Triều Tiên bác bỏ tin cung cấp đạn dược cho Nga, lên án Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này cung cấp đạn dược cho Nga đồng thời lên án việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (giữa) chủ trì phiên họp Bộ Chính trị của Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng ngày 30/11. Ảnh: Yonhap/ TTXVN
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 23/12 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này gọi cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là “vô căn cứ”.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng Triều Tiên đã vận chuyển đạn dược, bao gồm cả đạn pháo, tới Nga bằng tàu hỏa vào tháng trước. Nhà Trắng ngày 22/12 cáo buộc Triều Tiên đã hoàn tất đợt chuyển giao vũ khí ban đầu cho một công ty quân sự tư nhân của Nga.
KCNA dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Việc truyền thông Nhật Bản đưa tin sai sự thật rằng CHDCND Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga là trò đánh trống lảng lố bịch, không đáng để bình luận hay giải thích”.
“Triều Tiên vẫn không thay đổi lập trường nguyên tắc của mình về vấn đề ‘giao dịch vũ khí’ với Nga, điều chưa bao giờ xảy ra”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, đồng thời đánh giá chính Mỹ đang “đem đến đổ máu và hủy diệt tại Ukraine qua việc cung cấp vũ khí sát thương cho nước này”.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin Nhà Trắng cáo buộc công ty quân sự tư nhân của Nga Wagner, đã nhận vũ khí và tên lửa từ Triều Tiên để giúp củng cố sức mạnh của Nga ở Ukraine. Chủ sở hữu của Wagner – ông Yevgeny Prigozhin phủ nhận cáo buộc đồng thời khẳng định này là “tin đồn và suy đoán”.
Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng chỉ trích nỗ lực của Mỹ trong việc đưa ra tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới nhất của nước này.
Video đang HOT
Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế, Triều Tiên đã thử số lượng tên lửa nhiều chưa từng có trong năm nay, bao gồm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế để có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Triều Tiên nhiều lần khẳng định các vụ phóng tên lửa là nhằm đáp trả các cuộc tập trận quân sự do Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tiến hành.
Lý do khiến phương Tây nói Nga thiếu vũ khí dùng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine
Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine kéo dài, các nguồn tin phương Tây cho rằng Nga đang dần cạn vũ khí, đạn dược. Trong khi đó, phía Nga bác bỏ thông tin này.
Theo trang oilprice.com, cơ sở để phương Tây nhận định Nga thiếu đạn dược, vũ khí là dựa trên dữ liệu tình báo của Estonia, phân tích từ của Mỹ về khả năng Nga mua đạn pháo từ Triều Tiên, thỏa thuận mua vũ khí Nga - Iran, động thái Belarus chuyển vũ khí cho Nga...
Đại tá Margo Grosberg. Ảnh: Ken Mrk/ERR
Theo trang news.err.ee, Đại tá Margo Grosberg, Giám đốc trung tâm tình báo Lực lượng Phòng vệ Estonia (EDF), cho rằng các lực lượng vũ trang Nga đã sử dụng gần 2/3 số đạn dược ở Ukraine. Ông Grosberg nói thêm rằng tình trạng giảm dự trữ đạn dược của Nga đã khiến các đơn vị Nga tấn công ít hơn trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, ông Grosberg cho rằng Nga dường như vẫn có đủ đạn dược để thực hiện các hoạt động hạn chế trong một tháng nữa hoặc lâu hơn, miễn là họ sử dụng nguồn cung cấp một cách tiết kiệm. Bộ trưởng Quốc phòng nói thêm rằng Nga rất có thể đang dự trữ đạn dược để sử dụng trong các cuộc tấn công tiếp theo vào mùa xuân.
Trước đó, đầu tháng 11/2022, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng Mỹ có thông tin cho thấy Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng đáng kể đạn pháo. Ông Kirby nói Triều Tiên đang tìm cách che giấu số vũ khí này bằng cách chuyển chúng qua các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi. Mỹ đang theo dõi để xem liệu các lô hàng có được phía Nga nhận hay không.
Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh tư liệu: KCNA
Một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên gọi những cáo buộc này là tin đồn và cho biết Triều Tiên chưa bao giờ có giao dịch mua bán vũ khí với Nga. Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời quan chức này: "Chúng tôi coi những động thái như vậy của Mỹ là một phần nỗ lực thù địch nhằm làm hoen ố hình ảnh CHDCND Triều Tiên trên trường quốc tế bằng cách viện dẫn nghị quyết trừng phạt bất hợp pháp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm vào Triều Tiên".
Trong thực tế, những khó khăn nghiêm trọng về vận chuyển tiếp tục xảy ra các tuyến đường sắt xuyên Siberia và Baikal-Amur. Do đó, nguồn đạn dược ổn định từ Triều Tiên tới Nga là khó có khả năng xảy ra.
Trong khi đó, việc chuyển giao vũ khí từ Iran sang Nga ổn định hơn nhiều so với các nguồn khác. Ngoài máy bay không người lái Shahed-136, có thể thấy binh lính Nga sử dụng các thiết bị khác của Iran trên chiến trường. Khi Nga cấp phép cho các tàu Iran đi qua Kênh Volga-Don, có thể dự báo Iran sẽ tăng cung cấp đạn dược cho Nga.
Ngày 18/10, hãng tin Reuters cho biết Iran và Nga đã thống nhất một thỏa thuận bán tên lửa, máy bay không người lái cho Nga. Thỏa thuận được đưa ra ngày 6/10 khi Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber, hai quan chức cấp cao Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao đến thăm Moskva để đàm phán với Nga về việc chuyển giao vũ khí.
Máy bay không người lái của Iran. Ảnh: Reuters
Một trong hai nhà ngoại giao Iran nói trên cho biết: "Người Nga đã yêu cầu thêm máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo đã nâng độ chính xác từ Iran, đặc biệt là dòng tên lửa Fateh và Zolfaghar".
Một quan chức phương Tây được báo cáo tóm tắt về vấn đề này đã xác nhận thông tin trên, cho biết đã có một thỏa thuận giữa Iran và Nga về vấn đề cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn đất đối đất.
Nhà ngoại giao Iran nói trên bác bỏ khẳng định của các quan chức phương Tây rằng việc chuyển giao vũ khí nói trên là vi phạm nghị quyết năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông này nói: "Vũ khí được sử dụng ở đâu không phải là vấn đề của người bán. Chúng tôi không đứng về phía nào trong cuộc khủng hoảng Ukraine như phương Tây. Chúng tôi muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng thông qua các biện pháp ngoại giao".
Về nguồn vũ khí từ Belarus, tổ hợp công nghiệp - quân sự Belarus - Nga cũng gây thêm áp lực cho Nhà máy thép Byelorussian và các doanh nghiệp khác của Belarus khi ngày càng có nhiều đơn đặt hàng liên quan đến các sản phẩm quân sự.
Trước đó, hồi tháng 6, tờ Ukrainska Prava đưa tin Belarus cung cấp đạn dược để Nga dùng ở Ukraine và lô hàng mới nhất gồm 20 toa tàu chở vũ khí được gửi từ Belarus đến Nga.
Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine đã dự đoán rằng Belarus có thể cung cấp cho Nga các thiết bị quân sự và đạn dược và rằng Nga có thể triển khai các vũ khí và thiết bị đó để tăng cường cho các đơn vị quân đội trên mặt trận Donetsk hoặc Kherson.
Các động thái hợp tác giữa Nga và các đối tác nói trên là cơ sở để phương Tây cho rằng Nga đang thiếu vũ khí và cần mua từ bên ngoài.
Về phần mình, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết ông đã nhiều lần bắt gặp tuyên bố của các nhà phân tích phương Tây cho rằng Nga sẽ sớm cạn kiệt trang thiết bị quân sự và vũ khí. Ông nhắn nhủ phương Tây không nên hy vọng về điều đó. Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Dmitry Medvedev tuyên bố hôm 24/1: "Tiến độ sản xuất vũ khí và thiết bị đặc biệt đang tăng gấp nhiều lần, từ xe tăng đến pháo, tên lửa chính xác cao và máy bay không người lái".
Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, gần 7 tỷ người có thể tử vong Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân... đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp. Tính từ thập niên 1980 thì thời điểm hiện nay,...