh và Việt Nam kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do, thắt chặt quan hệ song phương
Ngày 11-12, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh Liz Truss và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (FTA).
Hiệp định song phương này sẽ giữ nguyên các lợi ích trong quan hệ thương mại hiện tại giữa Vương quốc Anh với Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam.
Theo đó, 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. Từ năm 2010 đến năm 2019, thương mại song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam đã tăng gấp ba lần, lên tới 5,7 tỉ bảng Anh và sẽ ngày càng được nâng cao khi thuế xuất nhập khẩu được xóa bỏ.
Đàm phán hiệp định FTA kết thúc khi Vương quốc Anh và Việt Nam vừa kỷ niệm 10 năm Quan hệ Đối tác Chiến lược. Thỏa thuận này sẽ định hướng cho mối quan hệ song phương được tăng cường mạnh mẽ trong thập kỷ tới.
Lễ ký kết biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (Ảnh: BCT)
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss chia sẻ: "Vương quốc Anh và Việt Nam có chung cam kết chiến lược đối với thương mại toàn cầu và tự do hóa giao dịch vốn và đầu tư. Tôi rất vui mừng cùng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do song phương này. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo tinh liên tục cho mối quan hệ thương mại năng động và ngày càng tăng trưởng giữa hai quốc gia.
Thỏa thuận Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chinh thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ của Vuong quốc Anh với Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện để chúng tôi tăng cường mối quan hệ với 11 nền kinh tế năng động trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dưong, mang lại nhiều cơ hội hơn cho Vương quốc Anh, cho nền kinh tế cũng như người dân Anh."
Kết thúc đàm phán FTA tại Hà Nội, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss và Bộ trưởng Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã ký một tuyên bố chung về FTA trong đó nêu rõ những quyền lợi của doanh nghiệp sẽ được tiếp tục khi thuế xuất nhập khẩu giảm; cơ hội tiếp cận nhiều hơn đến các dịch vụ; các sản phẩm thiết yếu của Anh và Việt Nam sẽ được bảo hộ. Khi FTA được áp dụng hoàn toàn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi có thể tiết kiệm lên tới 114 triệu Bảng Anh tiền thuế xuất khẩu. Đối với Vương quốc Anh, con số này là 36 triệu Bảng Anh.
Trong chuyến thăm Hà Nội vào ngày 11 tháng 12, Bộ trưởng Truss cũng có cuộc chào xã giao với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ lời cảm ơn vì sự ủng hộ của Thủ tướng đối với Hiệp định Thương mại Tự do Vương quốc Anh - Việt Nam. Bà cảm ơn Chính phủ Việt Nam - một thành viên sáng lập của CPTPP - vì sự ủng hộ đối với nguyện vọng của Anh xin gia nhập CPTPP, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm của mình. Bộ trưởng Liz Truss cũng chia sẻ về Cam kết Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDCs) công bố mới đây của Vương quốc Anh tập trung vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, trong bối cảnh Vương quốc Anh sẽ là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26) vào năm tới. Bộ trưởng Truss khuyến khích các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đồng hành cùng Vương quốc Anh để đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn về biến đổi khí hậu.
Bộ trưởng cũng gửi thông điệp này đến Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc Hội Việt Nam Vũ Hồng Thanh và bày tỏ Vuơng quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo.
Trước khi tới Việt Nam, Bộ trưởng Truss đã có chuyến thăm đến Singapore vào Thứ Năm, ngày 10 tháng 12 để ký một thỏa thuận thương mại tiếp nối tương tự với Singapore,
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss cho biết: "Thỏa thuận thương mại với Singapore và Việt Nam vô cùng quan trọng đối với Vương quốc Anh khi Anh chính thức trở thành quốc gia hoạt động thương mại độc lập. Những thỏa thuận này không chỉ giúp duy tri hoạt động thương mại trị giá hàng tỉ Bảng Anh mà còn là tiền để cho các thỏa thuận tiếp theo nhằm hỗ trợ Anh gia nhập CPTPP, thể hiện các thế mạnh của Vương quốc Anh và xác định vai trò của Anh trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới."
EU và ASEAN chính thức nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN và EU tái khẳng định những giá trị và lợi ích chung làm nền tảng cho 43 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN-EU, hi nhận bản chất toàn diện và nhiều mặt của mối quan hệ đối tác năng động hiện nay. Các đại biểu tham gia hội nghị trực tuyến. (Ảnh: ASEAN) Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 1/12,...