Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa ra biển
Giới chức Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã bất ngờ phóng một tên lửa tầm ngắn vào sáng nay.
Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap dẫn lời Bộ tổng tham mưu quân đội Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã phóng một tên lửa tầm ngắn chưa xác định từ bãi thử tại Wonsan, thành phố ở bờ biển phía Đông nước này hướng về phía Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là biển Đông) vào khoảng 9h sáng ngày 4/5 (giờ địa phương).
“Triều Tiên đã phóng một tên lửa từ thị trấn ven biển phía Đông Wonsan theo hướng đông vào lúc 9h06 hôm nay”, thông báo của JCS cho biết.
Hiện JCS đang phối hợp cùng quân đội Mỹ để phân tích chi tiết về vụ thử tên lửa.
Wonsan là một trong những nơi đặt bãi thử tên lửa chủ chốt của Triều Tiên, thường được sử dụng để thử tên lửa đạn đạo và tập trận pháo binh quy mô lớn.
Video đang HOT
Theo Danviet
Triều Tiên có đủ sức bắn rơi tiêm kích F-35 Hàn Quốc mua của Mỹ?
Không quân Hàn Quốc mới tiếp nhận 2 tiêm kích tàng hình F-35A từ Mỹ và dự kiến sẽ có 10 chiếc vào cuối năm nay.
Tiêm kích tàng hình F-35 vừa có khả năng không chiến, vừa mang theo bom tấn công mặt đất.
Tờ National Interest đặt câu hỏi rằng liệu các chiến đấu cơ mới sẽ đóng vai trò ra sao trong phi đội máy bay Hàn Quốc, cũng như việc F-35 uy lực như thế nào khi đối đầu với không quân Triều Tiên.
Không quân Hàn Quốc hiện đang sử dụng nhiều máy bay do Mỹ sản xuất, bao gồm hàng trăm chiếc KF-16C và khoảng 60 chiếc F-35K. Các máy bay KF-16C được nâng cấp để tương thích với các mẫu tên lửa đối không tầm xa của Mỹ như AIM-120C-5 và AIM-120C-7.
Chiến đấu cơ KF-16C trang bị tên lửa đối không tầm xa vượt trội hoàn toàn so với các máy bay của không quân Triều Tiên.
Triều Tiên hiện chủ yếu sử dụng các tiêm kích MiG-21 và chiến đấu cơ J-7. Hai mẫu máy bay này ngày nay đầu đã lỗi thời, chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn.
Theo các chuyên gia, KF-16C chỉ cần phóng tên lửa tầm xa và giữ khoảng cách là mục tiêu sẽ tự bị tiêu diệt. Trong trường hợp không chiến tầm gần, kỹ năng của phi công là yếu tố quan trọng.
Triều Tiên hiện sở hữu một số lượng hạn chế các tiêm kích MiG-29. Đây được coi là vũ khí uy lực nhất, nhưng vẫn tỏ ra lép vế so với KF-16C và tên lửa tầm xa.
Để dội bom các mục tiêu ở Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15K trang bị bom dẫn đường bằng laser hoặc bom hạng nặng.
Vậy tiêm kích tàng hình F-35 đóng vai trò gì khi vừa có thể tấn công mặt đất, vừa có thể đối đầu với máy bay Triều Tiên?
Theo National Interest, câu trả lời có thể nằm ở cảm biến. F-35 có cảm biến tối tân hàng đầu và dùng để ngắm bắn mục tiêu đối phương. Trong điều kiện tác chiến điện tử, những máy bay thông thường hoàn toàn bị "mù" còn F-35 vẫn ngắm bắn được mục tiêu.
Tiêm kích F-35A phóng tên lửa tầm xa.
Tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên cũng có công nghệ cảm biến quang điện, nhưng xuất hiện từ những năm 1980 nên độ phân giải thấp và không nhạy như các thế hệ cảm biến mới nhất.
Trong môi trường tác chiến hiện đại, việc lực lượng quân đội sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử gần như là điều bắt buộc, theo National Interest.
Đây cũng là cách để không quân Triều Tiên với trang bị ít ỏi hơn có thể gây khó dễ cho máy bay Hàn Quốc. Đó là lý do Hàn Quốc cần đến các tiêm kích F-35A tối tân.
Nhược điểm của F-35 là việc mang vũ khí hạn chế vì phải giấu vũ khí trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình. Vậy nên Hàn Quốc sẽ vẫn phải sử dụng các chiến đấu cơ thông thường trong đội hình tiêm kích F-35.
Trong trường hợp các máy bay thông thường bị chiến đấu cơ Triều Tiên bắn rơi, Hàn Quốc sẽ vẫn có tiêm kích F-35 trên bầu trời để đóng vai trò quyết định.
Tờ National Interest kết luận, việc Triều Tiên có khả năng bắn rơi F-35 hay không còn tùy thuộc vào cách Hàn Quốc sử dụng chiến đấu cơ này. F-35 không mạnh như tiêm kích "chim ăn thịt" F-22 nên thường chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Nếu Hàn Quốc để các máy bay này tiếp cận quá gần máy bay Triều Tiên thì khả năng bị bắn rơi vẫn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Máy bay "đánh hơi tên lửa" bất ngờ xuất hiện gần Triều Tiên sau 2 năm Mỹ đã đưa máy bay trinh sát chuyên phát hiện tên lửa đạn đạo đến Nhật Bản, động thái được cho là nhằm chuẩn bị cho khả năng Triều Tiên thử tên lửa trở lại. Máy bay trinh sát uy lực của Mỹ đã quay trở lại Nhật Bản. Theo Sputnik, máy bay RC-135S còn được gọi là Cobra Ball, đã hạ cánh...