Triều Tiên bất ngờ “mắng” Trung Quốc nhu nhược
Sau chiến dịch truy quét đồng nhân dân tệ ở biên giới, Triều Tiên lên tiếng công kích Trung Quốc quyết liệt.
Trong thời gian gần đây, có vẻ như mối quan hệ đồng minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc đang ngày càng xuống dốc. Hôm qua, Triều Tiên đã có một động thái chưa từng có tiền lệ khi công khai “mắng” Bắc Kinh là “nhu nhược” sau khi mở chiến dịch truy quét việc sử dụng tiền nhân dân tệ ở khu vực biên giới Triều Tiên và hạn chế người qua lại biên giới.
Động thái trên diễn ra sau nhiều tháng Trung Quốc thực thi lệnh “cấm vận ngầm” về xăng dầu khiến quân đội Triều Tiên rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu nghiêm trọng, buộc nhiều sĩ quan cấp cao phải đạp xe đi làm.
Tình trạng thiếu nhiên liệu khiến nhiều quan chức Triều Tiên phải đạp xe đi làm (Ảnh minh họa)
Hôm thứ Hai, Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực của Triều Tiên bất ngờ đưa ra những lời đả kích đầy cay độc, trong đó lên án “một số quốc gia nhu nhược đã mù quáng nối gót Mỹ và tìm cách thông đồng với Park Geun-hye (Tổng thống Hàn Quốc)…”.
Cũng trong tuyên bố này, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên lên tiếng bảo vệ những vụ thử tên lửa gần đây của họ, coi đây là biện pháp để nâng cao “khả năng tự vệ” của mình.
Những tuyên bố trên của Triều Tiên rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc, nước vừa ủng hộ việc Hội đồng Bảo an lên án vụ thử tên lửa tầm ngắn của Bình Nhưỡng hồi tuần trước. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có chuyến công du tới Hàn Quốc nhưng lại hoàn toàn phớt lờ Triều Tiên.
Video đang HOT
Suốt 5 tháng nay, Trung Quốc đã chấm dứt việc vận chuyển dầu tới Triều Tiên, và quan hệ thương mại song phương giữa hai nước cũng sụt giảm đáng kể. Bầu không khí tại các đặc khu kinh tế của Triều Tiên giáp biên giới với Trung Quốc trở nên ảm đạm bất thường.
Theo các nguồn tin trong đặc khu kinh tế Rajin-Sonbong, gần đây, lực lượng an ninh Triều Tiên đã mở một chiến dịch quy mô lớn truy quét hành vi tàng trữ, sử dụng đồng nhân dân tệ trái phép.
Công nhân Triều Tiên tại đặc khu kinh tế Rajin-Sonbong
An ninh Triều Tiên bắt giữ những “cò đổi tiền” chỉ chuyên buôn bán tiền nhân dân tệ và USD mà không chịu chấp nhận đồng won của Triều Tiên với lý do “Trung Quốc là kẻ thù lớn của Triều Tiên”.
Tuy nhiên, chiến dịch truy quét này đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của các “cò đổi tiền” khiến một nhân viên an ninh bị đâm chết. Thủ phạm đâm chết nhân viên an ninh này sau đó đã bị lực lượng an ninh Triều Tiên bắn chết.
Căng thẳng leo thang tại khu vực từng được coi là biểu tượng cho quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia đồng minh đến mức đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Liu Hongcai phải đích thân tới khu vực này và kêu gọi mọi người bình tĩnh.
Trong nửa đầu năm nay, số người Triều Tiên sang Trung Quốc cũng đã giảm đáng kể và Triều Tiên đã gọi về toàn bộ công nhân mà họ cử sang Trung Quốc làm việc để thu hút ngoại tệ.
Ông Park Hyung-joong, chuyên gia tại Viện Thống nhất Hàn Quốc cho rằng, sự giận dữ này của Triều Tiên là biện pháp đáp trả chính thức đối với việc Bắc Kinh phản đối vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng cũng như chuyến thăm của ông Tập tới Seoul.
Chuyến thăm Hàn Quốc của ông Tập Cận Bình hồi tháng trước khiến Triều Tiên giận dữ
Vì Triều Tiên vẫn khăng khăng theo đuổi chương trình hạt nhân của mình nên mối quan hệ giữa hai nước sẽ không thể cải thiện trong thời gian tới, chuyên gia này nhận định.
Trong khi đó, Triều Tiên đang ngày càng tỏ ra “thân mật” hơn với Nga. Hôm thứ Bảy, truyền thông Triều Tiên đã kêu gọi tăng cường mối quan hệ Nga-Triều nhân dịp kỷ niệm 14 năm ngày cố Chủ tịch Kim Jong-il và Tổng thống Nga Vladimir Putin có một cuộc gặp quan trọng.
Còn hôm 11/7 vừa rồi, đúng dịp kỷ niệm ký hiệp ước hữu nghị giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, báo chí Triều Tiên không hề đăng tải bất cứ tuyên bố chính thức nào của lãnh đạo nước này.
Hồi tháng Năm, Nga đã quyết định xóa 10 tỉ USD tiền nợ cho Triều Tiên nhân dịp một nhà ngoại giao cấp cao của Nga tới thăm Bình Nhưỡng. Trong năm vừa qua, kim ngạch thương mại giữa Triều Tiên và Nga tăng tới 37,3%, đạt mức 104 tỉ USD.
Theo Vietbao
Hồng Kông rầm rộ chuẩn bị biểu tình đòi tự bầu lãnh đạo
Một cuộc biểu tình đòi dân chủ được cho là lớn nhất tại Hồng Kông kể từ sau khi đặc khu này được trao trả cho Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 1.7, với hàng trăm ngàn người tham gia.
Một người dân Hồng Kông (giữa) tham gia bỏ phiếu tại cuộc trưng cầu dân ý không chính thức diễn ra vào ngày 29.6 - Ảnh: AFP
Cuộc biểu tình được lên kế hoạch sau khi một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức đề xuất tiến hành bầu cử lãnh đạo của đặc khu Hồng Kông vào năm 2017 theo tiêu chuẩn dân chủ quốc tế đã thu hút gần 800.000 người tham gia, theo AFP.
Được biết, Trung Quốc đòi hỏi ứng viên cho chức vụ lãnh đạo Hồng Kông trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017 phải do một ủy ban gồm các thành phần thân Bắc Kinh chọn ra và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.
Các nhà tổ chức kỳ vọng sẽ có hơn 500.000 người tham dự cuộc biểu tình ngày 1.7 trong bối cảnh người dân Hồng Kông đang lo lắng trước việc ảnh hưởng của Bắc Kinh tại đặc khu kinh tế ngày càng gia tăng.
Ngày 1.7.1997 cũng là ngày Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, với thỏa thuận Hồng Kông được hưởng quy chế đặc khu hành chính có quyền tự trị cao ít nhất đến năm 2047, hay còn gọi là thỏa thuận "1 quốc gia, 2 chế độ".
AFP cho biết lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Hồng Kông đã gia tăng vào tháng 6, thời điểm Bắc Kinh công bố "sách trắng" khẳng định chính phủ Trung Quốc có toàn quyền với đặc khu kinh tế này.
"Niềm tin của người dân đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Tôi cho rằng sẽ có nhiều người xuống đường", AFP dẫn lời ông Johnson Yeung, một trong các nhà tổ chức cuộc biểu tình.
Theo TNO
TQ: 50.000 người bỏ phiếu đòi dân chủ cho Hong Kong Người dân Hong Kong ngày càng bức xúc trước việc Bắc Kinh không ngừng mở rộng quyền kiểm soát đối với thành phố này. Ngày 20/6, giới lãnh đạo Trung Quốc đang vô cùng lo ngại khi hàng chục ngàn người tham gia vào một cuộc bỏ phiếu trên mạng để đòi dân chủ cho đặc khu kinh tế Hong Kong ngay trong...