Triều Tiên bác bỏ báo cáo về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
Bộ Ngoại giao của CHDCND Triều Tiên vào hôm 21.2 đã lên tiếng bác bỏ báo cáo về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và cáo buộc rằng báo cáo này là một “sự thêu dệt hoàn toàn” do Mỹ và các nước đồng minh dựng lên.
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un – Ảnh: Reuters
Báo cáo của Ủy ban Điều tra Triều Tiên (COI) công bố hồi đầu tuần này cho rằng cần đưa giới lãnh đạo Triều Tiên ra tòa án quốc tế để xét xử về những tội ác chống lại nhân loại.
Thông tấn xã KCNA (Triều Tiên) dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích: “Cái gọi là Ủy ban Điều tra Triều Tiên được thành lập một cách dối trá hồi năm 2013 bởi Mỹ và bè lũ của nó… Chúng tôi không bao giờ thừa nhận cơ quan này ngay cả khi nó có tồn tại”.
“Cái gọi là bản báo cáo về nhân quyền được cái ủy ban bù nhìn đó tạo ra chỉ toàn là những thứ được bịa ra bởi các lực lượng thù địch, bọn tội phạm trốn khỏi quê nhà và lũ côn đồ khác. Chúng tôi dứt khoát bác bỏ thứ này”, quan chức ngoại giao Triều Tiên cho hay.
Ông này cũng cho rằng tuyên bố đòi đưa các lãnh đạo Triều Tiên ra tòa quốc tế là “viển vông”.
“Đây là một sự khiêu khích cực kỳ nguy hiểm và có động cơ chính trị nhằm gây khó dễ cho chính quyền của chúng tôi”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên nói.
Video đang HOT
Ngoài ra, ông này còn tố cáo Mỹ “là quốc gia xâm phạm nhân quyền tồi tệ nhất” khi giết hại người vô tội thông qua cả tấn công trực tiếp và can thiệp gián tiếp, và việc nghe lén có hệ thống đối với người dân, kể cả của nước mình.
Washington đã vi phạm một cách có hệ thống việc nghe lén và giám sát không chỉ đối với chính người dân của mình, mà còn cả các nước khác, theo quan chức Triều Tiên.
Theo TNO
Việt Nam khẳng định cam kết thúc đẩy quyền con người
Nếu nỗ lực đảm bảo quyền con người của Việt Nam không có kết quả thì chúng ta không thể được quốc tế ghi nhận. Với những người còn định kiến về nhân quyền ở Việt Nam, cách tốt nhất họ nên tới Việt Nam để chứng kiến thực tế chúng ta đã làm được.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí chiều ngày 18/2 liên quan đến Phiên trình bày báo cáo và đối thoại Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II (UPR) của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đầu tháng 2 vừa qua.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí chiều ngày 18/2
Xin Thứ trưởng cho biết những điểm chính trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam tại Phiên rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II (UPR) về tình hình thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và tự do cơ bản tại Hội đồng LHQ?
Báo cáo đã đề cập rõ những nỗ lực của chúng ta trong việc thực hiện một cách có kết quả 96 khuyến nghị mà chúng ta đã chấp thuận từ năm 2009.
Điểm nổi bật nhất là chúng ta đã hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, các chế độ cơ chế chính sách liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Thứ 2, chúng ta đã thực hiện tốt những mục tiêu về thiên niên kỷ trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục y tế. Thứ 3, chúng ta đảm bảo tốt hơn quyền tự do cơ bản cho người dân và đặc biệt chú ý đến nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương, đồng thời cũng tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế liên quan đến quyền con người.
Chúng ta được bầu với số phiếu rất cao vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Chúng ta cũng tham gia thêm nhiều công ước quốc tế về quyền con người, tiến hành đối thoại về nhân quyền thường niên với nhiều đối tác cũng như đóng góp vào cơ chế nhân quyền của ASEAN.
Một số đoàn đã nhận xét báo cáo UPR Việt Nam là tuyên bố chân thực về cam kết về quyền con người.
Sau khi Việt Nam trình bày báo cáo, các nước đã đưa ra nhiều khuyến nghị với Việt Nam. Xin Thứ trưởng cho biết các khuyến nghị của các nước tập trung vào vấn đề gì và có điểm gì mới so với các khuyến nghị năm 2009? Quan điểm của Việt Nam về các khuyến nghị này là gì?
Có 106 nước đã tham gia đối thoại và rất nhiều nước đưa ra các khuyến nghị, sau khi rà soát chúng ta đã nhận được 227 khuyến nghị và điểm mới so với chu kỳ 1 là các khuyến nghị lần này ngắn gọn hơn, cụ thể hơn và cũng sẽ tạo thuận lợi cho chúng ta trong quá trình thực hiện sau này.
Về cơ bản các khuyến nghị đều tích cực. Sau khi nhận được các khuyến nghị thì đoàn ta gồm 11 đại diện của bộ ban ngành đã họp và rà soát. Hầu hết các khuyến nghị đều chấp thuận được và đây là sự bổ sung hữu ích giúp ta xác định ưu tiên đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên một số khuyến nghị thể hiện định kiến và thiếu cơ sở nên không được chấp thuận.
Đến khóa họp lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng 6 tới, chúng ta sẽ chính thức thông báo chúng ta chấp nhận những khuyến nghị nào.
Trong thời gian tới những ưu tiên và cam kết của Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy hơn nữa quyền con người sẽ tập trung vào những lĩnh vực nào, thưa Thứ trưởng?
Tôi thấy có 5 lĩnh vực chúng ta cần tập trung trong thời gian tới đó là tiếp tục rà soát, sửa đổi, bồ sung văn bản luật liên quan đến quyền con người, điều chỉnh cơ chế chính sách tương thích với hiến pháp mới, đồng thời thực hiện cam kết đã nêu ra với cộng đồng quốc tế; Tiếp tục huy động nguồn lực cho những chương trình quốc gia chiến lược liên quan đến đảm bảo an sinh xã hội, nhất là với những đối tượng dễ bị tổn thương, yếu thế, người già, người tàn tật, phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc tiểu số...
Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh chống tham nhũng, quan liêu và đặc biệt mở rộng dân chủ cơ sở, tăng cường dân chủ, dân quyền và tăng cường các thể chế quốc gia đảm bảo quyền con người, hạn chế đến mức tối đa những vi phạm về pháp luật hay vi phạm về quyền của người dân; Quyết tâm hoàn thành những chỉ tiêu, mục tiêu về thiên niên kỷ về phát triển; Nâng cao công tác giáo dục và đào tạo về quyền con người...
Tại sự kiện lần này của LHQ, một số cá nhân, tổ chức cũng như các nhóm vận động về nhân quyền của người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức các hoạt động bên ngoài phiên rà soát UPR của Việt Nam. Thứ trưởng có nhận xét gì về những hoạt động này?
Trong phiên rà soát lần 1 vào năm 2009 cũng có một số hoạt động và lần này cũng có một số hoạt động như vậy. Chúng tôi đã nhận được một số thông tin một số cá nhân, một số tổ chức, nhóm của người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức một số hoạt động bên ngoài phiên rà soát chu kỳ 2 của Việt Nam.
Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền LHQ là cơ chế đối thoại và tiêu chí của cơ chế này là hợp tác, xây dựng và khách quan, đối với những ý kiến xây dựng và khách quan thì chúng tôi lắng nghe, những ý kiến còn thể hiện định kiến chưa phản ánh đúng tình hình trong nước do thiếu thông tin hay vì những lý do khác, cách tốt nhất với những người có ý kiến như vậy là nên về Việt Nam để tận mắt chứng kiến những thực tế chúng ta đã làm được trong 4 năm rưỡi qua và những thực tế đó đã được ghi nhận bởi các nước tham gia đối thoại.
Vào tháng 6 tới, Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ chính thức thông qua báo cáo của Việt Nam một số tổ chức cũng sẽ tham gia vào đối thoại đây là cơ hội để chúng ta có thể đối thoại một cách cởi mở.
Nam Hằng
(Ghi)
Theo Dantri
Trung Quốc bác bỏ báo cáo của LHQ về Triều Tiên Trung Quốc bác bỏ nội dung nhắc đến nước này trong báo cáo về nhân quyền của Triều Tiên, mô tả đây là lời "chỉ trích vô lý" nhưng không nói rõ liệu Bắc Kinh có bỏ phiếu phủ quyết hay không nếu Liên Hợp Quốc có biện pháp mạnh hơn. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh:...