Triệu tập hàng loạt đại gia dự phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Trầm Bê
TAND TPHCM đã triệu tập hàng loạt đại gia tham gia phiên tòa xét xử Trầm Bê, Phạm Công Danh sắp diễn ra. Trong đó có Trân Quy Thanh, Trần Bắc Hà, Đỗ Minh Phú, Nguyễn Hưng, Vu Bach Yên, Trần Lục Lang…
Chiều 3/7, thông tin từ TAND TPHCM, hiện nay cơ quan này đã cơ bản hoàn tất việc chuẩn bị đưa vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử vào ngày 24/7/2018. Và dự kiến phiên tòa này sẽ kéo dài tới ngày 15/8.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự TAND TPHCM) và thẩm phán Huỳnh Thị Việt Tiên cùng 2 thẩm phán dự khuyết, 3 hội thẩm nhân dân, 2 thư ký.
Đại diện Viện KSND TPHCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện KSND Tối cao gồm ông Trần Ngọc Quang và bà Nguyễn Quỳnh Lan.
Theo dự kiến phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm giai đoạn 2 diễn ra trong 3 tuần.
Trong vụ án này, đại diện 7 ngân hàng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, đại diện các công ty: TNHH TM-DV Du lịch Thiên Thanh Long Hải, TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Quỹ Lộc Việt, Nhà Hưng Thịnh… cùng 60 công ty, doanh nghiệp khác cũng được triệu tập.
Đáng chú ý, trong số gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng được triệu tập có các ông bà: Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV); Vũ Bạch Yến (Chủ tịch HĐQT CBBank), Trần Quý Thanh (Tập đoàn Nước giải khát Tân Hiệp Phát), Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng TMCP Đại Tín – TrustBank), Đỗ Minh Phú (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong – TPBank), Nguyễn Hưng (Tổng giám đốc TPBank)…
Đoàn giám định tư pháp Ngân hàng Nhà nước gồm 8 thành viên cũng được TAND TP HCM triệu tập để tham gia tố tụng.
Video đang HOT
Hiện nay đã có 64 luật sư đăng ký bào chữa cho 46 bị cáo cũng như người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới vụ án.
Trong vụ án này, ông Phạm Công Danh có 7 luật sư bào chữa là: Phan Trung Hoài, Trương Quốc Hòe, Hà Hải, Trần Minh Hải, Bùi Phương Lan, Chu Mạnh Cường, Bùi Thị Hồng Giang. Ba luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng, Phạm Ngọc Trung, Trần Quốc Khánh bào chữa cho ông Trầm Bê.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại gia Trần Bắc Hà vắng mặt trong phiên xử Phạm Công Danh
Được triệu tập tới phiên tòa vụ án VNCB giai đoạn 2 nhưng ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) không có mặt tại phiên tòa.
Chiều 8/1, phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục thẩm vấn lý lịch.
Phạm Công Danh đến tòa
Trần Bắc Hà và các cán bộ BIDV không đến tòa theo lệnh triệu tập
Ông Trần Bắc Hà được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Cụ thể ngày 24/5/2013, ông Đoàn Ánh Sáng đại diện BIDV và ông Đỗ Hoàng Linh (Phó Tổng giám đốc VNCB) ký thỏa thuận hợp tác cùng tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán. Thỏa thuận được đưa ra VNCB có khách hàng, đối tác sẽ giới thiệu cho BIDV vào chuỗi liên kết này. Phía BIDV sẽ xem xét cấp hạn mức giao dịch liên ngân hàng cho VNCB theo quy định.
Do cần tiền tăng vốn điều lệ theo đề án tái cơ cấu ngân hàng, ông Danh đến hội sở BIDV gặp ông Đoàn Ánh Sáng đặt vấn đề "sẽ giới thiệu khách hàng của VNCB sang BIDV vay vốn" kinh doanh vật liệu xây dựng. Nếu khách hàng không đủ tài sản thì VNCB sẽ dùng tài sản của mình để bảo đảm.
Được lãnh đạo BIDV chấp thuận, ông Danh chỉ đạo cấp dưới lựa chọn 12 công ty, chuẩn bị hồ sơ gửi cho nhà băng này, đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng.
Ông Đoàn Ánh Sáng đã đồng ý và xin chủ trương của Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Lục Lang và Tổng Giám đốc, ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh các nội dung về điều kiện cấp tín dụng. Khi có ý kiến này, Ban Quản lý rủi ro tín dụng Hội sở chính BIDV đã thẩm định, đánh giá rủi ro theo quy định sau đó trình ban lãnh đạo về việc phê duyệt chủ trương cho vay vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà với các công ty.
Tờ trình này được ông Trần Lục Lang ký duyệt và trình Ủy ban quản lý rủi ro đề nghị xem xét, phê duyệt chủ trương theo thẩm quyền. Ủy ban quản lý rủi ro không tiến hành họp mà lấy ý kiến từng thành viên phân ban rủi ro tín dụng thuộc Ủy ban quản lý rủi ro, sau đó lập báo cáo tổng hợp các ý kiến các thành viên phân ban rủi ro tín dụng, đầu tư và được ông Trần Bắc Hà (Trưởng phân ban) ký phê duyệt.
Ngày 3/10/2013, ông Trần Bắc Hà ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng cho 12 công ty do Danh đề xuất. Cùng ngày, ông Trần Lục Lang đã ký 12 công văn gửi bốn chi nhánh và Ban khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay thẩm định phương án kinh doanh, quyết định cho vay đối với các phương án có hiệu quả đảm bảo khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi.
Lãnh đạo BIDV các chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Sở giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã lần lượt phê duyệt và giải ngân cho các công ty của ông Danh.
Cơ quan điều tra xác định, việc ông Danh sử dụng tiền của VNCB đảm bảo cho các công ty vay tiền gây thất thoát cho VNCB hơn 2.550 tỉ đồng. Liên quan vụ việc, ông Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo (là lãnh đạo và cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định) bị cho là đã cố ý làm trái quy định, giúp sức cho ông Danh trong việc giải ngân khoản vay 430 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhiều lãnh đạo, nhân viên khác của BIDV được cơ quan điều tra xác định "có sai phạm trong việc cho các công ty của ông Danh vay" khi chỉ kiểm tra, thẩm định đánh giá tính hiệu quả của phương án kinh doanh dựa trên hồ sơ khống. Tuy nhiên, sai phạm này không gây thiệt hại cho BIDV và không có căn cứ xử lý hình sự.
Về phần ông Trần Bắc Hà, cơ quan điều tra xác định ông này đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB, chứ không cho Phạm Công Danh vay, và không biết các công ty này do Danh thành lập. BIDV đã thu đủ gốc, lãi các khoản vay.
Tương tự, ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang đã ký tờ trình phê duyệt cho 12 công ty vay vốn nhưng không đủ căn cứ xác định những người này có liên quan đến Phạm Công Danh nên không xử lý hình sự. Hồi tháng 10/2017, cơ quan điều tra đã kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với các cán bộ BIDV có liên quan.
Yêu cầu triệu tập bằng được Trần Bắc Hà tới tòa
Khi kết thúc phần xét hỏi lúc 16 giờ 30, các ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, viết tắt là BIDV), Đoàn Ánh Sáng (Phó Tổng giám đốc BIDV), Trần Lục Lang (Phó Tổng giám đốc BIDV) cùng nhiều người khác vắng mặt.
Đại diện Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố yêu cầu HĐXX phải triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang và nhiều nhân vật khác để phục vụ công tác xét hỏi, tranh luận tại tòa.
Kết thúc phần thủ tục, HĐXX lưu ý một số vấn đề: Chấp nhận cho luật sư được phép sử dụng tài liệu, chứng cứ của phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm ở giai đoạn 1; Lưu ý những tài liệu đóng dấu mật, tuyệt mật theo quy định của Chính phủ nếu luật sư khai thác vi phạm sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Xuân Duy
Theo Dantri
Tiếp tục tranh luận 4.500 tỷ đồng vụ án Phạm Công Danh Hôm nay (29.1), phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư tiếp tục tranh luận về khoản tiền 4.500 tỷ đồng... Phạm Công Danh bị áp giải về trại giam. Theo các luật sư, số tiền 4.500 tỷ đồng là tiền tăng vốn điều lệ và ông Phạm Công Danh (nguyên...