Triều Tiên bác bỏ yêu cầu ‘xin lỗi vụ đắm tàu Cheonan’ từ phía Hàn Quốc
Triều Tiên ngày 24.3 chỉ trích Hàn Quốc đã bịa đặt thông tin ‘ngư lôi Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan’ hồi năm 2010 và bác bỏ yêu cầu ‘Triều Tiên phải xin lỗi’ từ phía Hàn Quốc.
Xác tàu Cheonan được cần cẩu nâng lên khỏi mặt nước vào ngày 24.4.2010 – Ảnh: Reuters
Hai ngày trước dịp kỷ niệm 5 năm vụ đắm tàu tuần tra Cheonan của Hải quân Hàn Quốc khiến 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên (NDC) chỉ trích Hàn Quốc đã “bịa đặt” ra thông tin ngư lôi Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan.
Tàu Cheonan, chở 104 người, chìm gần biên giới trên biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ở Hoàng Hải vào ngày 26.3.2010, theo AFP.
Cuộc điều tra do Hàn Quốc dẫn đầu với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế kết luận rằng tàu Cheonan bị ngư lôi phóng ra từ tàu ngầm Triều Tiên đánh chìm, theo AFP.
Mặc dù Triều Tiên nhiều lần lên tiếng bác bỏ kết luận này, nhưng Seoul trả đũa, áp đặt lệnh cấm vận thương mại Triều Tiên kể từ ngày 24.5.2010.
Video đang HOT
Hàn Quốc khẳng định Seoul chỉ cân nhắc gỡ bỏ lệnh cấm vận sau khi Triều Tiên nhận trách nhiệm và xin lỗi vụ đánh chìm tàu Cheonan.
NDC đề nghị Hàn Quốc chấm dứt ngay lập tức lệnh cấm vận, cho rằng lệnh cấm vận này được dàn dựng dựa trên “câu chuyện bịa đặt”.
Đề nghị Triều Tiên phải xin lỗi với những điều kiện như vậy là một sự “chế nhạo không thể tha thứ được”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời người phát ngôn NDC.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia có ảnh hưởng ở Hàn Quốc đã kêu gọi gỡ bỏ lệnh cấm vận, nhưng chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye nhất quyết Triều Tiên đáp ứng điều kiện là “xin lỗi chân thành”.
Phim tài liệu năm 2013 của đạo diễn Hàn Quốc Chung Ji-Young tựa đề Project Cheonan (tạm dịch: Dự án Cheonan) đã kích ngòi làn sóng tranh luận gay gắt khi nội dung phim đưa ra những lý giải khác về vụ đắm tàu, bao gồm giả thuyết tàu đâm trúng rạn san hô hoặc va chạm với một tàu ngầm lạ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bán đấu giá bức thư của người sống sót trong vụ đắm tàu Titanic
Một bức thư đầy căm phẫn của một hành khách sống sót trong vụ đắm tàu Titanic gửi cho người bạn của mình ở New York (Mỹ) được bán đấu giá trong tuần này với giá 11.875 USD, theo CNN.
Bức thư bà Duff-Gordon gửi cho bạn mình - Ảnh chụp màn hình The Telegraph
Bức thư của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Lucy Duff-Gordon được viết ngày 27.5.1912, sáu tuần sau khi tàu Titanic đâm vào một tảng băng trôi và bị chìm.
Bức thư dường như muốn nói rằng bà và chồng mình, ông Cosmo Duff-Gordon, đã không được chào đón sau khi được cứu thoát khỏi vụ đắm tàu.
"Theo cái cách mà nước Anh đối xử với chúng tôi khi trở về thì cứ như chúng tôi đã làm gì sai khi được cứu sống vậy. Điều này đáng xấu hổ lắm sao?", bà Duff-Gordon viết.
Nhà thiết kế thời trang Lucy Duff-Gordon - Ảnh chụp màn hình The Telegraph
Nhà thiết kế thời trang nổi tiếng London và chồng bà, nam tước người Scotland, đã sống sót nhờ thuyền cứu sinh. Chiếc thuyền này chỉ chở 12 hành khách trong khi nó có thể chứa được 40 người.
Trong số 2.220 hành khách trên tàu Titanic, chỉ dưới 1/3 là được cứu sống. Hàng trăm người đã có thể sống sót nếu tất cả các thuyền cứu sinh được tận dụng và chở đầy.
Ông Cosmo bị cáo buộc đã hối lộ cho các thuyền viên để chèo thuyền đi nhanh hơn thay vì cố gắng cứu thêm những người khác. Tuy nhiên tin đồn vợ chồng Duff-Gordon ngăn các thủy thủ cứu những người khác chưa bao giờ được chứng thực.
Vụ đắm tàu lịch sử Titanic - Ảnh: AFP
Một cái tách và đĩa từ tàu Titanic cũng đã được bán với giá 13.750 USD trong đợt này.
Uyên Lê
Theo Thanhnien
Triều Tiên vượt mặt Mỹ về số lượng tàu ngầm Triều Tiên sở hữu hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới, vượt mặt cả Mỹ, theo thống kê của một trang mạng có trụ sở tại New York, Mỹ. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một chuyến thị sát tàu ngầm. Trang Business Insider (BI) cho biết, Triều Tiên có tổng cộng 78 tàu ngầm, trong khi Mỹ chỉ có 72...