Triệu tập “bộ sậu” công ty kinh doanh vàng trái phép
Công ty Khải Thái đã huy động được khoảng 2.000 tài khoản ủy thác đầu tư với số tiền khoảng hơn 200 tỷ và chuyển tiền ra nước ngoài.
Ngày 1/10, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) phối hợp cùng Cục Cảnh sát Hình sự (C45) Bộ Công an thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp Công ty TNHH Tư Vấn Đầu tư Khải Thái (trụ sở chính tại tòa nhà Charmvit, quận Cầu giấy, Hà Nội).
Công ty do Nguyễn Mạnh Linh (SN 1987, quê Ninh Bình) đứng tên giám đốc và là phiên dịch cho Hsu Ming Jung (SN 1975, quốc tịch Đài Loan, Trung Quốc).
Tổng giám đốc Hsu Ming Jung thực hiện chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động huy động hoạt động đầu tư kinh doanh của Công ty Khải Thái.
Công ty Khải Thái có vốn điều lệ 20 tỷ đồng đã huy động vốn, ký kết hợp đồng đầu tư ủy thác với khách hành về đầu tư vàng qua tài khoản để mang lại lợi nhuận cho khách hàng.
Lời giới thiệu của Công ty Khải Thái trên website
Video đang HOT
Để cho khách hàng tin tưởng, Công ty Khải Thái quảng cáo có một đội ngũ chuyên gia ngồi tại Đài Loan để chơi vàng trên các sàn giao dịch Forex tại Quảng Đông và Hồng Kông.
Để tìm khách hàng, Công ty Khải Thái liên tục tuyển các nhân viên kinh doanh mới, đào tạo được một tuần là in card visit và hoạt động theo từng nhóm tìm kiếm khách hàng mà không hề có hợp đồng lao động. Ngoài ra nhân viên của Công ty Khải Thái còn lên mạng internet lục tìm các số điện thoại của những người bán ô tô xe máy – những người có tiền để tìm kiếm khách hàng.
Với thủ đoạn trên, Công ty Khải Thái đã huy động được khoảng 2.000 tài khoản ủy thác đầu tư với số tiền khoảng hơn 200 tỷ và chuyển tiền ra nước ngoài.
Cơ quan điều tra làm rõ, Công ty Khải Thái không thực hiện đầu tư mà chỉ thu hút vốn rồi trả lãi suất hàng hàng từ 3-3,5%.
Khám xét tại ba địa điểm của công ty, cơ quan CSĐT đã thu giữ hàng chục tỷ đồng tiền mặt, nhiều tài liệu, giấy tờ có liên quan.
Cảnh sát cũng triệu tập 5 bộ sậu của Công ty Khải Thái gồm: Giám đốc Nguyễn Mạnh Linh (SN 1987, Ninh Bình); Tổng Giám đốc Hsu Ming Jung (SN 1975, quốc tịch Đài Loan); Giám đốc điều hành Đoàn Thị Luyến (SN 1987, quê Hải Dương); Giám đốc điều hành chi nhánh tại Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội Đinh Thị Hồng Vinh (SN 1985, quê Ninh Bình) và Kế toán trưởng Trịnh Hòa Bình (SN 1975, quê Ninh Bình).
Trước đó, ngày 26/9, C45 phối hợp với C50 thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông Vũ Đức Hiếu – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư VGX và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Kế toán trưởng công ty này để điều tra hành vi kinh doanh trái phép.
Theo điều tra, dù không được phép kinh doanh vàng và những sản phẩm phái sinh từ vàng nhưng từ năm 2012 đến nay, Công ty VGX vẫn ngang nhiên mở sàn vàng, lôi kéo các nhà đầu tư tham gia.
Để tham gia sàn giao dịch vàng, nhà đầu tư phải nộp vào trước một khoản tiền ký quỹ tối thiểu là 100 USD. Khoản tiền này đảm bảo cho nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán số vàng gấp 100 lần số tiền ký quỹ.
Công ty VGX cũng đặt ra quy định phí môi giới phải trả cho chủ sàn ngay khi phát sinh giao dịch mới mức phí thấp nhất là 10.000 đồng/1 lượng vàng được giao dịch. Bước đầu, cơ quan công an đã xác định có khoảng 700 nhà đầu tư tham gia mở tài khoản tại sàn VGX với tổng số tiền giao dịch lên tới hơn 110 tỉ đồng./.
Việt Đức
Theo_VOV
Ông Chấn đòi 2 tỷ đồng bồi thường danh dự, nhân phẩm
Mới đây, trong đơn gởi lần 2 cho TAND Tối cao, ông Nguyễn Thanh Chấn muốn được Tòa bồi thường 2 tỷ đồng cho những tổn thất danh dự, nhân phẩm.
Vợ chồng ông Chấn ra về sau buổi làm việc với TAND Tối cao hôm 15-8.
Ngoài ra, ông Chấn cũng đề nghị Tòa phải tính đến những thiệt hại mà người thân ông phải chịu cùng với những phí tổn khác trong gần 10 năm ông bị ngồi tù oan. Tổng số tiền ông đòi bồi thường là hơn 9,3 tỷ đồng, nhiều hơn 122 triệu đồng trong đơn yêu cầu bồi thường lần đầu do phải trả tiền lãi ngân hàng vì cầm sổ đỏ.
Trong đơn, ông Chấn cho rằng mình bị ngồi tù oan 3.699 ngày, một ngày ở tù tính ra bằng 3 ngày lương tối thiểu chung theo Luật nên số tiền yêu cầu của ông là hơn 584 triệu đồng. "Ngoài ra, trong 10 năm ngồi tù oan, tôi còn bị bức cung, nhục hình, bị đánh đập, hành hạ. Chính vì thế ngoài mức quy định của pháp luật tôi và gia đình yêu cầu bồi thường thêm 2 tỷ đồng để bù đắp phần nào danh dự, nhân phẩm của cá nhân tôi phải chịu trong suốt 10 năm tù oan" - ông viết.
Đáng chú ý, trong đơn gởi lần này, ông Chấn không làm đơn theo mẫu như TAND Tối cao hướng dẫn trong lần gởi đầu tiên. Lý giải điều này, gia đình ông Chấn cho biết trong mẫu đơn của Tòa chỉ đề cập đến bồi thường thiệt hại đối với cá nhân ông Chấn mà không nhắc đến những thiệt hại đối với những người thân liên quan, vì vậy gia đình ông Chấn mới phải làm đơn riêng. Để bù đắp những tổn thất này, ông Chấn yêu cầu bồi thường hơn 3,6 tỷ đồng bao gồm tiền tổn thất sức khỏe và tinh thần cho mẹ, vợ và các con.
Trước đó, trong lần làm việc đầu tiên với TAND Tối cao vào ngày 15-8, Tòa đã yêu cầu gia đình bổ sung thêm những giấy tờ cần thiết và làm đơn theo mẫu chứ chưa xem xét đến nội dung lá đơn. Tuy nhiên, việc này đã làm khó cho gia đình ông Chấn vì trong 10 năm đi kêu oan, giấy tờ tài liệu đã bị thất lạc khá nhiều.
Theo NGUYỄN DÂN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Hà Nội: "Ngáo đá", giấu súng và ma túy trên xế hộp Mercedes Khi bị cảnh sát mời xuống xe, Đào Xuân Sơn vẫn trong tình trạng phê ma túy. Kiểm tra chiếc Mercedes E400 do Sơn điều khiển, cảnh sát phát hiện một khẩu súng K59, 8 viên đạn, 12 viên hồng phiến... Vụ việc được tổ công tác Y13/141-CAHN do Thượng úy Đồng Văn Bắc chỉ huy phát hiện vào khoảng 10h sáng nay,...