Triệu Thị Hà: ‘Bạn tôi cảnh báo nên cẩn thận với Quách Ngọc Ngoan’
Hoa hậu dân tộc nói về người bạn diễn trong phim điện ảnh ‘Mỹ nhân’.
- Bộ phim điện ảnh ‘Mỹ nhân’ mà chị đảm nhận một trong những vai chính đã khiến không ít người sốc với cảnh nude trên màn ảnh. Vì sao chị quyết định trút bỏ xiêm y trong dự án này?
- Đây là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của tôi, lại là dự án phim cổ trang. Trước khi nhận lời đạo diễn Đinh Thái Thụy, tôi đã trăn trở rất nhiều vì biết trước sẽ phải nude. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết và không ít cảnh nhạy cảm trong truyện đã được ê kíp giảm bớt. Theo tôi, cảnh nude trên phim mà khán giả được xem không hề thô tục, nó chỉ lột tả vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa.
Lần đầu quyết định trút bỏ hoàn toàn xiêm y trước máy quay, thật sự tôi rất run và ngại ngùng. Dù hiện trường lúc đó chỉ có quay phim và đạo diễn nhưng vì quá run mà tôi diễn gượng gạo. Cuối cùng, cảnh quay hôm đó phải bỏ đi và ê kíp sắp xếp một ngày khác để tôi có thêm thời gian tự tin hơn.
- Khi phim ra rạp, các cảnh nude của chị và Kim Hiền được cho là thừa thãi, không có ý nghĩa, chị nghĩ thế nào?
- Tôi thì không nghĩ những phân đoạn đó là thừa thãi. Tôi đã đọc rất kỹ tiểu thuyết Mỹ nhân của Văn Lê. Trong sách, tác giả tả rất kỹ từng đường nét cơ thể của người phụ nữ thời đó. Vì thế, bộ phim cũng chỉ đang làm sống lại vẻ đẹp hình thể đó mà thôi.
Triệu Thị Hà được mọi người cảnh báo về sự đào hoa của Quách Ngọc Ngoan. Cô chuẩn bị sẵn tâm lý để không bị phân tâm trong lúc đóng những phân đoạn tình tứ với chồng cũ của Lê Phương.
- Nhân vật Thị Thừa của chị là một cô đào hát yêu say đắm vị quân vương – Quách Ngọc Ngoan đóng. Để vào vai này, chị phải học hỏi kinh nghiệm đàn, hát và múa ra sao?
- Đây là nhân vật khó với một người mới vào nghề như tôi. Tôi đã rất hoang mang vì không biết thời đó, phụ nữ ăn mặc thế nào, đi lại, ứng xử ra sao. Để làm tốt, tôi phải đọc nhiều sách nghiên cứu, tìm hiểu về bối cảnh lịch sử. Ngoài ra, tôi cũng đi học thêm đàn tranh, múa truyền thống, đồng thời tham khảo một số phim cổ trang để có thêm kinh nghiệm diễn xuất.
Dù sao, đây cũng là dự án điện ảnh đầu tay nên tôi còn nhiều hạn chế về kỹ năng. Nhưng tôi đã cố gắng hết sức để có một vai diễn trọn vẹn. Khi phim ra rạp, tôi nghe được nhiều lời khen và cũng không ít lời chê bai. Tôi đón nhận tất cả để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Đóng cặp với chị là Quách Ngọc Ngoan, nam diễn viên vướng khá nhiều tai tiếng về đời sống cá nhân. Cả hai hợp nhau thế nào đến mức Quách Ngọc Ngoan nói rằng, anh ấy đã rung động trước chị?
Video đang HOT
- Trước lúc quay, bạn bè tôi ‘cảnh báo’ rằng, anh Quách Ngọc Ngoan đẹp trai, hào hoa, khi diễn cảnh chung nên cẩn thận. Bản thân tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý để lúc diễn không bị phân tâm hay xao động trước ánh nhìn của anh ấy. Tôi rất sợ gặp phải chuyện ‘phim giải tình thật’. Tuy nhiên, khi làm việc cùng Quách Ngọc Ngoan, tôi thấy anh là người vui vẻ, hay đùa giỡn với mọi người. Trước ống kính, anh diễn nghiêm túc, nhập vai. Cũng nhờ vậy, tôi kết hợp khá ăn ý cùng anh và diễn tốt nội tâm nhân vật.
- Từ khi chuyển vào Sài Gòn định cư, chị đóng khá nhiều phim truyền hình, nhưng lại chưa có vai diễn nào thực sự nổi bật. Chị có suy nghĩ gì?
- Thực sự là tôi không suy nghĩ nhiều về điều đó. Tôi thấy xung quanh không ít nghệ sĩ tham gia phim ảnh nhiều năm, xuất hiện trong hàng loạt tác phẩm nhưng không phải ai cũng gặp may mắn nổi tiếng. Còn tôi, mới bước chân vào điện ảnh gần một năm, kinh nghiệm ít ỏi, kỹ năng diễn xuất còn hạn chế nên chưa thể mong đợi có thành quả tốt. Tôi quyết định đóng phim vì thích cảm giác được hóa thân vào những nhân vật có tính cách khác nhau. Tôi thực sự nghiêm túc với lĩnh vực này và sẽ cố gắng hết mình để chinh phục khán giả bằng chính diễn xuất. Mong mọi người sẽ cổ vũ cho tôi.
Trong ‘Mỹ nhân’, Hoa hậu dân tộc nude táo bạo. Cô thừa nhận đã rất run rẩy khi trút bỏ quần áo trước ống kính.
- Hiện tại, chị có kế hoạch gì để phát triển sự nghiệp diễn xuất?
- Tôi đang quay bộ phim Sứ mạng song sinh của đạo diễn Lê Cung Bắc. Vai này khá đặc biệt vì tôi phải đảm nhận cùng lúc cặp chị em song sinh: Minh Thư và Thùy Quân. Minh Thư là một cô gái cá tính, mạnh mẽ, biết đánh võ, còn Thùy Quân lại là cô gái hiền lành, nhu mì. Hai nhân vật có hai tính cách khác biệt là thử thách lớn với người tay ngang như tôi. Tuy nhiên, càng khó khăn bao nhiêu, tôi càng có thêm quyết tâm để làm tốt.
- Cách đây 1 năm, ồn ào việc trả vương miện đã khiến cái tên Triệu Thị Hà được công chúng chú ý. Có nhiều người cho rằng, đây là ‘chiêu’ để chị PR tên tuổi, bước chân vào thế giới showbiz. Chị phản ứng thế nào?
- Sau sự việc trả vương miện, tôi nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ phía dư luận. Tôi không ngạc nhiên lắm khi có người nghĩ rằng tôi dùng cách này để đánh bóng tên tuổi. Mỗi người có một cách nghĩ khác nhau, tôi không thể nào cấm đoán họ được. Nhưng tôi chỉ muốn nói, nếu tôi muốn tạo scandal để PR bản thân thì tôi đã dùng từ lâu lắm rồi, chứ không đợi đến bây giờ.
- Không giống với hình ảnh giản dị của cô gái dân tộc, chị dần trở nên quyến rũ, sang trọng hơn trong mỗi sự kiện. Sự lột xác ấy xuất phát từ đâu?
- Mặc dù là Hoa hậu các dân tộc Việt Nam nhưng không có nghĩa lúc nào tôi cũng gắn liền với những bộ trang phục dân tộc. Tôi muốn cho mọi người thấy hình ảnh một người phụ nữ hiện đại, năng động và quyến rũ. Cũng vì thế, tôi có ê kíp tư vấn lựa chọn quần áo và make-up.
So với một năm trước, nhan sắc Bắc Giang đã có sự lột xác ngoạn mục về hình ảnh. Cô không còn vẻ quê mùa mà ngày càng gợi cảm hơn.
- Bước chân vào showbiz ồn ào, bố mẹ chị ở quê có lo lắng cho con gái?
- Tôi nghĩ nghề nào cũng có khó khăn, đặc biệt là giới showbiz thì lại nhiều cạnh tranh, phức tạp hơn. Ban đầu tôi chưa quen với sự bon chen nhưng dần dần đã thích nghi. Bố mẹ tôi ở Bắc Giang, không biết nhiều về làng giải trí nên từng không an tâm khi tôi quyết định chuyển vào Sài Gòn. Tuy nhiên, tôi thường tâm sự về công việc với bố mẹ để họ hiểu hơn.
Khi không vướng lịch quay phim, mỗi tháng, tôi đều cố gắng về quê ít ngày để thăm nhà. Với tôi, gia đình là chỗ dựa an toàn và thoải mái nhất. Thi thoảng, bố mẹ cũng vào Sài Gòn thăm tôi. Bản thân tôi rất muốn đưa bố mẹ vào Sài Gòn sống để tiện chăm sóc, quan tâm, nhưng hiện tại, cả hai chưa đồng ý.
Hiện tại, với nguồn thu nhập từ việc đóng phim và kinh doanh riêng, tôi chưa đến mức giàu có, nhưng cũng có khả năng giúp gia đình sửa sang nhà cửa ở quê và lo cho các em ăn học đầy đủ.
Theo VNE
"Mỹ nhân" và phận đời bi kịch của những kiếp hồng nhan
Nhân bộ phim "Mỹ nhân" ra rạp, lại nghĩ về những thân phận phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh" có thật trong lịch sử và từng nhiều lần được đưa lên màn bạc.
Dựa trên một sự kiện có thật và diễn ra trong giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam với sự phân tranh quyền lực giữa 2 chúa Trịnh - Nguyễn, bộ phim điện ảnh Mỹ Nhân là câu chuyện về cuộc chiến với số phận của 2 người phụ nữ có nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành: một Thị Thừa mỏng manh yếu đuối và một Tống Thị sắc sảo nhiều mưu mô. Trong cuộc chiến tranh quyền đoạt vị giữa các bậc quân vương, họ đã có những lựa chọn của riêng mình. Không ai ngờ, dù chỉ là 2 người phụ nữ nhỏ bé nhưng cả hai lại khiến cho giang sơn Trịnh - Nguyễn phải đảo điên liên hồi... Một lần nữa, những người phụ nữ mềm yếu chốn hậu cung lại bước vào lịch sử cùng những "chiến tích" mà bất cứ vị vua nào cũng muốn lãng quên...
Triệu Thị Hà thủ vai Thị Thừa trong "Mỹ Nhân"
Mỹ Nhân đã phần nào khơi gợi lại câu chuyện "hồng nhan bạc phận" kinh điển thông qua số phận của Thị Thừa. Lịch sử truyền lại rằng, nàng sống vào khoảng thế kỷ thứ XVII, quê ở Nghệ An, dung mạo xinh đẹp lại giỏi đàn ca hát xướng. Rồi không rõ vì lý do gì mà nàng lưu lạc vào tận trong Nam rồi hạnh ngộ với thái tử Nguyễn Phúc Tần.
Mê đắm nhan sắc và tài năng của người con gái xứ Nghệ, Phúc Tần đã dung nạp nàng làm thiếp, đưa vào phủ cùng chung sống. Tưởng đời người con gái nay đã tìm được chỗ nương dựa, ngờ đâu Phúc Tần (lúc này đã lên ngôi Chúa) trong một lần đọc sách, đọc tới điển tích vua Ngô vì yêu nàng Tây Thi mà điêu đứng, bỏ bê việc triều chính, lòng dân không yên, quan vương phản đối, bỗng nảy sinh tâm lý lo sợ bản thân mình sẽ bị chìm đắm trong tình yêu với Thị Thừa mà tái phạm lỗi lầm của người đi trước. Thế là Chúa sai Thị Thừa mang áo cho tâm phúc của ngài là Nguyễn Phúc Kiều, lại giấu bức thư trong tay áo, ngầm lệnh cho Kiều đem nàng đi dìm chết.
Triệu Thị Hà và Quách Ngọc Ngoan tái hiện câu chuyện tình của Chúa Nguyễn Phúc Tần và cô đào Thị Thừa trong lịch sử
Thị Thừa vốn chỉ là một con hát nhỏ nhoi, câu chuyện về nàng cũng chỉ là đôi ba dòng trong sách sử. Mỹ Nhân đã giúp khán giả hiểu phần nào về số phận của người đàn bà đẹp nhưng bạc mệnh này. Thị Thừa trên màn ảnh rộng do Triệu Thị Hà thủ vai, một người đẹp với những đường nét phúc hậu, tròn trịa và hiền lành đúng "chuẩn" phụ nữ Việt Nam thời trước. Dù rằng diễn xuất của cô chưa thật xuất sắc nhưng qua câu chuyện của Thị Thừa trên màn ảnh, nỗi oan khuất của người con gái năm nào nay đã được hậu thế biết đến và cảm thông nhiều hơn.
Ngược dòng lịch sử, không ít người đẹp đã phải chịu chung số kiếp với Thị Thừa. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến nàng Tây Thi thời Xuân Thu, nàng mang thân nữ nhi đi ngàn dặm tới nước Ngô, mê hoặc Ngô vương Phù Sai, tạo cơ hội cho Việt vương Câu Tiễn phục quốc và làm nước Ngô diệt vong. Công trạng oanh liệt là thế nhưng cuối cùng Tây Thi cũng không tránh khỏi cái chết, mà lại là một cái chết bí ẩn, không rõ nguyên do. Hay một trong tứ đại mỹ nhân khác là Dương Quý Phi với sắc đẹp "hoa nhường nguyệt thẹn" cũng không thể có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.
Sinh ra trong gia đình danh giá, từ bé nàng đã được học cầm kì thi họa. Mười bảy tuổi, Dương Quý Phi vào cung làm vợ của hoàng tử Lý Mạo. Nhưng về sau, nàng được cha của Lý Mạo là vua Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) sủng hạnh, mong muốn chiếm đoạt nàng làm vợ. Đáng lẽ đã có thể an hưởng phú quý bên Đường Minh Hoàng nhưng Dương Quý Phi lại tư thông với An Lộc Sơn, tiếp tay cho hắn dấy binh tạo phản. Đường Minh Hoàng đưa mỹ nhân cùng mình chạy khỏi kinh thành. Trên đường đi, quan quân gây sức ép buộc Đường Minh Hoàng phải trừ khử mầm mống tai họa là Dương Quý Phi. Nàng bị siết cổ chết ở tuổi 38.
Ở Việt Nam, không lâu sau thời của Thị Thừa cũng xuất hiện một kỳ nữ bạc mệnh khác là Đặng Thị Huệ. Thị Huệ vừa có nhan sắc lại vừa có tham vọng, chính nàng đã gây ra bao nhiêu sóng gió trong phủ chúa Trịnh và lịch sử Đàng Ngoài. Mặc dù đã thành công đưa được con trai mình lên ngôi Chúa nhưng Thị Huệ cũng chẳng được sung sướng bao lâu. Sau cuộc binh biến của quân Tam phủ, chúa nhỏ qua đời, Thị Huệ bị bắt giam, hành hạ, đánh đập. Cuối cùng Thị Huệ uống thuốc độc mà chết.
Tây Thi - Dương Quý Phi (hình minh họa) và Đặng Thị Huệ (trong phim Đêm hội Long Trì)
Tuy nhiên, nếu nhìn lại tất cả những phận hồng nhan này, chắc chắn ít người phải chịu cái chết oan khốc như Thị Thừa, bị chính tay người mình yêu thương ra lệnh hạ sát, mà lại còn vì một mối "lo xa" rất hoang đường trong khi bản thân nàng chỉ mong an phận thủ thường, không hề muốn bon chen, đấu đá, tranh giành địa vị của cải gì cho mình. Có lẽ vì thế mà cái chết của nàng trở thành "vết nhơ" trong cuộc đời của Chúa Nguyễn Phúc Tần - người được dân gian xưng tụng là Hiền Vương do tài cai trị anh minh. Lễ cầu hồn Thị Thừa ở cuối phim Mỹ Nhândường như là chút an ủi Phúc Tần dành cho vong linh người con gái vô tội mà ngài đã lỡ giết hại năm xưa, nhưng tất cả đều đã quá muộn...
Thị Thừa là điển hình cho một thân phận phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh"
Theo Zen / Trí Thức Trẻ
'Mỹ nhân' vượt qua scandal phục trang in hình vua sư tử Trở thành trò cười trước giờ ra rạp khi in hình "Vua sư tử" trên trang phục, nhưng bộ phim dã sử Việt không phải là một "tác phẩm thảm họa" như người ta tưởng. Gây nhiều tranh cãi liên quan đến khâu phục trang, cộng thêm đề tài lịch sử khô khan, dàn diễn viên không phải là những cái tên bảo...