Triệu tập người làm giả văn bản UBND TP Cần Thơ cho ‘nghỉ học hết tháng 3′
Công an TP Cần Thơ triệu tập thanh niên làm giả văn bản của lãnh đạo TP ‘cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3′ gây bão dư luận mấy ngày qua.
Lê Thanh Huy (thứ 3 từ trái sang) làm việc với Công an TP Cần Thơ – Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 2-3, Công an TP Cần Thơ triệu tập Lê Thanh Huy (28 tuổi, ngụ phường 5, TP Vĩnh Long, hiện ở trọ đường Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Ninh Kiều, TP Cần Thơ), người trực tiếp sửa nội dung công văn ban hành ngày 15-2 của UBND TP Cần Thơ thành “công văn” cho học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn TP Cần Thơ nghỉ học đến hết tháng 3-2020 để phòng chống dịch COVID-19.
Tại cơ quan công an, Huy khai tối 29-2 dùng điện thoại chụp hình công văn ngày 15-2 trên cổng thông tin điện tử của Trường đại học Y dược Cần Thơ, sau đó dùng máy tính sửa nội dung văn bản này.
Cụ thể, Huy sửa ngày phát hành công văn từ 15 sang 29 và sửa ngày nghỉ học từ hết tháng 2 sang hết tháng 3-2020.
Sau khi sửa, Huy gửi văn bản giả vào các group zalo “Lien Quan”, “Loi Nhoi”, “Lam San Nhi” mục đích “chọc ghẹo” các thành viên trong các nhóm này. Tuy nhiên, văn bản giả trên lập tức lan truyền rất nhanh trên các mạng xã hội nên lãnh đạo UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo Công an TP và Sở TT-TT TP vào cuộc điều tra.
Hiện Công an TP Cần Thơ đang phối hợp với Sở TT-TT TP Cần Thơ xử lý vụ việc.
Video đang HOT
Theo Tuổi trẻ
Nơi kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học, nơi muốn đi học lại
TP.HCM kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên đến hết tháng 3, trong khi một số tỉnh như Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang muốn học sinh đi học lại từ đầu tháng 3.
Giáo viên các trường tiểu học, THCS ở Q.4, TP.HCM tập huấn "Giải pháp phục vụ công tác dạy và học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học phòng chống COVID-19" - Ảnh: NHƯ HÙNG
Ngày 20-2, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản kiến nghị kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, sinh viên, học viên đến hết tháng 3 và điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020.
Văn bản trên đề gửi Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, bộ trưởng Bộ GD-ĐT và bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội.
An toàn và sức khỏe cho học sinh hàng đầu
Trong đó, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - thương binh và xã hội các nội dung sau: Chỉ đạo thống nhất trong cả nước về việc cho phép kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến hết tháng 3-2020; điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020, tiếp tục học kỳ II từ tháng 4 đến tháng 7-2020; dời kỳ thi THPT quốc gia đến cuối tháng 7. Được biết năm trước kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 25 đến 27-6.
Văn bản trên cũng nêu rõ trước tình hình diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh COVID-19, trong đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chưa có dấu hiệu ổn định trong thời gian ngắn sắp tới. Với tinh thần đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho học sinh luôn phải đặt lên hàng đầu và nhằm giúp các địa phương, đơn vị, cơ sở giáo dục chủ động trong việc xây dựng triển khai đồng bộ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020, UBND TP.HCM đã có đề xuất nêu trên.
Trường học tại TP.HCM đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: THU HIẾN
Cần Thơ, Kiên Giang muốn học lại từ đầu tháng 3
Ngày 20-2, ông Nguyễn Hữu Nhân - trưởng phòng chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP Cần Thơ - cho biết đến thời điểm này địa phương vẫn chưa có ý kiến về việc cho học sinh nghỉ thêm đến hết tháng 3. Nếu trên địa bàn TP tình hình dịch bệnh ổn định như hiện nay thì sẽ cho học sinh trở lại nhập học vào đầu tháng 3-2020.
Cũng theo ông Nhân, tình hình thời tiết vào tháng 6 và 7 thường xảy ra mưa bão nên hằng năm các em nghỉ hè vào thời điểm đó khá thuận lợi. "Nếu học sinh nhập học vẫn tăng cường công tác phòng dịch và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Hiện giờ dù học sinh nghỉ học nhưng thầy cô vẫn thường xuyên vào trường vệ sinh trường lớp" - ông Nhân nói.
Trong khi đó, ông Ninh Thành Viên - phó giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang - cho biết nếu các tỉnh thành lân cận cho học sinh nhập học vào đầu tháng 3 thì Kiên Giang cũng thực hiện như vậy.
Theo ông Viên, tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn khá ổn định, không nên để học sinh nghỉ quá lâu vì không chỉ Kiên Giang mà một số tỉnh miền Tây có "truyền thống" đặc thù nếu học sinh nghỉ học quá lâu sẽ có tình trạng bỏ học, đặc biệt là học sinh tiểu học.
"Nhiều học sinh vùng sâu vùng xa theo cha mẹ đi làm ăn xa không trở về địa phương học tập. Hè năm nào chúng tôi cũng vất vả đi tận nhà để vận động trẻ đến trường. Mấy tuần nay, chúng tôi đều yêu cầu nhà trường bám sát gia đình và học sinh để các em nhập học đầy đủ..." - ông Viên bày tỏ.
Khánh Hòa: Chưa có kế hoạch kéo dài thời gian nghỉ
Ngày 20-2, bà Hoàng Thị Lý, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết kế hoạch trước mắt vẫn là cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Sở hiện chưa có đề xuất mới lên UBND tỉnh về kế hoạch kéo dài thêm thời gian nghỉ học.
"Công tác kiểm soát dịch COVID-19 ở Khánh Hòa đang rất tốt, bảo đảm an toàn cho nên trước mắt các em học sinh vẫn nghỉ học đến hết tháng 2" - bà Lý nói.
Cũng theo phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, từ khi nghỉ học đến nay sở đã đi kiểm tra 2 lần về tình hình chống dịch của các trường. Tuần tới sở sẽ tiếp tục kiểm tra thêm 1 lần nữa công tác bảo đảm an toàn vệ sinh, chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.
Cùng ngày, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Tấn Phùng cho biết toàn tỉnh Khánh Hòa hiện đã không còn ca nhiễm mới hay cách ly do yếu tố dịch tễ. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cũng đã gửi đề xuất công bố hết dịch COVID-19 và đang chờ quyết định từ Bộ Y tế.
Theo Tuổi trẻ
Cần Thơ: Điều tra công văn giả mạo cho học sinh nghỉ học hết tháng 3 UBND TP.Cần Thơ đã giao sở TT&TT, cơ quan công an kiểm tra, xử lý việc giả mạo công văn của thành phố liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học hết tháng 3. Công văn giả mạo UBND TP.Cần Thơ cho học sinh nghỉ học hết tháng 3. Ảnh: VietNamNet Liên quan đến bức ảnh "công văn của UBND TP.Cần Thơ...