Triều Tiên bắt gián điệp Hàn Quốc
Triều Tiên hôm nay 7/11 cho hay nước này đã bắt giữ một gián điệp Hàn Quốc khi người này đang định dùng “các nhân tố không trung thực” để làm bất ổn hệ thống xã hội của Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) giới chức an ninh gần đây đã bắt được một đặc vụ của cơ quan tình báo Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng. KCNA dẫn lời người phát ngôn của Bộ an ninh nhà nước Triều Tiên cho hay người đàn ông đã thú nhận tới Bình Nhưỡng bất hợp pháp, qua một nước thứ ba.
“Điều tra ban đầu cho thấy ông ta tham gia vào hoạt động gián điệp và xây dựng âm mưu chống Triều Tiên ở một nước giáp giới với Triều Tiên gần 6 năm, trong khi giả làm người cuồng tín”, KCNA cho hay.
Cũng theo KCNA, người gián điệp này vào Triều Tiên “để thu thập các nhân tố không trung thực và sử dụng chúng nhằm gây bất ổn hệ thống xã hội Triều Tiên”.
“Điều này rõ ràng chứng minh cho quy mô hoạt động chống Triều Tiên của nhóm con rối bảo thủ”, hãng thông tấn cho biết.
Video đang HOT
Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn ở trong tình trạng chiến tranh kể do cuộc xung đột 1950-1953 chỉ kết thúc bằng một hiệp định ngừng bắn.
Kể từ năm 1953, hàng ngàn người bị cho là điệp viên của Triều Tiên cũng bị bắt ở Hàn Quốc. Phía Triều Tiên thỉnh thoảng cũng công bố bắt giữ công dân Hàn Quốc vì bị cáo buộc làm gián điệp.
Trung Anh
Theo AFP
Đại học Malaysia trao bằng tiến sỹ danh dự lãnh đạo Triều Tiên
Một trường đại học tư tại Malaysia đang gây xôn xao khi cho biết đã trao bằng tiến sỹ kinh tế danh dự cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia cũng đã thay mặt ông Kim tiếp nhận.
Ông Kim Jong Un (giữa) thị sát công trình khu trượt tuyết đèo Masik
Theo hãng tin AP, quyết định trên có thể khiến đại học HELP của Malaysia bị chỉ trích bởi Triều Tiên hiện vẫn nằm trong nhóm các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Đại học HELP, được thành lập năm 1986, là một trường có tiếng tại Malaysia về đào tạo chuyên ngành kinh tế và tâm lý học. Tên đầy đủ của trường là Higher Education Learning Philosophy.
Trong thông báo được trường này đưa ra, "một buổi lễ đơn giản" để đánh dấu sự kiện này đã được tổ chức hồi đầu tháng 10 tại đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Kuala Lumpur. Thay mặt ông Kim Jong Un, đại sứ Triều Tiên tại Malaysia đã tiếp nhận tấm bằng.
Sự kiện này không thu hút nhiều sự chú ý tại quốc gia Đông Nam Á này nhưng đã được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin ngắn.
Đã có một số ý kiến chỉ trích quyết định này của HELP trên các mạng xã hội tại Malaysia sau khi thông tin này được tạp chí Foreign Policy tại Mỹ đăng tải với sự ngạc nhiên.
Chủ tịch của HELP Paul Chan khẳng định trong một thông báo hồi tuần này rằng quyết định này nhằm "tạo ra một cầu nối với người Triều Tiên" bằng cách sử dụng "một cách tiếp cận có tính xây dựng mềm mại".
"Để giúp đỡ Triều Tiên theo cách chúng tôi làm, đây là việc chưa ai từng thực hiện, nhưng chúng tôi hy vọng bước đi nhỏ bé của mình sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người", ông Chan viết.
KCNA đã dẫn lời vị chủ tịch HELP khẳng định ông Kim "đã có những nỗ lực cao nhất vì công tác giáo dục của đất nước và sự thịnh vượng của người dân"
Triều Tiên từ nhiều năm qua vẫn trong tình trạng thiếu lương thực và năng lượng triền miên. Theo ước tính của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, tổng thu nhập quốc dân theo đầu người của Triều Tiên năm 2011 là 1250 USD/người. Trong khi đó con số này của Hàn Quốc là 23.400 USD.
Mặc dù Bình Nhưỡng đã có những dấu hiệu cho thấy đang tìm cách cải tổ kinh tế những năm gần đây, nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát. Triều Tiên khẳng định phát triển kinh tế là một ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng ngang hàng với chương trình vũ khí hạt nhân, vốn khiến quốc gia này nhiều năm chịu cấm vận và cô lập quốc tế.
Theo Dantri